7. Kết cấu của luận văn
2.2. Tần suất, số lƣợng tin bài
Hoạt động tuyên truyền về công tác đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo trên hệ thống báo chí nói chung cũng như Báo Cơng an Nhân dân, Báo CAĐN nói riêng được nói đến liên tục, thường xuyên, trong nhiều giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, từ năm 2014 lấy mốc chính thức khi giàn khoan HD 981 của Trung Quốc được nước này kéo vào thềm lục địa của nước ta, ngay sau khi vụ việc xảy ra, công tác tuyên truyền về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt, với tần suất cao. Cũng trong giai
đoạn này, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, cùng nhiều tổ chức đoàn thể, các tầng lớp nhân dân đã có nhiều hành động, việc làm khẳng định lập trường chính nghĩa và u chuộng hịa bình, thể hiện nhất trí, đồng lịng kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng bằng biện pháp hịa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam.
Là cơ quan ngơn luận chính thức của Đảng ủy Cơng an Trung ương, Báo CAND đã xác định tuyên truyền là một mặt trận đặc biệt quan trọng, góp phần cùng với hệ thống các cơ quan báo chí trong cả nước lên án hành động vi phạm của Trung Quốc đồng thời khẳng định quyết tâm giữ vững độc lập, chủ quyền của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, quân và nhân dân ta. Các tin, bài liên quan đến tình hình trên thực địa và đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ta trên các mặt trận được Báo CAND đưa tin liên tục, chính xác, kịp thời tới bạn đọc để vừa tuyên truyền trong nước và quốc tế, đồng thời cũng là công cụ đấu tranh quyết liệt trên mặt trận ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, kết lại thành khối thống nhất, cho thấy chính nghĩa của Việt Nam để bảo vệ CQBĐ thiêng liêng của Tổ quốc.
Khảo sát trên Báo Công an Nhân dân, theo thống kê, tính từ thời điểm Trung Quốc bắt đầu hạ đặt giàn khoan từ ngày 02/5/2014 đến ngày 2/5/2016, đã có 215 tin, bài được đăng tải tới bạn đọc. Trung bình cứ 5 ngày có 1 tin, bài. Đáng chú ý, ngày cao điểm có tới 2 tin, bài được đăng tải. Từ những con số này có thể khẳng định, liều lượng thơng tin và hiệu suất truyền tải đến bạn đọc khá lớn và kịp thời, đáp ứng nhu cầu tin tức của bạn đọc.
Ngoài những tin bài về “Bộ trưởng Bộ NN&PTNT gửi thư thăm hỏi
kiểm ngư dũng cảm bám biển” ngày 9/5/2014, hay “Lực lượng kiểm ngư sẵn sàng hỗ trợ ngư dân”, ngày 10/5/2014, Báo CAND đã đăng bài đầu tiên nói
trực diện về việc Trung Quốc vi phạm vùng biển của nước ta khi kéo giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cụ thể, bài báo với tiêu đề “Dư luận quốc tế về việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển
của Việt Nam: Hoạt động trái phép và xâm phạm chủ quyền Việt Nam”.
Trong những ngày tiếp theo, Báo CAND tiếp tục đăng tải nội dung thông tin phản đối Trung Quốc của Ủy Ban hịa bình Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc bày tỏ “Phản đối việc hạ đặt giàn khoan HD 981 xâm
phạm chủ quyền Việt Nam”; thông tin “Người dân xứ Quảng đồng loạt phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981” vào ngày 11/5/2014. Trong những
ngày sau đó, Báo CAND tiếp tục đăng tải thơng tin phản đối của các cơ quan hữu quan Việt Nam về hành động của Trung Quốc như thông tin của Tập đồn Dầu khí Việt Nam phản đối hành động của Trung Quốc; điện đàm của Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh với người đồng cấp Trung Quốc kêu gọi dừng hành động của giàn khoan tại Biển Đông. Sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành họp báo quốc tế, công bố và lên án các hành động phi pháp và ngang ngược của Trung Quốc khi hạ đặt trái phép “giàn khoan Hải Dương 981” vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, số lượng tin, bài đăng trên Báo CAND tăng đột biến, có ngày đăng 3 tin, bài về sự kiện này. Cũng trong thời gian này, hàng loạt các hoạt động nghĩa tình nhằm giúp đỡ ngư dân, các lực lượng chấp pháp như Kiểm ngư...của quân và dân ta cũng được Báo CAND đưa tin đậm nét. Bài báo “Sẵn sàng bảo vệ vùng biển thiêng liêng của
Tổ Quốc” đăng ngày 10/5/2014 của Báo CAND với nội dung cán bộ và chiến
sĩ của Văn phòng thường trú Báo CAND tại miền Trung đã đến thăm hỏi, động viên và chia sẻ với lực lượng kiểm ngư Chi đội số 3 của Chi cục Kiểm ngư Vùng 2. Đơn vị đã có những kiểm ngư viên bị thương khi kiên cường bám biển trước sự gây hấn của người Trung Quốc tại nơi họ ngang ngược kéo
và hạ đặt giàn khoan mang số hiệu HD 981. Thông tin về các hoạt động trên thực địa, các hoạt động đấu tranh của các cơ quan nhà nước và nhân dân trong nước và ngoài nước được Báo CAND đăng tải liên tục. Những tuyến bài viết về công cuộc mở cõi của con dân đất Việt ở Trường Sa, đánh dấu chủ quyền lên vùng đất thiêng này cũng đã được Báo CAND và Báo CAĐN triển khai dưới nhiều hình thức, bài viết khác nhau. Tất cả đã tạo nên sức mạnh trên mặt trận thông tin, đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo của nhân dân ta.
