Đấu tranh nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí Công an Nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Nội dung thông tin đƣợc phản ánh

2.3.3. Đấu tranh nhà nước

Trên mặt trận đấu tranh Nhà nước cũng được Báo CAND và Báo CAĐN phản ánh kịp thời, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả thông qua các hoạt động ngoại giao bao gồm các hoạt động đấu tranh của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước trong các buổi làm việc song phương và đa phương trong và ngoài nước; các hoạt động đấu tranh ngoại giao tại một số nước của Đảng và Nhà nước ta và dư luận quốc tế ủng hộ Việt Nam trong xử lý vấn đề trong sự kiện “giàn khoan Hải Dương 981” cũng như hàng loạt sự kiện “hậu giàn

khoan HD 981” và cả những tiếng nói từ các nước.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong sự kiện “giàn khoan Hải Dương 981” thông qua những phát ngơn “cứng rắn” thể hiện ý chí tồn dân tộc về chủ quyền quốc gia và sự kiên quyết, sáng tạo và bình tĩnh ứng xử linh hoạt, khôn khéo vừa buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ vừa tránh xung đột quân sự trên biển dẫn đến tình trạng đối đầu. Các biện pháp này được phản ánh đa dạng, tổng hợp nhiều hoạt động của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại biểu Quốc Hội, các bộ ngành trung ương, tổ chức xã hội và tướng lĩnh Quân đội.

Ngày 6/5/2014, Báo CAND đưa tin: “Chiều 6/5, Phó Thủ tướng Chính

phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì về việc giàn khoan HD-981 và nhiều tàu của Trung Quốc hoạt động tại khu vực thuộc lơ dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam từ ngày 1/5 đến nay. Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD- 981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam. Việt Nam không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực này và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế,

thềm lục địa theo các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đồng thời, Việt Nam ln thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thơng qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hịa bình khác theo đúng nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, phù hợp với các quy định và thực tiễn Luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS, không để vấn đề này tổn hại đến sự tin cậy chính trị và hợp tác giữa hai bên”.

Cũng trong bài báo này, Báo CAND cịn đưa những thơng tin trước đó các cơ quan chức năng của Việt Nam đã lên án hành động vi phạm luật pháp Quốc tế của Trung Quốc trong việc kéo giàn khoan HD 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta: “Trước đó, chiều ngày 4/5, Thứ trưởng Ngoại

giao, Trưởng đồn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Trung Quốc Lưu Chấn Dân giao thiệp nghiêm túc vụ việc trên.

Cũng trong ngày 4/5, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Nội dung Công hàm nhấn mạnh hoạt động của giàn khoan HD-981 và tàu Trung Quốc đã “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cũng như đã vi phạm nghiêm trọng các thỏa thuận giữa Lãnh đạo hai nước, tinh thần và lời văn của Tuyên bố DOC, các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế”; yêu cầu Trung Quốc “rút ngay giàn khoan nói trên cùng các tàu, thiết bị, nhân sự có liên quan ra khỏi khu vực lô 143 thuộc thềm lục địa

Việt Nam và không để tái diễn các hành động tương tự.” Cuối cùng, Công hàm khẳng định “Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, sẵn sàng thông qua các cơ chế đàm phán song phương để giải quyết hịa bình mọi tranh chấp, bất đồng trên biển giữa hai nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, UNCLOS và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.”

Ngày 10/5/2014, Báo CAND tiếp tục đưa tin “Ủy ban Hịa bình Việt

Nam đã gửi thư tới Hiệp hội nhân dân Trung Quốc vì hịa bình và tài giảm quân bị; Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã gửi điện tới Hội trưởng Hội hữu nghị Trung Quốc - Việt Nam, bày tỏ sự quan ngại và bất bình của nhân dân Việt Nam trước hành động đặt giàn khoan HD-981 trên vùng biển Việt Nam”. Theo nội

dung thông tin của bài báo “đều đề nghị các lực lượng Trung Quốc chấm dứt

hành động khiêu khích, rút giàn khoan, khơng làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đơng; tìm kiếm các giải pháp hợp lý, hịa bình để giải quyết bất đồng, tạo mơi trường hịa bình để nhân dân hai nước xây dựng phát triển đất nước, phù hợp với nguyện vọng và tình cảm hữu nghị giữa nhân dân hai nước”.

Đặc biệt, thái độ trách nhiệm, u chuộng hịa bình đã được thể hiện rõ trong những nội dung giữa Ủy ban Hịa Bình Việt Nam chuyển tải đến Trung Quốc: “Xuất phát từ đại cục quan hệ hai nước, trên tinh thần hữu nghị và tôn trọng

luật pháp quốc tế, đề nghị các lực lượng của Trung Quốc có mặt tại đây chấm dứt hành động khiêu khích, rút giàn khoan, khơng làm phức tạp thêm tình hình và tiến hành thương lượng để giải quyết bất đồng, tạo mơi trường hịa bình để nhân dân hai nước xây dựng phát triển đất nước, phù hợp với nguyện vọng và tình cảm hữu nghị giữa nhân dân hai nước”.

Trên các diễn đàn đa phương, hoạt động đấu tranh nhà nước cũng được tiến hành mạnh mẽ thông qua các phát biểu của những người đứng đầu Chính phủ. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tận dụng tối đa những diễn đàn này để lên án hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan trái phép HD 981 về nước cũng như thực hiện nghiêm túc tất cả những Công ước, luật pháp quốc tế liên quan đến tranh chấp biển, đảo. Báo CAĐN đưa tin: Ngày 12/5/2014, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “phát biểu tại phiên toàn thể Hội

nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar, đã nhấn mạnh hịa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông - mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng”.

