Những yếu tố mới tác động đến kinh tế nông nghiệp huyệnỨng Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ứng hòa (hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 53 - 66)

3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu

2.1. Những yếu tố mới tác động đến kinh tế nông nghiệp và chủ trƣơng

2.1.1. Những yếu tố mới tác động đến kinh tế nông nghiệp huyệnỨng Hòa

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (2011 – 2014)

2.1. Những yếu tố mới tác động đến kinh tế nông nghiệp và chủ trƣơng mới của Đảng bộ trƣơng mới của Đảng bộ

2.1.1. Những yếu tố mới tác động đến kinh tế nông nghiệp huyện Ứng Hòa Ứng Hòa

2.1.1.1. Yếu tố đất đai

Từ năm 2011 trở lại đây, trong quá trình cùng với cả nước xây dựng nền kinh tế xã hội, Ứng Hòa có nhiều thay đổi. Trong cơ cấu sử dụng đất, do Ứng Hòa là huyện thuần nông nên đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất, còn lại là đất thổ cư, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Theo thống kê của Thành phố Hà Nội, Ứng Hòa có tỷ lệ đất nông nghiệp đứng thứ hai toàn Thành phố. Song từ năm 2011 trở lại đây, đất nông nghiệp có xu hướng giảm. Từ 13.132 ha, chiếm 71,48% diện tích đất tự nhiên (năm 2007) xuống còn 10.636 ha, bằng 57,95 (năm 2014). Trong đó, đất trồng cây hằng năm (chủ yếu là cây lúa) giảm từ 12.833 ha (năm 2008) xuống còn 10.114 ha (năm 2014). Đất chuyên dùng và đất ở có xu hướng tăng. Đặc biệt, từ những năm 2011 trở lại đây, cơ cấu sử dụng đất ở Ứng Hòa xuất hiện một loại đất mới, đó là đất đô thị. Những chuyển biến đó xuất phát từ thực tiễn yêu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, xây dựng các trục đường giao thông lớn, nhu cầu mở rộng đô thị và các khu, cụm, điểm công nghiệp.

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ứng Hòa những năm 2007-2014 Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2014 Tổng diện tích 18.372 18.372 18.372 18.375 I. Đất chuyên dùng 13.029 12.648 11.900 10.636

Tỷ lệ %so với diện tích tự nhiên 70,91 68,84 64,77 57,9 Trong đó: Đất trồng cây hàng năm 12.107 11.550 10.710 10.517 Tỷ lệ % so với đất nông nghiệp. 92,92 91,32 90,0 98,88 Trong đó: đất ruộng lúa màu 11.740 11.171 10.710 10.174

II. Đất chuyên dùng 3.492 3.896 4.415 3.242 Tỷ lệ % so với đất tự nhiên. 19,0 21,20 24,03 17,64 III. Đất ở 1.056 1.110 1.380 1.381 Tỷ lệ % so với đất tự nhiên 5,75 6,04 7,51 7,51 Trong đó: Đất đô thị 6 60 80 69 Đất nông thôn 1.050 1.050 1.300 1.312 IV. Đất chưa sử dụng 744 718 677 36 Tỷ lệ % so với đất tự nhiên 4,04 3,91 3,69 0,2

(Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Ứng Hòa)

Đặc biệt, theo kế hoạch của Thành phố Hà Nội giao, sau hai đợt dồn điền, đổi thửa thành công, hiện mỗi hộ nông dân ở Ứng Hòa chỉ có từ 1 đến 2 thửa, bình quân 2,6 ô/hộ. Đây là một trong những điều kiện cho nông dân Ứng Hòa chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Các hộ nông dân tích cực, hăng say kiến thiến đồng ruộng, từng bước xây dựng các mô hình trang trại mới trong sản xuất nông nghiệp, sát với đặc trưng thổ nhưỡng và thị trường địa phương. Áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo phương thức luân canh mới. Cấy lúa kết hợp với nuôi, thả cá, nuôi vịt. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng đáng kể, từ 1.825 ha (năm 2008)

lên 2.860 ha (năm 2014). Tăng diện tích trồng cây ăn quả , tận dụng bờ vùng, bờ thửa, góp phần tích cực vào đổi mới cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập.

