Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vàphát triển các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ứng hòa (hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 40 - 44)

3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu

1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ Ứng Hòa về phát triển kinh tế nông

1.2.1. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vàphát triển các

triển các nguồn lực cho nông nghiệp

1.2.1.1. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Với đặc trưng là huyện thuần nông, ngay sau khi có chủ trương của Đảng và nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Ứng Hòa đã tiến hành khẩn trương thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng tích cực. Xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp có ý nghĩa cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình chuyển nền nông nghiệp từ độc canh cây lương thực sang nền nông nghiệp đa dạng, có nhiều nông sản hàng hóa phịc vụ cho tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp, làm cơ sở vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi CNH, HĐH đất nước, Đảng bộ Ứng Hòa tập trung chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản , nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Trước đó, năm 2005 giá trị ngành trồng trọt chiếm 55,64% , chăn nuôi là 39,42% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đến năm 2010, tỷ trọng chăn nuôi đã tăng lên 49,86% và trồng trọt giảm xuống còn 49,80% trong cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp. Trong quá t nh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, Đảng bộ chú trọng chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi theo mô hình chuyên canh, đa canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các vùng chuyên canh thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm xa khu dân cư, bảo đảm vệ sinh môi trường, là điều kiện thuận lợi để kiểm soát vệ sinh thú y, phòng, chống dịch bệnh. Trên địa bàn huyện đã có rất nhiều mô hình chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, hiệu quả kinh tế cao, từng bước giảm

dần hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ. Tính đến năm 2008, Ứng Hòa đã chuyển đổi được 1.078,58ha, với 1.304 hộ tham gia. Các xã có diện tích chuyển đổi lớn như Trung Tú 177,9ha, Hòa Lâm 197,56ha, Trầm Lộng 64,48ha, Phương Tú 73,52ha....

Phát triển mô hình trang trại nông nghiệp.

Công tác dồn điền đổi thửa được Đảng bộ huyện quan tâm chỉ đạo sát sao, toàn huyện đã dồn ô đổi thửa được trên 5.200 ha, đạt 93% kế hoạch; chuyển đổi được 750ha, nâng tổng diện tích trên 3.000 ha đã chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các mô hình đa canh, kết hợp nuôi trồng thủy sản cho giá trị thu nhập cao hơn từ 1,5 - 2,5 lần so với trồng lúa. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Thành ủy Hà Nội, đồng thời nhận thức được những ưu điểm và hạn chế về đất đai, địa hình trên địa bàn huyện, Đảng bộ Ứng Hòa mạnh dạn khuyến khích bà con nông dân tích cực xây dựng các mô hình trang trại chuyên canh, đa canh (lúa + cá + vịt) đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tính đến năm 2010, Ứng Hòa có 76 trang trại, trong đó có 35 trang trại chăn nuôi, 26 trang trại nuôi trồng thủy sản, 14 trang trại tổng hợp và 1 trang trại trồng trọt. Thu nhập bình quân đạt 1,332 tỉ đồng, riêng trang trại thủy sản đạt 2,191 tỉ đồng. Với mô hình kinh tế trang trại đã có tác động tới tình hình kinh tế - xã hội của huyện. Đây là hướng đi đúng để khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điểm đọt phá chuyển sang sản xuất hàng hóa chất lượng cao.

1.2.1.2.Chỉ đạo phát triển các nguồn lực cho nông nghiệp

Xây dựng đội ngũ cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ứng Hòa lần thứ XXII đã xác định công tác cán bộ là một trong ba khâu đột phá. Lựa chọn như vậy vì xuất phát

điểm đội ngũ cán bộ cơ sở còn thấp, chỉ hơn 60% cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.Là huyện thuần nông nên Ứng Hòa xác định phải tập trung huy động các nguồn lực, đầu tư cho nông nghiệp, trong đó chú trọng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững.

Nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu nhằm thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Vì vậy, Đảng bộ huyện Ứng Hòa cũng rất chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn. Phần lớn người lao động ở nông thôn chưa qua đào tao, bởi vậy huyện ủy đã phối kết hợp với phòng kinh tế huyện, Hội nông dân tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ, hướng dẫn bà con nông dân tiếp cận với kỹ thuật mới, công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học. Đảng và Chính phủ đã rất quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao trình độ cho lao động ở nông thôn. Quyết định số 1956 QĐ- TTg ngày 27/ 11 /2009 về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã khẳng định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Xây dựng kết cấu hạ tầng – xã hội nông thôn.

