NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ứng hòa (hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 84)

3.1. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ.

3.1.1. Ưu điểm

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển nền KTNN theo hướng CNH, HĐH giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014, Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã luôn quán triệt, sát sao chỉ đạo nhân dân ra sức phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, thử thách, phát huy ý chí tự lực, tự cường. Nhờ đó mà nền KTNN huyện Ứng Hòa có những bước tiến đáng kể, góp phần vào phát triển nền kinh tế nói chung của huyện. Từ đó có thể thấy được những ưu điểm của Đảng bộ Ứng Hòa như sau:

Thứ nhất, Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã đề ra được những chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng và Thành ủy, huyện ủy, UBND huyện đã kịp thời đưa ra những Chương trình, những Nghị quyết nhằm đẩy mạnh nền kinh tế nông nghiệp. Xác định được đúng nhiệm vụ và vai trò của ngành KTNN, huyện ủy đã chỉ đạo phòng kinh tế cùng với các cấp chính quyền, ban, ngành từ huyện tới cơ sở phối kết hợp chặt chẽ thực hiện những kế hoạch, những đề án của huyện giao. Trong công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; áp dụng những mô hình mới trong chăn nuôi và trồng trọt. Đặc biệt, trong công tác dồn điền đổi thửa, đã thu được những kết quả đáng kể, mô hình đa canh được đẩy mạnh, tăng nhanh số lượng các trang trại tạo điều kiện cho hiệu quả sản xuất ngày một nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân được cải thiện.

Thứ hai, cùng với việc đề ra chủ trương đúng đắn, Đảng bộ huyện Ứng Hòa còn có những biện pháp, tổ chức, hành động phù hợp, đặc biệt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn

nuôi – thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, cơ cấu lao động nông nghiệp theo hướng CNH- HĐH được Đảng bộ đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Từ năm 2008 -20014, cùng với sự phát triển chung của các ngành kinh tế, Đảng bộ huyện đã từng bước lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, cơ cấu lao động nông nghiệp theo hướng CNH- HĐH. Từ đó, nền nông nghiệp Ứng Hòa có sự chuyển biến sâu sắc, khá toàn diện, đồng bộ, sâu sắc cả về chiều rộng và chiều sâu. Từ một nền KTNN thuần nông từng bước hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng hóa, HĐH với sự gia tăng của ngành KTNN và dịch vụ. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng hơn so với những sản phẩm nông nghiệp truyền thống đây. Bên cạnh đó, nhiều ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh như: chế biến bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất phân bón...

Cơ cấu KTNN dần dần thoát khỏi tình trạng độc canh, phát triển theo hướng đa canh, sản xuất hàng hóa, quy mô ngày càng lớn. Trên địa bàn nông thôn, quá trình phân công lao động mới diễn ra khá sôi động. Chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn từng bước được nâng cao; cơ cấu lao động ở một số vùng nông thôn chuyển dịch nhanh sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Nông thôn Ứng Hòa đã không còn là nông thôn thuần nông mà đang từng bước chuyển thành nông thôn - đa dạng hóa, HĐH về cơ cấu với sự gia tăng của ngành KTNN và dịch vụ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển mạnh, kinh tế hợp tác có những chuyển biến tích cực.

Thứ ba, Đảng bộ huyện Ứng Hòa chú trọng chỉ đạo tạo ra những nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp

Về nguồn vốn, trong quá trình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã phát động nhân dân tập trung nguồn lực sẵn có để xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện

