Đấu tranh nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí Công an Nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Nội dung thông tin đƣợc phản ánh

2.3.2. Đấu tranh nhân dân

Đây là một trong những nội dung thông tin đặc biệt quan trọng đã được Báo CAND và Báo CAĐN phản ánh trước, trong và sau khi Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta. Những tin bài liên quan đến nội dung thông tin này đã được Báo CAND và Báo CAĐN thực hiện xuyên suốt, ngày càng được đẩy mạnh với cường độ cao, hiệu quả. Thống kê cho thấy có một số lượng tin bài khá lớn chiếm gần ½

tổng số lượng tin, bài mà Báo CAND và Báo CAĐN đưa đến bạn đọc đã phản ánh được thực tế về mức độ quan tâm cũng như tinh thần đấu tranh của người dân trên cả nước là vô cùng lớn trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Những thông tin về đấu tranh nhân dân được hai tờ Báo CAND và Báo CAĐN thể hiện khá đa dạng, phản ánh nhiều hoạt động khác nhau ở tất cả các tầng lớp nhân dân. Những hình thức đấu tranh này trên phương diện báo chí cũng rất đa dạng, linh hoạt, hiệu quả, đã đưa được tiếng nói, quan điểm, cái nhìn của người dân về công cuộc tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. Qua khảo sát, nghiên cứu, tác giả luận văn nhận thấy các chủ điểm chính của đấu tranh nhân dân gồm ở các phân mục sau: Các hoạt động đấu tranh thơng qua mít tinh, tuần hành; sự ủng hộ của nhân dân đối với các lực lượng chấp pháp và ngư dân đang ra khơi bám biển, hoạt động trên vùng biển của Tổ quốc; các hội thảo khoa học và triển lãm trưng bày những bằng chứng lịch sử về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa

và Trường Sa...Tất cả những hoạt động của các tầng lớp nhân dân trong cả nước đã góp phần rất lớn giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta.

*Hoạt động mít tinh, tuần hành của nhân dân.

Đây có thể được xem là thước đo của lòng dân, cho thấy sự phẫn nộ của nhân dân đối với thái độ ngang ngược, trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Lực lượng đầu tiên tham gia mít tinh, tuần hành bày tỏ lịng u nước đông đảo nhất phải kể đến học sinh, sinh viên, thanh niên...

Khảo sát Trên báo Công an Nhân dân, ngày 17/5/2014, có bài “Sinh

viên với biển đảo Tổ quốc năm 2014”. Đây là tên của chương trình hội trại

diễn ra ngày 15/5-18/5/2014 được tổ chức ngay tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp với Tỉnh đoàn Kiên Giang tổ chức. Với chủ đề “Tự hào biển đảo Việt Nam”, Hội trại đã thu hút sự tham gia của 200 sinh viên xuất sắc đại diện cho hơn 2 triệu sinh viên trên cả nước. Tiếp đó, chỉ hai ngày sau, ngày 17/5/2014, bài báo “Học sinh

trường “làng” hướng về biển đảo Tổ quốc” cũng được tỉnh Sóc Trăng tổ

chức. Ngày 18/5/2014, “Thi thả diều với chủ đề “Bảo vệ chủ quyền biển đảo” tại Quảng Nam; hay “Tuổi trẻ Đắc Lắc chung sức bảo vệ chủ quyền biển

đảo”. Đáng chú ý, ngày 19/5/2014, Báo CAND tiếp tục đăng tin “Sinh viên viết tâm thư sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc”. Khí thế sơi sục đấu tranh của các học sinh, sinh viên bảo vệ chủ quyền

biển đảo ngày nay khơng khác gì những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt mà ông cha ta ngày trước đã từng viết máu ăn thề lên đường vào miền Nam tiêu diệt giặc, thống nhất non sơng. Khơng chỉ có học sinh, sinh viên, các em

nhỏ cũng háo hức với những bài học về biển đảo “Biển đảo quê hương em

nhân ngày Quốc tế thiếu nhi” được Báo CAND đăng tải vào ngày

25/5/2014….Thống kê cho thấy, trên báo CAND số lượng tin, bài về phần mục này khá nhiều và rất đa dạng.