Để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp được bền vững, Đảng bộ huyện Ứng Hòa luôn quan tâm tới công tác xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn. Giao thông vận tải ở nông thôn là vấn đề thiết yếu đối với việc phát triển kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân. Được sự chỉ đạo của Thành ủy, Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã phối hợp với các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ, thời gian một số công trình hạ tầng giao thông thuộc Thành phố làm chủ đầu tư như đường 428 (Vân Đình - Cống Thần); 429 (Quán Tròn - Phú Xuyên); 432 (Thanh Bồ - Đục Khê); Cầu Lão – Xóm Cát; Quàn Xá – Thái

Bằng; bê tông hóa mặt đê Sông Đáy Vân Đình - Sơn Công… Đã hoàn thành một số công trình giao thông trọng điểm thuộc huyện làm chủ đầu tư, cơ bản đảm bảo chất lượng và tiến độ thời gian như đường Cần Thơ - Xuân Quang; Minh Đức – Ngăm; Trầm Lộng – Giang Triều, đang triển khai một số công trình hạ tầng giao thông như đường Vân Đình – Cầu Bầu; Cao Xá – Đống Long… Hạ tầng kỹ thuật khu Trung tâm thương mại, nhà ở thị trấn Vân Đình; các cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục, y tế, trụ sở làm việc ở các xã, thị trấn, trung tâm bồi dưỡng chính trị, trung tâm dạy nghề huyện được xây dựng kiên cố; các dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi, trạm bơm, cứng hóa mặt đê, nạo vét lòng dẫn của các sông, xây kè chống sạt lở; làm đường giao thông nông thôn được chú trọng đầu tư; 80% đường liên xã, 76% đường liên thôn, 12% đường trục chính ra đồng đã được kiên cố hóa; trạm bơm cống thần, Thái Bình, trạm bơm đầu kênh I214 là những công trình mới xây dựng phục vụ sản xuất rất hiệu quả.

Đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ khoa học – công nghệ vào trong nông nghiệp, nông thôn được Đảng bộ Ứng Hòa luôn coi trọng và ngày càng phát triển nhanh chóng. Từ công việc ngoài đồng ruộng, thu hoạch, phơi sấy, bảo quản và chế biến nông sản đến lưu thông, vận chuyển tới tay người tiêu dùng đều được thực hiện kịp thời và hiệu quả. Mức độ điện khí hóa trong nông nghiệp và nông thôn ngày một tăng. Trong chế biến nông sản, máy xay sát thay thế hoàn toàn cho cối xay thủ công. Đặc biệt, cơ giới hóa trong khâu làm đất, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch lúa... đã được phổ biến trên toàn bộ các địa bàn Ứng Hòa. Điều này đã góp phần giải phóng sức lao động, làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông thôn.

Hệ thống cung cấp nước sạch của thị trấn tiếp tục được đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Hệ thống chiếu sáng công cộng được chỉnh trang, nâng cấp tạo ra diện mạo mới, văn minh và hiện đại hơn. Việc quản lý

hè phố, làn đường và hoạt động bán hàng đạt được kết quả bước đầu. Tỷ lệ hộ nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 92%.

Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện Ứng Hòa luôn chú ý đến công tác quản lý đất đai, công khai các thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thường xuyên đôn đốc công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đất đai giúp cho việc quản lý đất đai từng bước đi vào nền nếp. Chỉ đạo công tác thu gom, vận chuyển rác thải, vệ sinh môi trường từ thị trấn đến nông thôn theo hướng mở rộng xã hội hóa, áp dụng phương thức giao khoán, đấu thầu; đã thu gom 95% lượng rác thải trong ngày tại thị trấn, 65% tại nông thôn.

Về tài chính ngân hàng, Đảng bộ Ứng Hòa đã sát sao, kịp thời chỉ đạo hòan thành dự toán thu quản lý và khai thác các nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo các sắc thuế. Đồng thời có các biện pháp thu các khoản thu phí, lệ phí, quỹ phòng chống thiên tai, thu các hộ kinh doanh tại các làng nghề. Thu các nguồn vốn từ đất để tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã, thị trấn.

Về thủy lợi, cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, Đảng bộ huyện Ứng Hòa đặc biệt quan tâm tới việc tu bổ, sửa chữa kịp thời, thủy nông nội đồng tiếp tục được xây dựng. Ngoài trạm bơm Mạnh Tân với 14 máy, công suất mỗi máy 4.000m3/giờ còn khai thông kênh Ngoại Độ, máng 8, kênh Tân Phương, cầu Trạch Bái. Hằng năm, hệ thống mương máng, cầu cống được đào đắp với hàng vạn mét khối đất đá, đầu tư hàng vạn ngày công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ứng hòa (hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)