Bên cạnh đó, Đảng bộ Ứng Hòa lãnh đạo và quản lý sát sao trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến năm 2014, huyện đã cấp được 83.111 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chiếm tỷ lệ 72,2%, trong đó cấp 5.260 giấy cho hộ gia đình, cá nhân. Với việc giao ruộng đất ổn định, lâu dài cho hộ nông dân từ 5 đến 15 năm đã làm thay đổi căn bản quan hệ ruộng đất ở nông thôn ở Ứng Hòa. Với chính sách giao ruộng đất ổn định, lâu dài cho các hộ nông dân và những biện pháp cải tiến trong quản lý nông nghiệp đã tạo ra những bước phát triển mới cho nền KTNN Ứng Hòa. Từ khi người dân được làm chủ ruộng đất đã tích cực, tăng cường đầu tư công sức, vốn, áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất, sản lượng cây trồng.

Cùng với những đặc điểm mới đó là tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Đảng bộ Ứng Hòa đã kịp thời có những chủ trương, chính sách phát triển KTNN, chuyển từ lượng sang chất, chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp truyền thống với việc khai thác đất đai và lao động là chính, sang nền nông nghiệp hàng hóa gắn với vốn và khoa học- công nghệ quy mô lớn, tập trung.

2.1.1.2. Yếu tố nguồn nhân lực

Đối với một huyện thuần nông như Ứng Hòa thì yếu tố con người và nguồn lao động đóng vai trò quan trọng nhất. Theo số liệu thống kê, năm 2013 dân số của Ứng Hòa là 190.679 người, chiếm khoảng 3,0% tổng dân số của Thủ đô Hà Nội. Cơ cấu dân số theo giới tính, kể từ năm 2011 đến nay, tỷ lệ nam luôn thấp hơn tỷ lệ nữ, tỷ lệ nam luôn ở mức từ 48 – 48,23% trên tổng số dân số. Một trong những nguyên nhân là nhiều nam thanh niên đi học tập và lao động ở các tỉnh, huyện khác. Bên cạnh đó, thu nhập từ nông nghiệp đang có xu hướng giảm do ảnh hưởng của sự giảm giá nông sản trên thị

trường, khiến ngày càng nhiều nông dân chuyển sang làm dịch vụ phi nông nghiệp, rời làng ra thành phố làm công, làm thuê để có thêm thu nhập.

Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn, tỷ trọng dân số thành thị tăng nhanh kể từ năm 2010 đến nay: Thành thị từ 12.897 người (năm 2010) lên 13.442 người (năm 2013); dân số thành thị tăng nhanh (ở thị trấn Vân Đình) là do kết quả phát triển tương đối nhanh của các ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện. Nông thôn là 169.968 người (năm 2010) lên 177.237 người (năm 2013). Cơ cấu tuổi và giới tính của nguồn nhân lực như sau: Số người trong độ tuổi từ 0-14 tuổi chiếm 21,5% tổng dân số, số người trong độ tuổi lao động (nam: 15-60, nữa từ 15-55) là 125.312 người, chiếm 65,7% tổng dân số; số người già (trên 60 tuổi) là 24.374 người, chiếm 12,8%. Với tỷ lệ (trên tổng số dân) đó, Ứng Hòa có tỷ lệ lao động trên là ở mức cao. Đặc biệt là cơ cấu lao động của Ứng Hòa tương đối trẻ và đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Điều này cho phép Ứng Hòa đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội. Vì vậy, Đảng bộ Ứng Hòa, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Thành ủy Hà Nội đã có những chủ trương, chính sách phù hợp về giáo dục, đào tạo, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tránh lãng phí sức lao động, tạo cơ hội để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện cũng đã kịp thời dựa trên cơ sở đó để đưa ra những chính sách, chỉ đạo đúng đắn, phù hợp với lực lượng lao động hiện có để phát huy tối đa ngành kinh tế nông nghiệp.