Còn trên Báo CAĐN, ngày 6/6/2014 có đăng bài “Tuổi trẻ Bệnh viện Trung ương Huế hướng về biển đảo”. Theo nội dung bài báo, tại đây, 500

triệu đồng đã được quyên góp để dành tặng các chiến sĩ bảo vệ chủ quyền biển đảo như mua các trang thiết bị, tàu thuyền…Hay “Sôi nổi các hoạt động tuyên truyền về chủ quyền biển đảo”; “Những cuộc thi tìm hiểu chủ quyền biển đảo” cũng được Báo CAĐN đưa tin liên tiếp trong những ngày sau đó…Đáng chú ý, khơng chỉ tun truyền chủ quyền biển đảo ở các tỉnh miền Trung, những tỉnh, thành có biển, đảo, việc tuyên truyền chủ quyền biển đảo còn được đẩy mạnh ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ngày 30/5/2016, Báo

CAND đăng tin Triển lãm ảnh “Biển đảo thân yêu Tổ quốc” ở Cao nguyên

đá Đồng Văn”. Bài báo đưa tin: “Tối 28-5, tại Phố cổ Đồng Văn thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân phối hợp với Tỉnh ủy Hà Giang tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh " Biển đảo thân yêu của Tổ quốc" nhằm tuyên truyền giới thiệu về lực lượng bộ đội hải quân, về biển đảo thân yêu của Tổ quốc”. Trước đó, Báo CAND đăng tin trong dịp kỷ niệm

71 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân, 26 năm Ngày hội Quốc phịng tồn dân, sáng 22/12/2015, tại Trung tâm triển lãm và mỹ thuật Hải Phòng, TP Hải Phòng phối hợp với Ban biên tập ảnh và Trung tâm ảnh (TTXVN) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh tư liệu, thời sự “Biển, đảo Việt Nam- Lịch sử, tiềm năng và phát triển”... Ngày 23/11/2015, Báo CAND đăng tin: “ Văn nghệ sỹ dân tộc thiểu số đi thực tế tại biên giới, biển đảo”. Một đoàn văn

nghệ sỹ người dân tộc thiểu số sẽ đi thực tế sáng tác tại biên giới, biển đảo (Quảng Nam, Quảng Ngãi) từ ngày 8 đến 18/12/2015, do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức. Đây cũng là dịp để văn nghệ sỹ tiếp cận và phản ánh hiện thực sinh động, chân thật và sâu sắc sự nghiệp đời sống của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức chuyến đi này, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cũng góp phần tạo điều kiện cho văn nghệ sỹ người dân tộc

thiểu số thâm nhập thực tế để sáng tác, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến các văn nghệ sỹ. Hoạt động này cũng khẳng định vị trí, vai trị, trách nhiệm của đội ngũ văn nghệ sỹ các dân tộc thiểu số trong sáng tạo nghệ thuật về đề tài dân tộc miền núi, vùng biên giới, biển đảo.

* Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân với lực lƣợng chấp pháp trên biển Đơng

Cùng với những hoạt động mít tinh, biểu tình, tuyên truyền về biển đảo trong các tầng lớp học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, một góc độ tuyên truyền đấu tranh khác của nhân dân đó là sự ủng hộ mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân với lực lượng chấp pháp trên biển đông được phản ánh khách quan, đầy đủ, sinh động, hiệu quả trên hai tờ Báo CAND và Báo Công an Đà Nẵng. Ngày 12/6/2014, Báo CAND đưa tin, bài với tiêu đề “Lực lượng Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật Bộ Công an Ủng hộ 1,4 tỷ đồng tặng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam”. Trong phần sapo của bài báo khẳng định: “Trước những hành động sai trái, ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông thời gian qua, đồng thời, để chia sẻ những khó khăn, vất vả của lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, ngày 12/6, Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (HCKT) tổ chức Lễ trao 1,4 tỷ đồng ủng hộ ủng hộ lực lượng chấp pháp Việt Nam đang ngày đêm bám biển, thi hành nhiệm vụ”. Không những trao số tiền 1,4 tỷ đồng tặng cho Bộ

Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam và Cục Kiểm ngư thuộc Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật Bộ Cơng an cịn “đồng thời bày tỏ sự phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn

khoan Hải Dương 981 trái phép vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gây bức xúc và phẫn nộ trong cả nước và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Tổng cục HCKT đã phát động mỗi CBCS đóng góp, ủng hộ một ngày lương, cùng với nhân dân cả nước ủng hộ lực lượng Cảnh sát biển,

Kiểm ngư đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Lực lượng CAND nói chung, Tổng cục HCKT nói riêng luôn sát cánh, đồng hành, sẻ chia với các đồng chí để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chấp pháp trên biển”. Hay “Hơn 200 triệu đồng được trao tặng trong chương trình “Mùa xuân - Gia đình - Biển đảo” được Báo CAND đăng tin vào ngày 7/4/2016.

Không chỉ đưa những thông tin về các đơn vị trong Bộ Cơng an qun góp, tặng, giúp đỡ lực lượng chấp pháp trên biển Đông của nước ta, Báo CAND còn liên tục đăng tải những tin, bài phản ánh sự vào cuộc của các tầng lớp nhân dân ủng hộ lực lượng chấp pháp… dưới nhiều hình thức khác nhau đối với cơng tác bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ngày 5/8/2014, Báo CAND đã đưa tin “Con cháu họ Lê tặng hiện vật liên quan đến bảo vệ chủ quyền bi ển

đảo triều Nguyễn”. Ông Lê Nhự , Trưởng tộc họ Lê ngu ̣ ở xã Bình Thạnh ,

huyê ̣n Tuy Phong (Bình Thuận) là cháu đời thứ 8 của các cu ̣ Lê Non , Lê Văn Châm đang cất giữ một số hiện vật gia tộc gần 170 năm qua, là những hiện vật lịch sử có giá trị liên quan đến chủ quyền biển đảo Việt Nam do triều đình nhà Nguyễn sắc phong. Các tài liệu, hiện vật gồm 2 sắc phong của triều đình nhà Nguyễn và 5 bằng cấp của Tuần phủ Bình Thuận , Khánh Hồ ban , cấp cho các ơng Lê Non và Lê Văn Châm để thực thi nhiê ̣m vu ̣ lãnh đa ̣o , chỉ huy quân sĩ thuô ̣c các đô ̣i thuỷ binh bảo vê ̣ , tuần phòng vùng biển từ Bình Thuâ ̣n đến Khánh Hồ. Đây là các văn bản gớc có giá trị lịch sử , văn hoá, khoa ho ̣c quan tro ̣ng, khẳng đi ̣nh triều đình nhà Nguyễn trước đây đã t ừng thiết lâ ̣p các đô ̣i thuỷ binh, bố phòng, bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam t ừ đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đến Bình Thuận.

Ngày 3/6/2015, Báo CAND đăng tin: “Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Thuận hướng về biển đảo”. Theo đó, 50 gương mặt điển hình của Hội Doanh

nhân trẻ Bình Thuận cùng các Doanh nhân trẻ các tỉnh miền Đông đã tổ chức cuộc hành trình hướng về biển đảo tại Đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận). Các

đại biểu doanh nhân trẻ đã thăm, giao lưu với Ban Chỉ huy Quân sự huyện và Đồn Biên phịng cửa khẩu cảng Phú Q, tìm hiểu về hoạt động của hai đơn vị, công tác xây dựng lực lượng, hỗ trợ doanh nghiệp và ngư dân trên biển, đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Dịp này, Hội Doanh nhân trẻ đã trao tặng một căn nhà nhân ái cho hộ nghèo có trị giá 30 triệu động, 10 suất học bổng cho 10 em học sinh có hồn cảnh khó khăn và tặng 10 phần q cho các gia đình chính sách, hộ nghèo với tổng giá trị 20 triệu đồng. Trước đó, ngày 28/7/2014, Báo CAND đã đăng tin Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức buổi tặng quà trẻ em là con cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo và trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tham dự chương trình; Ngày 11/6/2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức hội nghị với chủ đề

“Tuyên truyền về chủ quyền biển đảo - Chung sức vì biển đảo quê hương”.