đã tích cực, linh hoạt và phát huy hiệu quả nguồn kinh phí của Thành phố Hà Nội giao cho trong xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi nội đồng; đầu tư nhà máy cung cấp nước sạch; xây dựng một vùng rau an toàn. Hệ thống đê điều được gia cố. Ngày 10 tháng 6 năm 2013 UBND Thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo trực tiếp về việc xử lý sạt lở bờ Tả sông Đáy thuộc xã Đồng Tiến để tránh nguy hiểm , ảnh hưởng đến sản xuất, an toàn đê điều và khu dân cư địa phương. Cùng với việc gia cố đê điều thì được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND Thành phố Hà Nội, công ty Đầu tư và phát triển Thủy lợi Sông Nhuệ đang tiến hành thi công dự án Trạm bơm Ngoại Độ 2 trên địa phận huyện Ứng Hòa. Với dự án này, công trình thủy lợi góp phần trực tiếp vào việc tiêu nước ra sông Đáy và sông Nhuệ, đảm bảo cho các mùa vụ của nông dân huyện Ứng Hòa. Với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhiều hộ nông dân đã đầu tư hàng tỷ đồng để làm trang trại, củng cố bờ vùng, tu sửa chuồng trại chăn nuôi... Từ năm 2008 đến năm 2014, huyện Ứng Hòa đã huy động nhân dân và doanh nghiệp đóng góp hơn 167 tỷ đồng cùng với nguồn kinh phí hơn 539 tỷ đồng từ ngân sách của Thành phố, huyện và xã để hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân đã kết hợp với việc tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật còn sáng kiến lồng ghép giữa nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi đã mang lại mức thu nhập cao cho người dân lên tới 24 triệu đồng năm. Đặc biệt, ngày 6 tháng 8 năm 2014, UBND huyện Ứng Hòa đã ban hành quyết định số 600 QĐ-UBND về hỗ trợ khuyến khích tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đầu tư phát tiển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân trên địa bàn huyện Ứng Hòa.

Về nguồn nhân lực được đặc biệt quan tâm thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng bộ huyện, không ngừng được nâng cao về trình độ. Huyện đã mở các lớp đào tạo về khoa học công nghệ cho người dân nhằm

trang bị kiến thức để người dân tự làm chủ nền kinh tế, phát huy sáng tạo trong sản xuất. Hiện nay, số lao động tham gia các ngành kinh tế chiếm khoảng 91,2% tổng số người trong độ tuổi lao động, bình quân mỗi năm tăng khoảng 2,1% trong giai đoạn 2010-2014.

Về ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã tích cực thúc đẩy việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm 2008 đến năm 2014, ngành nông nghiệp huyện Ứng Hòa đã có nhiều đổi mới trong các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Đối với trồng trọt, Đảng bộ huyện Ứng Hòa đặc biệt chú trọng trong công tác chọn giống. Việc chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ đã làm cho cơ cấu giống được đổi mới, diện tích sản xuất các giống tiềm năng, năng xuất ngày càng được mở rộng; đồng thời thu hẹp và dần loại bỏ các giống có năng suất thấp. Đối với giống lúa, đặc biệt là lúa lai ngày càng được mở rộng diện tích gieo trồng. Thực hiện tốt chương trình cấp I hóa giống lúa hàng năm, hệ thống giống nhân dân đã sản xuất tại chỗ không chỉ để cung cấp cho các hộ trong HTX mà nhiều địa phương còn chuyên sản xuất giống cho các công ty giống của Thành phố và Trung ương, mang lại hiệu quả cao cho người lao động.

Đối với cây đậu tương, nhiều loại giống mới, phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu được đưa vào sản xuất như các loại VX92, DT92, Đ9602, AL57 hoặc DDVN6, DT2000, DT84, DT93, DT94 năng suất bình quân đạt 27 – 28 tạ/ha. Các giống ngô như DK88O, DK999, LNV10, LNV17...

Cùng với việc áp dụng kỹ thuật chọn giống tốt, Đảng bộ huyện Ứng Hòa còn tiếp nhận và chuyển giao nhiều tiến bộ khoa học công nghệ trong khâu gieo trồng như gieo mạ vụ xuân che phủ nilon, gieo vãi đậu tương, gieo trên gốc rạ... Kỹ thuật làm đất đã hoàn toàn cơ giới hóa, toàn huyện có 557

máy làm đất các loại, 100% diện tích đất sử dụng máy kéo nhỏ. Số máy phun thuốc trừ sâu là 183 chiếc. Trong khâu thu hoạch cũng được áp dụng gần như hoàn toàn bằng máy móc, khâu tuốt lúa đã 100% bằng máy gặt, tuốt liên hoàn đã rút ngắn được thời gian thu hoạch, mang lại hiệu quả cao. Chiếc máy cấy sử dụng mạ gieo trên khay, khoảng 7 khay mạ/sào, tốc độ cấy đạt 0,77m/s được đưa vào sử dụng. Với chiếc máy cấy này, năng suất tăng gấp 20 lần so với cấy tay, thích hợp với mọi địa hình, ruộng bùn lầy, ruộng bùn sâu... đảm bảo cấy chất lượng.