Khảo sát trên Báo CAĐN cho thấy có 136 tin bài đã đưa tin về sự kiện, tương đương 1 tuần/1 tin, bài. Số lượng tin bài trên báo CAĐN ít hơn gần 2 lần (136/215). Ngồi những tin bài có liên quan đến hoạt động vi phạm của Trung Quốc, bài đầu tiên có sức nặng của Báo CAĐN đăng vào ngày 9/5/2014 có tiêu đề “Trung Quốc hành động ngang ngược, vi phạm Luật pháp
Quốc tế” với nội dung phỏng vấn ơng Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) về thông tin về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và phản ứng của Nhà nước về vụ việc. Liều lượng bản tin được đăng tải tăng dần, đột biến có ngày tăng từ 1 đến 2 tin tùy thuộc vào những diễn biến nóng về tình hình biển đảo trong giai đoạn trên. Các thông tin về diễn biến của sự kiện cũng được liên tục cập nhật qua các ngày. Cụ thể như TS Trần Công Trục: “Có lẽ đã đến lúc kiện Trung Quốc lên Tòa án của LHQ
về Luật biển”; “Tàu Trung Quốc lại đâm tàu cá Việt Nam”; “Tân Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa cực lực phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc”...cho đến mở rộng phạm vi tuyên truyền như “Thế giới quan ngại hành vi của Trung Quốc” hay “Việt Nam kiên quyết đấu tranh với mọi hành động xâm phạm của Trung Quốc”.
(Bảng biểu Tần số tin, bài) của Báo CAND và Báo CAĐN
Nhìn vào bảo số liệu trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy, tin bài tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của nước ta được hai báo CAND và CAĐN đăng tải khá thường xuyên trong thời gian khảo sát. Tuy nhiên, tần xuất lại không đồng đều. Tần xuất tin bài tăng lên đột biến khi có những sự kiện bất ngờ, nổi bật về bảo vệ chủ quyển biển đảo diễn ra. Cụ thể, vào đầu tháng 5/2014, khi Trung Quốc kéo dàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước ta thì tần xuất tiên bài xuất hiện liên tục hằng ngày. Thậm chí, có ngày có đến 2-3 tin, bài về bảo vệ chủ quyền biển đảo. Khi Trung Quốc đã rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì các tin bài về cơng tác tun truyền chủ quyền biển đảo vẫn được hai báo trên đăng tải, nhưng với tần xuất và số lượng tin bài ít hơn.
Như vậy, tin bài về công tác tuyên truyền chủ quyền biển đảo luôn chiếm một vị trị quan trọng hàng đầu trên hai báo khảo sát. Tần xuất và số lượng tin bài cũng đăng tải khá thường xuyên trên báo CAND và CAĐN. Tuy nhiên, mỗi cơ quan báo chí lại có tần xuất và số lượng tin bài khác nhau. Trên báo CAND có tần xuất và số lượng tin bài tuyên truyền về chủ quyền biển đảo nhiều hơn so với báo CAĐN (215 tin bài so với 136 tin bài).
Một điểm nữa tác giả luận văn nhận thấy, đó là mỗi khi có một sự kiện nổi bật thì tần xuất và số lượng tin bài về công tác tuyên truyền chủ quyền biển đảo nước ta trên hai báo khảo sát lại tăng đột biến. Điều này hoàn toàn hợp lý, bảo đảm thơng tin nhanh chóng, chính xác và đầy đủ diễn biến thực tế để cơng chúng khơng bị “đói” thơng tin, giúp cơng chúng biết, hiểu về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo.