Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ứng hòa (hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 69 - 84)

3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu

2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyệnỨng Hòa

2.2.2. Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp

Phát triển ngành trồng trọt

Là huyện thuần nông, ngay sau khi có chủ trương của Đảng và nhà nước, đặc biệt là Chương trình 02 của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2011 – 2015. Trong những năm 2011-2014, Đảng bộ Ứng Hòa đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo, chỉ đạo nhân dân sản xuất, phát triển ngành KTNN.

Với đặc trưng là vùng chiêm trũng, Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã sớm chỉ đạo thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và dồn điền đổi thửa nhằm tạo điều kiện cho ngành trồng trọt phát huy hết tiềm năng và điều kiện vốn có của mình. Đây cũng là vấn đề nổi bật trong KTNN huyện Ứng Hòa trong những năm 2011-2014. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXII đã xác định làtiếp tục chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng tích cực, tỷ trọng trồng trọt chiếm 35,5%, chăn nuôi thủy sản chiếm 64,5%. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng bố trí hợp lý, nhiều loại giống lúa mới được đưa vào sản xuất. Hàng năm, tỷ lệ giống lúa chất lượng cao luôn chiếm tỷ lệ cao, từ 35 - 40% diện tích, cho giá trị thu nhập cao gấp 1,5- 2 lần so với lúa thuần. Cây vụ Đông đặc biệt là cây đậu tương tiếp tục được đẩy mạnh hàng năm chiếm khoảng trên 3000 ha. Năm 2013, thời tiết có diễn biến tương đối phức tạp, đặc biệt là các cơn bão liên tiếp xảy ra, cùng với đó là nạn ốc bươu vàng, chuột và sâu bệnh phá hoại nên ảnh hưởng không

nhỏ đến sản xuất nông nghiệp song Đảng bộ và UBND huyện đã kịp thời chỉ đạo làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho lúa (phun phòng thuốc trừ sâu, diệt chuột, diệt ốc bươu vàng…), công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, phun thuốc sát trùng, rắc vôi bột diệt trùng,tiêu độc để phòng trừ dịch bệnh. Vì vậy năng suất hàng năm, năm sau cao hơn năm trước, một số địa phương đã đạt được năng suất lúa cao. Tiêu biểu phải kể đến một số xã đã gieo trồng cây hàng nămvới diện tích khá cao như, Minh Đức (1473 ha), Kim Đường (1284 ha), Trầm Lộng (904 ha).

Trồng lúa

Thực hiện chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng qui mô lớn. Chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp chế biến và thị trườngchuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tập trung mũi nhọn là nuôi trồng thủy sản và trồng lúa hàng hóa chất lượng cao. Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã chỉ đạo nhân dân xây dựng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Trong việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo và có biến chuyển rõ rệt. Giống lúa mới ngày càng có nhiều, năng suất cao, chất lượng. Tổng diện tích gieo trồng năm 2011 đạt 28.300 ha giảm 870 ha so với năm 2010. Toàn huyện có 3 xã sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô tập trung từ 100 ha trở lên là Kim Đường, Minh Đức, Đông Lỗ. Đồng thời, huyện cũng có chính sách hỗ trợ đối với các vùng sản xuất lúa chất lượng cao có diện tích gọn vùng từ 20 ha trở lên tại 9 xã. Với mục đích đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào trồng đại trà, vụ lúa Xuân 2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã hỗ trợ kinh phí cho các hợp tác xã của huyện Ứng Hòa (Hà Nội) trồng thử nghiệm các giống lúa: Hương ưu 3068, HDT8, TĐ1, PC6, NV1, hương biển, HYT100 được cấy trên các chân đất khác nhau ở huyện. Qua triển khai và theo dõi các giống lúa Hương ưu 3068, HDT8, TĐ1, PC6, NV1, hương biển, HYT100 được cấy trên các chân đất khác nhau ở nhiều xã trong huyện Ứng Hòa, thì các giống lúa