Trong chăn nuôi, những tiến bộ của khoa học công nghệ chủ yếu trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để đẩy mạnh chương trình Sinh hóa đàn bò. Bên cạnh đó còn áp dụng kỹ thuật lai giống đối với chăn nuôi lợn. Ngoài ra còn đưa vào chăn nuôi các loại gia cầm có năng suất, chất lượng cao như ngan Pháp, gà Kabir, gà Lương Phượng, vịt siêu thịt, siêu trứng... đã đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong nuôi trồng thủy sản cũng được thực hiện quá trình chọn lọc nuôi thả các giống cá có năng suất, chất lượng như cá rô phi, cá trê lai, cá chim trắng, trôi, mè lai...

Những tiến bộ trong khoa học và công nghệ còn được đưa vào ứng dụng trong công tác xây dựng, tu bổ, nạo vét kênh mương để phục vụ tốt cho mùa vụ của người nông dân về tưới tiêu. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng kiên cố; nhiều công trình được cải tạo, nâng cấp theo hướng hiện đại. Hệ thống đê được kè, đắp ngày càng vững chắc.

Khoa học kỹ thật và công nghệ mới đã có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Với việc áp dụng những thành tựu mới này giúp cho các chương trình, chủ trương của Đảng bộ huyện giành được kết quả cao.

Thứ tư, Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã chỉ đạo, triển khai mô hình liên kết và xúc tiến thương mại giúp chăn nuôi bền vững và hiệu quả. Mặc dù còn gặp khó khăn, song mô hình sản xuất khép kín, đảm bảo “đầu vào – sản xuất –

tiêu thụ sản phẩm” cho người chăn nuôi đã được huyện ủy đặc biệt quan tâm. Với mô hình này, các hộ nông dân, đặc biệt là các chủ hộ trang trại vừa có thể tham gia chăn nuôi, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động khác. Tại HTX Hòa Mỹ thuộc xã Vạn Thái đang có quy mô sản xuất trên 121 mẫu, nuôi trên 3.600 con lợn nái, 70.000 lợn giống, thịt. Riêng lợn thương phẩm, trung bình hàng tháng HTX đã cung cấp cho thị trường 1.000 con, tương ứng với 100 tấn thịt. Có hộ sản xuất quy mô lớn nhất tới 8ha, nuôi 1.050 lợn nái, 7.000 lợn thịt, thu nhập hàng năm trên 4 tỷ đồng, những lao động làm thuê cũng có thu nhập từ 4 -5 triệu đồng/ tháng. Hiệu quả từ mô hình này cao gấp 3 - 4 lần so với những hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ của cấp ủy, nhiều địa phương đã xúc tiến việc nghiên cứu nguồn giống, thức ăn chăn nuôi và thị trường tiêu thụ thịt lợn sạch. Hiện nay loại giống được chăn nuôi trên địa bàn huyện là giống lợn nạc ngoại, chất lượng cao, được nhập từ Mỹ. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn cũng được lựa chọn cẩn thận. Ngoài ra, các HTX còn thường xuyên phối hợp với các công ty chăn nuôi tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các hộ xã viên về kỹ thuật chăn nuôi, về công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại. Phối hợp với chi cục thú y tiến hình kiểm dịch chất lượng thịt thương phẩm; phối hợp cùng Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NN&PTTNT) ứng dụng công nghệ tự phối trộn sản xuất thức ăn chăn nuôi dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, vừa giúp nông dân tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng giá trị sản xuất đầu ra, vừa đảm bảo chất lượng thịt an toàn. Vì vậy, hầu hết sản phẩm lợn thịt của HTX được các lò mổ thu mua, chế biến và đưa đi tiêu thụ tại hệ thống siêu thị trên địa bàn Thành phố.