2.1.1.3. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ Thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế nông nghiệp

Chủ trương của Đảng

Tại Đại hội XI, Nghị quyết Trung ương Đảng đã đề ra dự thảo chiến lược phát triển kinh tế từ năm 2011 đến năm 2020 với quan điểm: “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh

kinh tế. Ðẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức” [28, tr.8]. Trong định hướng Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, Đảng nêu rõ: “Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập, đời sống nông dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triển gia trại, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Ðổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh nông sản, trước hết là kinh doanh lúa gạo; bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng. Phát triển hệ thống kho chứa nông sản, góp phầnđiều tiết cung cầu. Tiếp tục đổi mới, xây dựng mô hình tổ chức để phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với cơ chế thị trường. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác đi đôi với việc bảo đảm lợi ích của người trồng lúa và địa phương trồng lúa. Bố trí lại cơ cấu cây trồng, mùa vụ và giống phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Ðẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh tác. Hỗ trợ phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao. Ðẩy mạnh chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh.Phát

triển lâm nghiệp bền vững. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng ngành thủy sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” [28, tr9].

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, theo Quyết định số 899 QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về “phê duyệt để án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

ngày 10 tháng 3 năm 2013, Trung ương Đảng đã đưa ra quan điểm và mục tiêu về tái cơ cấu ngành. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường để bảo đảm phát triển bền vững; phát triển bền vững vừa là một quá trình, vừa là mục tiêu của ngành.

Để nông nghiệp phát triển phù hợp với từng vùng, từng loại cây, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ra Quyết định số 3367 QĐ-BNN-TT ngày 31 /7 /2014 về “Phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2014-2020”. Với quan điểm “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là nội dung quan trọng để tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải dựa trên nhu cầu thị trường; khai thác lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết gắn với sản xuất hàng hóa, tập trung, hiệu quả và bền vững. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải dựa trên cơ sở khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng; tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị; tăng cường bảo quản, chế biến, tăng giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thu nhập cho nông

dân. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải đảm bảo huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế, phát huy hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước và hội nhập quốc tế”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra mục tiêu chung là: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mục tiêu cụ thể: Năm 2014-2015: chuyển đổi khoảng 260 ngàn ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản. Đối với vùng đồng bằng sông Hồng: Tập trung chuyển đổi mô hình 2 lúa sang trồng các loại rau, hoa, màu; mô hình 1 lúa (chân ruộng cao, thiếu nước) chuyển sang trồng rau màu; mô hình trồng lúa (chân ruộng trũng bấp bênh trong vụ mùa) sang lúa - cá và tăng diện tích cây màu vụ Đông trên đất trồng lúa.

Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV- nhiệm kỳ đầu tiên sau khi Hà Nội điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính đã quyết định những phương hướng, nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông ngiệp nói riêng nhằm phát triển Thủ đô trong giai đoạn 2010- 2015 và những năm tiếp theo, hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo hướng hiện đại.

Xác định tầm quan trọng của nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai t của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố; trên cơ sở kế thừa và phát triển Nghị quyết Trung ương 7, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng Chương trình số 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011-2015”. Chương trình đã đề ra mục tiêu chung là “Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, có

năng suất, chất lượng, hiệu quả cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng nông thôn mới phát triển theo quy hoạch, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái, cảnh quan sạch đẹp, gắn kết hợp lý giữa phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nông dân. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống văn minh, hạnh phúc; chú trọng giải quyết việc làm, giảm dần khoảng cách thu nhập, hưởng thụ văn hóa giữa nông thôn và thành thị.Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, giữ vững an ninh chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở khu vực nông thôn” [69, tr.37-38].

Đối với ngành nông nghiệp, Chương trình nêu rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2015: “Phấn đấu tăng trưởng sản xuất nông nghiệp từ 1,5-2% năm trở lên. Giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế đạt 231 triệu đồng/ha. Diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao đạt 35%, diện tích trồng rau an toàn tập trung đạt 5.500 ha, diện tích trồng hoa, cây cảnh đạt 2.160 ha, diện tích trồng mới cây ăn quả chất lượng cao đạt 750 ha, bảo vệ và nâng cao chất lượng diện tích rừng 23.600 ha. Chăn nuôi ổn định với đàn lợn khoảng 1,4 triệu con, đàn gia cầm khoảng 15 triệu con, đàn trâu, đàn bò khoảng 200 ngàn con (trong đó bò sữa 15 ngàn con). Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng hàng năm đạt trên 400 ngàn tấn. Mỗi năm chuyển đổi được từ 200 - 250 ha ruộng trũng trồng lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ứng hòa (hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 53 - 66)