này được đánh giá ít sâu bệnh, đẻ nhánh khỏe, cây cứng, chống đổ tốt, có thời gian sinh trưởng phù hợp (khoảng 130 ngày), cho năng suất cao (Hương ưu 3068: 280 kg sào, HDT8: 230 kg sào, TĐ1: 240 kg sào, PC6: 240 kg sào, Hương biển: 235 kg sào, HYT100: 280 kg sào…) và được nhân dân các xã tiếp thu, đánh giá phù hợp với đất đai, khí hậu và trình độ thâm canh của người dân Ứng Hòa. Lãnh đạo phòng kinh tế huyện còn cho biết, điều đáng chú ý hơn là giống Hương ưu 3068, HYT100, HDT8 có thời gian sinh trưởng tương đương với giống Nghị ưu 838, Hương thơm số 1…, cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon. Đây là các giống lúa mới có thể mở rộng diện tích . Diện tích sản xuất vụ xuân 2013 là 11.246 ha; trong đó diện tích lúa xuân là 10.640 ha, năng suất lúa đạt 65,034 tạ/ha, tổng sản lượng ước đạt 69.200 tấn. Bước đầu hình thành vùng sản xuất lúa chuyên canh có chất lượng, giá trị cao, có hiệu quả cho thu nhập tăng từ 15% - 20% so với sản xuất lúa thường. Trong vụ xuân năm 2013, tỷ lệ giống lúa chất lượng cao đạt 41,8% diện tích, tăng 6,3% so với năm 2012. Cụ thể: Tổng diện tích gieo trồng: 10.915 ha so kế hoạch giảm 161 ha. Trong đó: Diện tích sản xuất lúa mùa: 10.421ha đạt 98,5% kế hoạch, năng suất lúa bình quân 55,37 tạ/ha so với cùng kỳ giảm 3,85 tạ /ha, sản lượng 57.698 tấn giảm 614,9 tấn so với cùng thời điểm của năm 2012.

Bảng 2.2. Về cơ cấu giống, năng suất lúa:

Giống lúa Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) tỷ lệ(%)

+ Lúa khang dân + Q5 + thuần khác + Lúa CLC + Lúa lai TQ 3.966 1.662 4.358 435 56,97 56,15 52,83 56,9 38,05 15,9 41,8 4,1

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa)

Với sự quan tâm và chỉ đạo của Thành ủy, năm 2014, Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã đề ra kế hoạch số 52/KH-UBND (ngày 07 tháng 5 năm 2014), về

nhiệm vụ cụ thể về sản xuất vụ mùa, định hướng sản xuất vụ xuân năm 2014. Đối với cây lúa: Tập trung thu hoạch nhanh gọn lúa xuân, điều tiết nước hợp lý, huy động các máy làm đất kịp thời, tuổi mạ từ 15-18 ngày bắt đầu cấy từ 13 06, đến 30/06 toàn huyện cơ bản cấy xong 100% diện tích lúa mùa. Các xã có tiến độ cấy nhanh như: Phương Tú, Trung Tú, Minh Đức, Đội Bình, Tảo Dương Văn …. , các xã cấy chậm: Liên Bạt, Thị trấn Vân Đình, Hồng Quang, Quảng Phú Cầu …..Các mô hình tiếp tục được triển khai ứng dụng đạt hiệu quả cao như: Mô hình sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao, kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến “SRI”.

Tuy đến năm 2014, tổng diện tích gieo trồng còn: 24.898 ha, (thể hiện cơ cấu ngành KTNN đã giảm tỷ trọng) nhưng tổng sản lượng lương thực quy thóc vẫn đạt 124.537 tấn, trong đó: Diện tích cây lúa 21.710 ha, năng xuất bình quân đạt 62,1 tạ/ha; Đến vụ mùa năm 2014, toàn huyện gieo cấy 10.114 ha lúa, trong đó diện tích lúa chất lượng cao là 3.751 ha, chiếm 37,1%, (thơm 2.325 ha, nếp các loại 1.426 ha); Khang dân: 4.558 ha chiếm 45,1%, Q5, BĐ5, giống khác: 1.373 ha chiếm 13,5%; Lúa lai 432 ha ,chiếm 4.3% (chủ yếu là giống lúa thơm và nếp các loại).

