Chủ trương của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng và tổ chức lực lượng bộ đội đường trường sơn từ năm 1959 đến năm 1968 (Trang 66 - 79)

2.2. Chủ trương và biện pháp mới của Đảng trong việc xây dựng lực

2.2.1. Chủ trương của Đảng

* Đảng chủ trương hình thành một tổ chức làm nhiệm vụ chi viện chiến lược bằng phương thức vận tải cơ giới.

Lực lượng bộ đội đường Trường Sơn khi mới hình thành chỉ mới được biên chế một tiểu đoàn, bao gồm nhiều phân đội gùi, thồ, tổ chức vận tải thô sơ. Khi cách mạng miền Nam có bước phát triển mạnh mẽ, nhiệm vụ chi viện chiến lược cho cách mạng miền Nam ngày càng lớn. Trong khi đó, chiến tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ thực hiện với cường độ ngày càng cao, phương thức vận tải thơ sơ khơng cịn đáp ứng được yêu cầu của tình thế cách mạng mới. Chủ động, kịp thời đối phó với địch trên tuyến 559, từ sau Hội nghị chính trị đặc biệt (tháng 3 năm 1964), TƯ Đảng chủ trương: Hơn bao giờ hết hậu phương phải dồn sức cho miền Nam, chuẩn bị phát triển phương thức vận tải cơ giới. Thực hiện chủ trương của QUTƯ, Đảng ủy, Chỉ huy Đoàn 559 đã khẩn trương tổ chức lực lượng nghiên cứu phát triển phương thức vận tải cơ giới.

Trong giai đoạn 1965 - 1968, nhằm thực hiện nhiệm vụ chi viện chiến lược cho chiến trường, góp phần đắc lực giúp nhân dân miền Nam đánh bại đế

quốc Mỹ và tay sai, Đảng chủ trương hình thành một tổ chức làm nhiệm vụ chi viện chiến lược bằng phương thức vận tải cơ giới trên tuyến đường Trường Sơn.

Mùa khô 1966 - 1967, ta phát triển vận tải cơ giới trên địa bàn tây Trường Sơn. Vì hịa bình chuyển sang chiến tranh tương đối nhanh, nên ta chưa có kinh nghiệm, chưa có đủ các điều kiện để khắc phục khó khăn về cầu đường và chống trả sự đánh phá, ngăn chặn của không quân địch, dẫn đến tổn thất về người và phương tiện. Ngày 7,8 tháng 9 năm 1966, Thường trực QUTƯ đã tiến hành thảo luận tình hình vận tải cơ giới ở tây Trường Sơn. Vẫn có hai luồng ý kiến khác nhau về vấn đề áp dụng phương thức hoạt động mới trên tuyến 559. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng địch đánh phá dữ dội, không thể vận chuyển cơ giới được, phải quay về phương thức gùi thồ, tuy nhỏ nhưng chắc. Luồng ý kiến thứ hai, đặc biệt của những cán bộ đã trực tiếp chỉ huy trên tuyến cho rằng nếu gùi, thồ thì không thể theo kịp sự phát triển của chiến trường và khẳng định phải vận chuyển bằng cơ giới. Trên cơ sở phân tích tình hình, QUTƯ đã ra nghị quyết khẳng định chủ trương của Đảng: “...trong khi yêu cầu của chiến trường ngày càng lớn; Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh 559 phối hợp với các địa phương, các lực lượng chiến trường ta và bạn, sử dụng mọi biện pháp tổng hợp, từng bước phát triển vận tải cơ giới đường bộ, đường sơng là chủ yếu, đồng thời tùy tình hình cụ thể từng nơi từng lúc mà kết hợp vận chuyển thô sơ” [85,tr. 190].

Thắng lợi trong công tác chi viện chiến lược những năm tiếp theo đã khẳng định quyết tâm đưa phương thức vận tải cơ giới lên tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn là một chủ trương đúng đắn của Đảng ta. Lực lượng bộ đội Trường Sơn phải phát triển không ngừng từ quy mô nhỏ đến quy mơ lớn, từ hình thức tiểu đồn xe trực thuộc binh trạm đến trung đoàn xe cơ động trực thuộc Bộ

Tư lệnh; tổ chức lực lượng gọn và mạnh; phát huy sức mạnh tổng hợp. Phải xây dựng lực lượng Đoàn 559 thành một tổ chức vững mạnh - một tổ chức thực hiện công tác chi viện chiến lược bằng phương thức vận tải cơ giới.

* Đảng tiếp tục chủ trương xây dựng lực lượng bộ đội Trường Sơn gắn liền với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi viện chiến trường

Trong giai đoạn này, Đảng tiếp tục khẳng định chủ trương phát triển lực lượng bộ đội Trường Sơn gắn liền với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi viện chiến trường.

Trước tình hình địch đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam và mở rộng quy mô đánh phá miền Bắc, Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 11 đã nhận định: Địch tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc chính là hịng cứu vãn nguy cơ thất bại ở miền Nam... Do đó, đối với miền Bắc, việc làm có tầm quan trọng quyết định là phải tích cực chi viện cho miền Nam ở mức cao nhất. BCHTW Đảng quyết định chủ trương động viên quân và dân cả nước phát triển thế chủ động tiến cơng địch, nhanh chóng mở rộng bộ đội thường trực, tăng cường sức mạnh quốc phòng, tranh thủ sự giúp đỡ tới mức cao nhất về mặt quân sự của các nước anh em.

Tình hình cách mạng mới địi hỏi nhu cầu vận chuyển vào chiến trường ngày càng lớn, tổ chức cũ khơng cịn thích hợp nữa. Bên cạnh việc tạo những tiền đề cần thiết cho Đoàn 559 chủ động bước vào một giai đoạn thử thách mới, QUTƯ đã từng bước thu thập tình hình thực tiễn, tập trung nghiên cứu về đổi mới cơ chế tổ chức của Đoàn. Nhận thấy yêu cầu nhiệm vụ vượt quá khả năng tổ chức biên chế của Đoàn 559, ngày 3 tháng 4 năm 1965, Thường trực QUTƯ ra nghị quyết tăng cường nhiệm vụ và tổ chức của Bộ Tư lệnh 559, quyết định nâng

cấp quy mơ tổ chức Đồn 559 lên tương đương cấp Quân khu, trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Nghị quyết của QUTƯ nêu rõ: Nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Tư lệnh 559 là mở đường và tổ chức vận chuyển chi viện cho các chiến trường miền Nam và Hạ Lào. Đồng thời có nhiệm vụ bảo đảm vật chất an toàn cho các lực lượng hành quân; bảo vệ hành lang chống địch tập kích, biệt kích bằng đường bộ và đường không; phối hợp và giúp đỡ các địa phương củng cố vùng giải phóng ở dọc hành lang.

Đồn 559 có ba lực lượng chính là lực lượng mở đường mới, giữ gìn và sửa chữa đường cũ; lực lượng vận chuyển và giữ kho; lực lượng bảo vệ. Ngồi ra cịn có các lực lượng bảo đảm khác như: thông tin, quân y, sửa chữa... Các lực lượng này được huy động từ quân đội, các đơn vị của Bộ Giao thông vận tải và dân công địa phương các tỉnh; tất cả đều đặt dưới sự lãnh đạo và chỉ huy thống nhất của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh 559.

Quyết định của QUTƯ là sự kiện đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong quá trình xây dựng và phát triển của lực lượng bộ đội Trường Sơn - Đoàn 559: từ quy mơ cấp sư đồn lên quy mơ một quân khu với những nhiệm vụ chiến lược to lớn, vơ cùng khó khăn, phức tạp trên một địa bàn rất sâu và rộng. Đồng thời đây cũng là biểu hiện quy luật phát triển của lực lượng vũ trang trước yêu cầu nhiệm vụ mới.

Để tăng cường lãnh đạo theo tổ chức và nhiệm vụ mới, Bộ Chính trị chỉ định đồng chí Phan Trọng Tuệ, Ủy viên TƯ Đảng - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Đồn 559. Thượng tá Võ Bẩm làm Phó tư lệnh; Đại tá Vũ Xuân Chiêm - Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần làm Phó chính

ủy; Thượng tá Vũ Văn Đôn - Cục trưởng Cục Quản lý ô tô giữ chức Tham mưu trưởng Đoàn. Các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần trực thuộc Bộ Tư lệnh cũng được tăng cường để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Về Đảng, đồng chí Phan Trọng Tuệ được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy; các đồng chí Vũ Xuân Chiêm, Võ Bẩm, Vũ Văn Đơn, Vũ Tồn, Nguyễn An là ủy viên.

Để tập trung sức lãnh đạo tổ chức cho Bộ Tư lệnh 559, tháng 11 năm 1965 QUTƯ đề nghị Bộ Chính trị để đồng chí Phan Trọng Tuệ tạm khơng kiêm nhiệm công tác ở Bộ Giao thông vận tải, tập trung thực hiện nhiệm vụ Tư lệnh, Bí thư Đảng ủy Đoàn 559.