Thứ năm, các cấp chính quyền đã tích cực thực hiện những chính sách của Đảng bộ huyện Ứng Hòa về phát triển nông nghiệp. Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã hỗ trợ kinh phí cho các hợp tác xã của huyện Ứng Hòa (Hà Nội) trồng thử nghiệm các giống lúa: Hương ưu 3068, HDT8, TĐ1, PC6,

NV1, hương biển, HYT100 được cấy trên các chân đất khác nhau ở huyện. Qua triển khai và theo dõi các giống lúa Hương ưu 3068, HDT8, TĐ1, PC6, NV1, hương biển, HYT100 được cấy trên các chân đất khác nhau ở nhiều xã trong huyện Ứng Hòa, thì các giống lúa này được đánh giá ít sâu bệnh, đẻ nhánh khỏe, cây cứng, chống đổ tốt, có thời gian sinh trưởng phù hợp (khoảng 130 ngày), cho năng suất cao (Hương ưu 3068: 280 kg sào, HDT8: 230 kg sào, TĐ1: 240 kg sào, PC6: 240 kg sào, Hương biển: 235 kg/sào, HYT100: 280 kg sào…) và được nhân dân các xã tiếp thu, đánh giá phù hợp với đất đai, khí hậu và trình độ thâm canh của người dân Ứng Hòa. Điều đáng chú ý hơn là giống Hương ưu 3068, HYT100, HDT8 có thời gian sinh trưởng tương đương với giống Nghị ưu 838, Hương thơm số 1…, cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon.

Thứ sáu, chủ trương và biện pháp của Đảng bộ được nhân dân tích cực thực hiện, đã đạt được những thành tựu quan trọng.

Trước tiên phải kể đến việc huyện ủy chú trọng, tăng cường chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đặc biệt trong công tác dồn điền đổi thửa, Đảng bộ Ứng Hòa đã chỉ đạo nhân dân tích cực tham gia, số diện tích dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa to lên tới hàng nghìn ha, đạt 90,45%, tạo điều kiện cho huyện đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Ruộng đồng ở Ứng Hòa đã bớt manh mún, phân tán. Mỗi hộ nông dân chỉ còn từ 1-2 thửa , thuận lợi cho việc thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp. Từ kết quả của quá trình dồn điền đổi thửa mà huyện ủy đã quy hoạch và hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Do đó đã tạo nên được những cánh đồng mẫu lớn, những vùng chuyên canh hoa màu 637 ha, trồng cây dược liệu là 62 ha, vùng đa canh chăn nuôi kết hợp với thủy sản là 870 ha, hoặc một vụ lúa, một vụ cá 2035 ha; vùng chuyên trồng lúa chất lượng cao với diện tích 3873 ha, vùng chăn nuôi xa khu dân cư.

Tại vùng ven sông Đáy, một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cam Canh, bưởi Diễn, chanh đào, táo, chuối tiêu hồng... đã được đưa vào sản xuất thay thế các cây rau màu hiệu quả thấp. Hình thành những vùng chăn nuôi lớn ở các xã như Vạn Thái, Tảo Dương Văn, Sơn Công...; vùng chuyên sản xuất đa canh kết hợp lúa – cá – vịt – lợn ở các xã Trầm Lộng, Hòa Lâm, Minh Đức... và vùng chuyên nuôi trồng thủy sản ở các xã như Phương Tú, Hòa Lâm, Trung Tú, Đồng Tân... Riêng Trầm Lộng đã chuyển đổi được 265 465 ha đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản. Nhiều trang trại nuôi trồng theo mô hình tổng hợp này cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/ha. Mỗi năm, Trầm Lộng thu khoảng 600 tấn cá, 4 triệu quả trứng, trên 100 tấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ứng hòa (hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 84)