Tại Hội nghị các địa biểu đã ủng hộ 132 triệu đồng chung sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hàng loạt những tập đoàn, doanh nghiệp khác cũng đồng lòng cùng với các lực lượng chấp pháp của nước ta qua các hành động ủng hộ cụ thể. Tất cả những nội dung này đã được Báo CAND truyền tải kịp thời đến bạn đọc cả nước, coi đây là sự cổ vũ lớn lao đối với lực lượng chấp pháp trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta.

Trên Báo CAĐN ngày 26/5/2014 đăng tải tin bài “Kho bạc Nhà nước

ủng hộ 3 tỷ đồng bảo vệ chủ quyền biển đảo”. Theo đó, trong hai ngày 26 và

27-5, Đồn cơng tác của Kho bạc Nhà nước do Phó Tổng Giám đốc Trần Quốc Vinh dẫn đầu đã đến thăm hỏi và ủng hộ 1 tỷ đồng cho Chi đội Kiểm ngư 3 (Chi cục Kiểm ngư vùng II) đóng tại TP Đà Nẵng, ủng hộ 1 tỷ đồng cho Cảnh sát biển vùng II đóng tại Quảng Nam và ủng hộ 1 tỷ đồng cho Quỹ

hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi. Tổng số tiền 3 tỷ đồng nói trên do Kho bạc Nhà nước đã kêu gọi, vận động toàn thể CBCNV thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước trên tồn quốc đóng góp 1 ngày lương. Ngày 30/1/2015, Báo CAND đã đưa tin: “4 tỷ 750 triệu đồng ủng hộ chương trình quà Tết “Xuân

về với biển đảo thân yêu”. Bài báo nói: “Chiều 30/1, tại Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức chương trình trao tặng quà Tết “Xuân về với biển đảo thân yêu”, với tổng số tiền quà tặng trị giá 4 tỷ 750 triệu đồng”.

Tiếp đó ngày 8/12/2015, tin “Khởi cơng xây dựng nhà trưng bày Hoàng

Sa” khẳng định việc khai phá, xác lập và bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa

của nước ta cũng được Báo CAĐN đang tải chi tiết, thể hiện những bằng chứng lịch sử trong công cuộc mở đất khai hoang, khẳng định chủ quyền của các con dân đất Việt đời đời trong việc giữ gìn, mở mang bờ cõi, chủ quyền biển đảo của nước ta. Ngày 14/9/2015, Báo CAND đăng tin “Vận động 35 tỷ đồng cho quỹ

„Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc‟”. Theo đó, UBMTTQVN thành

phố Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2015, thành phố đặt chỉ tiêu vận động 35 tỷ đồng ủng hộ quỹ “Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc”.

Báo CAĐN đăng thông tin: “Kiều bào tuần hành phản đối Trung Quốc”. Nội dung của bài báo thể hiện “Từ 3 giờ chiều 11-5-2014 (giờ Nhật Bản), tại Thủ đô Tokyo (Nhật Bản), hơn 500 kiều bào và người Viê ̣t Nam hiê ̣n đang sinh sống và làm viê ̣c tại Nhật Bản đã tham gia cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép tại thềm lục đi ̣a , vùng đặc quyền kinh tế của Viê ̣t Nam, với mục đích góp một tiếng nói với đồng bào ở quê nhà, thể hiê ̣n thái độ kiên quyết của Viê ̣t Nam trước hành động ngang ngược của Trung Quốc tại biển Đông , kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè quốc tế nhằm gia tăng sức ép đới với Ch ính phủ Trung Quốc phải rút giàn khoan khỏi thềm lục đi ̣a Viê ̣t Nam . Đoàn tuần hành đã cử 5 thành viên đến trước đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo để đọc kháng nghi ̣ thư bằng tiếng Nhật và tiếng Anh ,

trong đó nêu rõ tinh thầ n phản đối quyết liê ̣t hành vi xâm phạm của Trung Quốc, khẳng đi ̣nh chủ quyền Viê ̣t Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển của Viê ̣t Nam... Đoàn tuần hành bắt đầu từ công viên Aoyama, dọc theo đại lộ Roppongi và kết thúc ở công viên Mikawadai của Tokyo”.

Còn Báo CAND đăng tin tổng hợp “Hoạt động phản đối Trung Quốc của người Việt Nam ở nước ngoài”. Cụ thể, “chiều 18/5, hàng trăm người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc ở khu vực thủ đô Washington, bang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí Công an Nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)