Trong bối cảnh Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra Miền Bắc nước ta, mạng lưới giao thông vận tải ở các tỉnh Quân khu 4 bị tắc nhiều đoạn, nhất là các con đường dẫn vào tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn. Bộ Chính trị và QUTƯ đã tăng cường chỉ đạo công tác giao thông vận tải. Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 138-CT/TƯ ngày 19 tháng 12 năm 1966 về việc tăng cường và tập trung hơn nữa sự lãnh đạo và chỉ đạo công tác giao thông vận tải, nêu rõ: “TƯ Đảng và Chính phủ đã đề ra cơng tác giao thông, vận tải hiện nay là công tác trung tâm đột xuất, có tính chất chiến lược của tồn Đảng, tồn quân, toàn dân ta” [32, tr. 334]. Đây là tư tưởng chỉ đạo lớn nhất, chung nhất của Đảng, mang tính chiến lược và là định hướng lớn cho quân và dân ta nói chung và lực lượng bộ đội Trường Sơn nói riêng trong cơng tác đảm bảo thông suốt tuyến vận tải Bắc - Nam. Nghị quyết TƯ lần thứ 12 (tháng 12 năm 1965) chỉ rõ: “Vấn đề mấu chốt là phải đảm bảo giao thông vận tải thông suốt trên những chặng đường chiến lược quan trọng. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải khắc phục mọi khó khăn để giữ vững những con đường chi viện cho miền Nam”

sức đối phó hiệu quả với chiến tranh ngăn chặn của Mỹ, Bộ Chính trị điều đồng chí Phan Trọng Tuệ trở lại cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Bộ Chính trị chỉ thị cho tuyến 559 khẩn trương chấn chỉnh toàn diện cơ chế tổ chức và lãnh đạo chỉ huy, bảo đảm tiến hành thắng lợi nhiệm vụ chi viện miền Nam và làm tốt nghĩa vụ quốc tế.

Quán triệt chỉ thị của Bộ Chính trị TƯ Đảng, để thống nhất chỉ đạo công tác vận tải quân sự, phối hợp chặt chẽ giữa tuyến trước và tuyến sau, QUTƯ và Bộ Quốc phịng quyết định chuyển Đồn 559 trở lại trực thuộc sự chỉ đạo của Tổng cục Hậu cần. Đồng chí Hồng Văn Thái - Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần được chỉ định làm Tư lệnh Đoàn 559, Đại tá Vũ Xuân Chiêm giữ chức Chính uỷ Đồn, đồng chí Nguyễn Tường Lân - Thứ trưởng Bộ Giao thơng vận tải giữ chức Phó Tư lệnh. Bộ Quốc phòng còn bổ sung cho tuyến 559 nhiều cán bộ quân sự, chính trị, nghiệp vụ; đồng thời quyết định chuyển cơ quan Bộ Tư lệnh 559 sang Tây Trường Sơn để trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy kịp thời mọi hoạt động của tuyến.

Trong khi đó, lợi dụng những tháng mùa mưa, lực lượng trên tuyến 2 và tuyến 3 rút quân, địch đã cho quân tiến hành các hoạt động nống lấn, tập kích. Địch tăng cường khơng quân mà đặc biệt là máy bay B52 ngăn chặn tuyến chi viện chiến lược, hịng làm giảm sức tiến cơng của lực lượng vũ trang ta ở miền Nam. Không quân địch đánh mạnh ra đường 12 để ngăn chặn nguồn hàng “vượt khẩu”. Khu vực ngầm Văng Mu, Tha Mé, Thà Khống trên đường số 9 trở thành trọng điểm oanh kích của khơng qn địch.

Trước sự đánh phá của địch, hoạt động vận chuyển bị ngưng trệ, bế tắc, chưa có biện pháp tháo gỡ. Kết quả vận chuyển thấp, ảnh hưởng trực tiếp tới

chiến trường. Đảng ủy, Bộ Tư lệnh 559 đã nghiêm khắc kiểm điểm những tồn tại mà QUTƯ đã nêu và đưa ra những biện pháp sửa chữa, rút kinh nghiệm với tinh thần quyết tâm cao. Lúc này, về hình thức tổ chức, lực lượng bộ đội Trường Sơn được phân công tập trung trên ba tuyến. Tuyến là đơn vị được tổ chức gồm

