Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vàphát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ứng hòa (hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 66 - 69)

3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu

2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyệnỨng Hòa

2.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vàphát triển

phát triển các nguồn lực

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi

Trong những năm 2011 – 2014, Đảng bộ huyện Ứng Hòa đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Đảng tập trung quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hóa có giá trị,

chất lượng cao khoảng 1.500 – 2.000ha/vụ, sản xuất rau an toàn là 600 – 800ha, trồng cây ăn quả là 50ha. Cơ cấu chuyển dịch mạnh theo hướng giảm dần cây lương thực, tăng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp, cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao.

Bên cạnh đó, Đảng bộ luôn chỉ đạo đẩy mạnh chương trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, biến những hạn chế thành thế mạnh của huyện. Ở các xã vùng trũng như Phương Tú, Trung Tú, Hòa Lâm, Đồng Tân.... khuyến khích bà con chuyển đổi những diện tích sản xuất kém hiệu quả sang mô hình đa canh hoặc chuyên canh, đặc biệt là chuyên nuôi trồng thủy sản. Riêng hai xã Trung Tú và Đồng Tân có tới 232ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Một số xã như Vạn Thái, Tảo Dương Văn, Sơn Công... hình thành các vùng chăn nuôi lớn, tập trung xa khu dân cư, những vùng đa canh, kết hợp lúa – cá – vịt như Trầm Lộng, Hòa Lâm, Minh Đức.... Mô hình trang trại ngày càng phát triển trên địa bàn huyện. Tính đến tháng 12 năm 2014, huyện Ứng Hòa có 143 trang trại, gồm 105 trang trại chăn nuôi, 21 trang trại nuôi trồng thủy sản, 17 trang trại tổng hợp. Doanh thu bình quân đạt 2,068 tỉ đồng/trang trại. Trong đó, trang trại thủy sản đạt 331,48 triệu đồng/ha.Với hình thức chuyển đổi này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 – 2 lần so với chuyên canh cây lúa.

Công tác dồn điền đổi thửa

Công tác dồn điền đổi thửa được huyện quan tâm chỉ đạo sát sao, toàn huyện đã dồn ô đổi thửa được trên 5.600 ha, trung bình mỗi hộ chỉ còn 1-2 thửa rất thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa, việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất để làm tăng giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác. Qua công tác dồn điền đổi thửa, huyện đã quy hoạch và hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung như vùng trồng lúa chất lượng cao với diện tích 3873 ha, nâng tổng diện tích trên 3.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang chuyển đổi các mô hình đa canh, kết hợp nuôi trồng thủy sản cho giá trị thu nhập cao hơn từ 1,5 - 2,5 lần so với trồng lúa, hay các vùng chuyên

thủy sản 870 ha, đa canh chăn nuôi kết hợp với thủy sản hoặc một vụ lúa, một vụ cá 2035 ha, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư 218 ha, trồng cây ăn quả 139 ha, trồng cây rau màu 637 ha, trồng cây dược liệu là 62 ha.Tiêu biểu là xã Trầm Lộng, cũng là địa phương đầu tiên tại miền Bắc hoàn thành công tác đồn điển đổi thửa.Trầm Lộng đã mở rộng diện tích trồng 100 mẫu lúa hàng hóa, 180ha cây trồng vụ đông. Tiếp đến là xã Phương Tú, một trong những xã điển hình tiên tiến trong phát triển nông nghiệp của huyện Ứng Hòa. Sau dồn điền đổi thửa đã hình thành nhiều mô hình trên đồng đất chiêm trũng. Trên địa bàn xã có 135 hộ xây dựng được mô hình trang trại đa canh trên diện tích 214,8 mẫu và hầu hết đã đầu tư chuyên canh nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, thôn Ngọc Động xã Phương Tú trở thành một trong những vựa cá lớn nhất của huyện Ứng Hòa. Để nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, xã Phương Tú phối hợp tích cực với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mở nhiều lớp tập huấn, dạy nghề giúp các hộ nuôi trồng thủy sản nâng cao kiến thức chọn loại cá nuôi cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Đồng thời, nâng cao kinh nghiệm cho nông dân từ khâu cải thiện ao nuôi đến chăm sóc, quản lý, phòng trị bệnh; khuyến cáo nông dân không sử dụng kháng sinh, hóa chất trong danh mục bị cấm nhằm đảm bảo chất lượng thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm… Ngoài Trầm Lộng, Phương Tú còn các xã Đồng Tân, Minh Đức, Hòa Lâm, Kim Đường, Đại Hùng, Đại Cường, Trung Tú, Đội Bình... cũng đang phát triển mở ra nhiều mô hình nông nghiệp giá trị cao. Đặc biệt, Trung Tú là điển hình về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hướng tới nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, qui mô lớn. Tổng diện tích đất canh tác là 400ha, Trung Tú đã chuyển đổi 50% đất lúa sang nuôi trồng thủy sản và mở rộng diện tích trồng hơn 100ha lúa hàng hóa chất lượng cao. Kết quả, cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Trồng trọt chiếm 36,5%, chăn nuôi, thủy sản chiếm 63,5%; giá trị sản xuất nông nghiệp mấy năm gần đây trung bình đạt trên 1.142 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân

6,1% năm. Với sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ huyện Ứng Hòa, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn. Điển hình là ông Nguyễn Văn Thanh đã nhận thầu 8,84 ha, xây dựng 72.000m2 chuồng trại để chăn nuôi lợn siêu nạc mang lại giá trị kinh tế cao (880 con lợn nái, 70 con lợn đực giống, 4.900 con lợn thịt), tổng doanh thu là 93,812 tỷ đồng, lãi thực tế là 19,7 tỷ đồng, giải quết được việc làm cho 46 lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ứng hòa (hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)