Theo nội dung bài báo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên án: “Từ ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các tàu vũ trang hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vịi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết. Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã

và đang đe dọa trực tiếp đến hịa bình, ổn định, an ninh, an tồn hàng hải ở Biển Đông.

Việt Nam đã hết sức kiềm chế, bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại, giao thiệp với các cấp khác nhau của Trung Quốc để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc khơng những khơng đáp ứng u cầu chính đáng của Việt Nam mà cịn vu khống, đổ lỗi cho Việt Nam và tiếp tục gia tăng các hành động vi phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.

Việt Nam đặc biệt coi trọng và ln làm hết sức mình để gìn giữ và tăng cường quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hịa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hịa bình, ổn định của khu vực và thế giới. Song, Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế.

“Chúng tôi trân trọng cám ơn và khẩn thiết kêu gọi các nước ASEAN, các nước trên thế giới, các cá nhân và tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành động vi phạm nghiêm trọng nêu trên và ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ.

Trước tình hình đặc biệt nghiêm trọng này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị: “ASEAN tăng cường đoàn kết, khẳng định lại mạnh mẽ các

nguyên tắc đã được nêu tại Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, phải đặc biệt tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố

Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cùng ASEAN thương lượng thực chất về Bộ Quy tắc ứng xử COC”.

Cũng tại buổi đối thoại này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh Việt Nam đề nghị ASEAN đưa các nội dung nêu trên về vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố của Hội nghị và Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này. Việt Nam đánh giá cao việc các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 10/5/2014, đã nhất trí thơng qua một Tuyên bố riêng về tình hình nghiêm trọng hiện nay ở Biển Đông, thể hiện rõ sự đồn kết, vai trị trung tâm, tinh thần chủ động và trách nhiệm cao của ASEAN đối với hịa bình, ổn định và an ninh của khu vực”.

Sau khi Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 ra khỏi khu vực vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta, Trung Quốc vẫn không từ bỏ những tham vọng độc chiếm biển Đông làm ao nhà. Chúng liên tục sử dụng những thủ đoạn gây rối, chống phá, thậm chí tấn cơng ngư dân, các lực lượng chấp pháp của nước ta. Ngày 1/12/2015, Báo CAND đăng tin: “Lên án hành vi sử dụng vũ lực với

ngư dân Việt Nam. "Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi lên án và phản đối mạnh mẽ hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam" - Người Phát ngơn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình

khẳng định. Nội dung của bài báo cho biết: “Ngày 1-12, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến vụ việc tàu cá Quảng Ngãi có số hiệu QNg 95861 TS bị tấn công ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Người Phát ngơn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: “Ngay sau khi nhận

được thông tin tàu cá QNg 95861 TS của tỉnh Quảng Ngãi bị tấn công ở khu vực quần đảo Trường Sa khiến một thuyền viên Việt Nam thiệt mạng, Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng Việt Nam, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại những nước ven Biển Đông khẩn trương làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ việc nghiêm trọng này. Ơng

Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi lên án và phản đối mạnh mẽ hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam”.

Cũng trong nội dung bài báo, ơng Lê Hải Bình thay mặt Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi lời lời chia buồn sâu sắc tới gia đình ngư dân bị nạn và mong mọi người sẽ sớm vượt qua những khó khăn, mất mát để sớm ổn định cuộc sống.

Trước đó, chiều ngày 30/11/2015, Báo CAND cũng đưa tin: “Cần

chấm dứt hành vi vô nhân đạo tấn công ngư dân trên biển” với nội dung ông

Lưu Văn Huy, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn) đã chia sẻ với báo chí xung quanh thơng tin ngư dân Trương Đình Bảy ở Quảng Ngãi bị bắn chết. Ông Lưu Văn Huy khẳng định: “Cục Kiểm

ngư Việt Nam kịch liệt phản đối hành vi dùng vũ lực đe dọa, tấn công ngư dân khi đang đánh bắt hải sản trên biển. Đây là hành vi vô nhân đạo và cần phải chấm dứt”. Hiện nay, các lực lượng chức năng đang hỗ trợ đưa tàu cá

QNg 95861 TS về đất liền để điều tra, làm rõ. Dự kiến, khoảng đêm 30-11 hoặc sáng 1-12, tàu cá này mới tiếp cận cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi.

Ơng Võ Văn Trác, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam thơng tin thêm, vấn đề đảm bảo an toàn cho ngư dân đánh bắt hải sản trên biển trong bối cảnh phức tạp như hiện nay đã được Hội Nghề cá Việt Nam đặt ra từ khá lâu. Phía Hiệp hội cũng đã triển khai một loạt giải pháp đã được áp dụng như tuyên truyền, vận động, hướng dẫn ngư dân hiểu và nắm bắt được Luật Biển, vùng biển chủ quyền Việt Nam. Ngoài ra, việc tổ chức cho ngư dân đi đánh bắt theo nhóm, tổ đội để có thể hỗ trợ nhau khi gặp bất trắc, lực lượng chức năng như Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Biên phịng ln ln hỗ trợ ngư dân trên biển. Dù chưa biết rõ ngư dân Trương Đình Bảy bị bắn chết bởi lực lượng nào nhưng hành vi tấn công, bắn chết ngư dân trên biển là hành vi vô nhân đạo, không thể

chấp nhận được và đáng phải lên án. Sau khi nắm rõ thông tin, Hội Nghề cá sẽ có cơng văn chính thức phản đối về việc này”, ơng Trác nêu quan điểm.

Phát ngôn của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước liên tục được phản ánh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí Công an Nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)