Những căng thẳng trên biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí Công an Nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1 Những căng thẳng trên biển Đông

Biển Đông là một biển nửa kín, diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 30 lên đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đơng. Ngồi Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi 8 nước khác là Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapo, Thái Lan và Campuchia.

Đối với Việt Nam, Biển Đơng đóng một vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế, hầu hết các ngành kinh tế mũi nhọn đều gắn kết với biển như du lịch, dầu khí, thủy sản, giao thơng vận tải ...

Khu vực Biển Đông cũng là nơi có các cuộc tranh chấp phức tạp nhất hiện nay, bởi liên quan đến lợi ích của nhiều nước. Biển Đơng – Trường Sa hiện nay đang xảy ra tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên là: Việt Nam; Trung Quốc; Đài Loan; Philippin; Malaysia và Brunei. Nguyên nhân của các cuộc tranh chấp này là do vai trò to lớn của biển, đảo đối với mỗi quốc gia, dân tộc trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự. Việc phân định biên giới trên biển rất khó khăn và phức tạp, vì có nhiều vùng chồng lấn và những vấn đề do lịch sử để lại, trong khi các nước lại có những quan điểm rất khác nhau về phân định các vùng biển.

Đối với Biển Đông, Trung Quốc luôn xác định là “ lối thoát chiến

lược” để mở rộng “không gian sinh tồn”. Làm chủ Biển Đơng để có thể

khống chế yết hầu của các nước Đơng Dương, kiểm sốt cửa ngõ vào Biển Đông, mở rộng khả năng hoạt động để có thể thay thế Mỹ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trung Quốc ln duy trì u sách vùng biển của họ theo “đường lưỡi bò” do họ tự vẽ và hoạch định.

Những vụ gây hấn khiêu khích thậm chí là đụng độ trên Biển Đông diễn ra với nhiều cấp độ khác nhau nhưng nó đều cho thấy thực tế là Trung Quốc không từ bỏ âm mưu độc chiếm Biển Đông và quyết tâm thay đổi thực trạng trên Biển Đơng. Các vụ việc điển hình mà Trung Quốc đã gây hấn với các bên tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông kể từ năm 2009 cho đến nay. Từng bước một những hành động này đã khiến cho tình hình Biển Đơng trở nên đặc biệt nguy hiểm. Cụ thể những hành động gây hấn trên Biển Đông là: “5 giờ 58 phút ngày 26/5/2011 trước khi kỳ đối thoại Shangri-La năm 2011 diễn ra 10 ngày, ba tàu hải giám Trung Quốc đã tiến sâu vào thềm lục địa và

vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam để cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Tháng 4/2012, Trung Quốc đã phá vỡ hiện trường tại bãi cạn Scarbough hay còn gọi là bãi Hồng Nham. Tiếp đó, ngày 20/03/2013, trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc quần đảo Hoàng Sa của ngư dân Việt Nam, tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96382 TS đã bị tàu TQ truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin. Gần đây nhất, trước thêm hội nghị Shangri-La 2014 một tháng, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981 ở vị trí hồn tồn nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chỉ cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý về phía Đơng. Trong khi lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tích cực thực hiện nhiệm vụ trên biển thì tối ngày 26/5 tàu cá của Đà Nẵng mang số hiệu ĐNa 90152 đã bị tàu cá Trung Quốc số 11209 truy đuổi và đâm chìm. Những hành động này đã khiến dư luận trong nước cũng như thế giới căn phẫn. Sự gây hấn của Trung Quốc trong 4 năm qua đang có xu hướng mở rộng, táo tợn và liều lĩnh hơn. Điều này đã cho thấy mưu đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc và từng bước leo thang để thực hiện yêu sách đường lưỡi bò phi pháp.

Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quan điểm nhất quán của Việt Nam là: Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đơng, trong đó có hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ và cơ sở pháp lý về vấn đề này. Tuy nhiên, vì lợi ích chung của các bên hữu quan, Việt Nam sẵn sàng đàm phán hịa bình để giải quyết, trước mắt là đạt tới sự thỏa thuận về “Bộ qui tắc ứng xử” trong khi tiếp tục tìm khiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề Biển Đông.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày những khái niệm liên quan đến biển, đảo, tun truyền, báo chí. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng đánh giá sơ bộ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo. Những thông tin này dù ít ỏi nhưng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc định hướng thông tin tuyên truyền ở chương sau.

Cũng trong chương 1, tác giả luận văn đã đưa ra sơ bộ về tình hình biển đảo nước ta giai đoạn hiện nay. Những thuận lợi, khó khăn trong cơng cuộc bảo vệc chủ quyền biển đảo. Những tranh chấp giữa các nước trong khu vực về vấn đề biển đảo. Từ các thơng tin này, người đọc có thể dễ dàng hình dung được một bức tranh tổng thể về tình hình trong nước, khu vực và thế giới liên quan đến đề tài, đến công tác tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Dù chương 1 mới chỉ đưa ra những khái niệm cơ bản, song theo quan điểm riêng của tác giả, nó lại vơ cùng quan trọng, tựa như một bộ khung vững chắc để tác giả triển khai những phần nội dung tiếp theo ở chương 2 và 3.

Chƣơng 2: KHẢO SÁT TIN BÀI VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA TỔ QUỐC TA

TRÊN BÁO IN CAND VÀ CAĐN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí Công an Nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)