nhiều binh chủng hợp thành, có quyền hạn tương đương cấp lữ đồn, chịu trách nhiệm trước Bộ Tư lệnh 559 quản lý các đơn vị trên một khu vực nhất định. Sau một thời gian hoạt động, mơ hình tổ chức theo tuyến đã bộc lộ những hạn chế. Chỉ huy các cấp chỉ thực hiện công tác lãnh đạo chủ trương, không thực hiện được chức năng chỉ huy trực tiếp đơn vị. Vì vậy, về tổ chức lực lượng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh 559 quyết định phải có bước chấn chỉnh, giảm dần cấp trung gian, tiến tới bỏ cấp tuyến. Nghị quyết của Đảng uỷ Đoàn 559 ngày 16 tháng 6 năm 1965 đã khẳng định chủ trương “kiên quyết bỏ cấp trung gian... chú trọng xây dựng các binh trạm đủ sức chỉ huy mọi mặt” [79, tr. 120]. Binh trạm là loại hình tổ chức cơ sở trực thuộc Bộ Tư lệnh 559, trực tiếp quản lý điều hành nhiều đơn vị của các binh chủng hợp thành. Chỉ huy các binh trạm phải trực tiếp bám đường, kho, xe, điều khiển chặt chẽ từng ngày đêm vận chuyển. Các đồng chí trong Bộ Tư lệnh luân phiên trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo những khâu, những điểm xung yếu. Hình thức tổ chức mới đã bỏ hình thức tuyến trung gian, giảm gián tiếp để hiệp đồng, tăng cường sự lãnh dạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Đoàn 559 đối với từng trạm trên tồn tuyến. Hình thức tổ chức đó đã nhanh chóng phát huy tác dụng và ngày càng hồn thiện, thích ứng với tình hình, nhiệm vụ và phương thức hoạt động.

Ngày 29 tháng 6 năm 1966, đế quốc Mỹ đã leo nấc thang chiến tranh mới: cho máy bay ném bom một số điểm ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phịng. Trước tình hình đó, Hội đồng Quốc phòng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định những chủ trương lớn nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngày 17 tháng 7 năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi quân và dân cả nước, khẳng định một chân lý của thời đại: “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”. Đáp lại lời kêu gọi của Người, hàng chục vạn thanh niên miền Bắc đã hăng hái nhập ngũ. Tình hình đặt ra yêu cầu mới và thôi thúc cán bộ, chiến sĩ tuyến 559 cố gắng hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ mới.

Đầu tháng 10 năm 1966, Hội nghị Đảng ủy và Hội nghị Qn chính tồn tuyến 559 được tiến hành ở Cự Nẫm (tây Bố Trạch, Quảng Bình). Trên cơ sở quán triệt nghị quyết của Thường trực QUTƯ, Đảng ủy nhấn mạnh chủ trương phải tiến hành các biện pháp tổng hợp, trước hết là phát động toàn tuyến “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến” để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vận chuyển. Bộ đội Trường Sơn cần phát huy tất cả các lực lượng đánh máy bay, biệt kích để bảo vệ hành lang, bảo vệ cầu đường, bảo vệ vận tải. Lực lượng đảm bảo giao thông phải coi cầu đường là chiến trường, bám sát cầu đường... tổ chức vận chuyển phải vận dụng cách “đánh nhỏ ăn chắc” đi theo đội hình trung đội, tiểu đội là chủ yếu, đặc biệt phải tăng cường lãnh đạo chỉ huy chặt chẽ. Đảng ủy 559 giao cho các binh trạm trực tiếp chỉ huy lãnh đạo các lực lượng xe, công binh, cao xạ, giao liên trong biên chế; tăng cường cán bộ đốc chiến tại trọng điểm. Đồng thời, công tác lãnh đạo của Đảng và cơng tác chính trị phải tập trung giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm chính trị với chiến trường, sẵn sàng hy sinh xả thân vì nhiệm vụ, nêu cao ý thức đoàn kết hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng, ý thức tổ chức kỷ luật.

trì các cấp được nhận thức có hệ thống tình hình mới của nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ chi viện chiến lược, các biện pháp tổng hợp, trên cơ sở đó đã tạo được sự nhất trí về tư tưởng và quyết tâm cao, báo hiệu sự “chuyển mình” của Đồn trong cuộc chiến đấu sắp tới.

Những tháng cuối năm 1966, Mỹ bắt đầu cuộc phản công chiến lược lần thứ hai nhằm “tìm diệt” quân chủ lực, phá căn cứ kháng chiến của ta và “bình định” giành dân, mở rộng phạm vi kiểm soát, giải tỏa thế uy hiếp của ta xung quanh Sài Gịn và các đơ thị hịng giành thắng lợi về quân sự, làm chuyển biến cục diện chiến tranh.

Nhiệm vụ tăng cường lực lượng vật chất cho các chiến trường miền Nam ngày càng lớn. Bộ Quốc phòng và các Tổng cục khẩn trương điều chỉnh, bổ sung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng và tổ chức lực lượng bộ đội đường trường sơn từ năm 1959 đến năm 1968 (Trang 66 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)