Đặc biệt, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Đảng ủy và UBND, cán bộ phòng kinh tế huyện đã xuống tỉnh Thái Bình để nghiên cứu, học tập và mang về giống lúa mới có chất lượng vượt trội, cơm ngon đồng thời năng suất cao. Tiêu biểu là các giống như TBR 225, ĐH18, Thái Xuyên 111 và khảo nghiệm giống Đông A1. Được sự quan tâm của cán bộ và nhân dân địa phương, Đảng bộ Ứng Hòa đã chỉ đạo tiến hành trình diễn giống lúa Đông A1 tại thôn Nguyễn Xá, xã Phương Tú, với diện tích là 3,5ha. Với mục tiêu đưa những giống lúa mới có tiềm năng năng suất, chất lượng vào sản xuất nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích cho nông dân, thay thế các giống lúa có biểu hiện thoái hóa, hạn chế về năng suất, tính chống đổ và nhiễm sâu bệnh. Có nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đăng ký diện tích đất ruộng của

mình để chọn làm mô hình khảo nghiệm, với mong muốn tìm ra được các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao để đưa vào sản xuất. Đây là giống lúa không chỉ cho năng suất cao, kháng bệnh tốt mà còn cứng cây, phù hợp với đồng đất của địa phương. Giống lúa Đông A1 có thời gian sinh trưởng ở các tỉnh miền Bắc vụ xuân là 130 – 135 ngày, vụ mùa 105-110 ngày; có khả năng chịu rét, mặn tốt, có dạng hình đẹp lá dòng thẳng đứng, gọn khóm, đẻ nhánh khá, cứng cây, trỗ bông tập trung, chốngchịu sâu bệnh khá tốt, đặc biết rất ít nhiễm đạo ôn về vụ xuân và bạc lá về vụ mùa. Giống lúa này thích hợp với chân đất vàn, vàn cao. Hạt gạo trong, trắng, đẹp, có mùi thơm đặc trưng, mềm, đậm, dài, rất ngon. Năng suất cao hơn Bắc thơm 7 từ 15-20%, trung bình đạt 58-65 tạ/ha. Qua theo dõi thực tế từ lúc ngâm ủ giống đến, thì so với các giống lúa đã trồng trước đây, Đông A1 đã chứng tỏ được nhiều ưu điểm. Lúc còn là cây mạ, Đông A1 đã rất đẹp, quá trình phát triển cũng rất tốt. Đến lúc chuẩn bị thu hoạch vẫn chưa bị nhiễm sâu bệnh, nên không phải phun bất kỳ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào, năng suất ung bình 2,4 tạ sào (tăng gần 20%) so với giống lúa đối chứng Bắc thơm. Đây là giống lúa cho năng suất cao nên Đảng bộ Ứng Hòa sẽ chủ trương nhân rộng cho toàn huyện và đưa vào đại trà trong thời gian sắp tới.

Cây hoa màu

Thực hiện Kế hoạch số 52 của Đảng bộ Ứng Hòa, cán bộ và nhân dân trong huyện tích cực phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra. Diện tích cây màu:494 ha. Diện tích ngô: 205 ha, tăng 14 ha ,năng suất 49,3 tạ/ha giảm 1,9 tạ/ha, sản lượng 1.010 tấn tăng 32 tấn. Diện tích lạc: 12 ha giảm 5 ha, năng suất 22,6 tạ/ha giảm 0,19 tạ/ha, sản lượng 27,12 tấn giảm 14,88 tấn. Diện tích rau màu: 272 ha, tăng 16 ha. Các giống ngô mới, năng suất caotrồng được cả ba vụ: P11, B9681, B9670, VN2, DK88, TSB2, MSB49, Q2 được đưa vào sản xuất đại trà. Các giống ngô trồng trong vụ đông như: LVN20, LVN4, LVN9,

LVN17, LVN15, LVN12, VLN98... Những giống ngô mới cho năng suất bình quân từ 40-50 tạ/ha.

Với sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Ứng Hòa, thu nhập của người nông dân ngoài cây lương thực, năm 2014 còn hơn 494 ha cây màu. Huyện Ứng Hòa đã hình thành những vùng sản xuất chuyên canh rau xanh, nơi cung cấp rau xanh cho Thành phố. Tính chất chuyên canh được thể hiện rõ khi diện tích gieo trồng luôn ổn định và chủng loại rau xanh rất đa dạng, phù hợp với từng mùa. Mùa hè thì có rau ngót, bí đỏ, bí xanh, mồng tơi, rau rền, dưa chuột, rau muống...; mùa đông thì có su hào, bắp cải, súp lơ, cà chua... vừa tăng sản lượng chính vụ và trái vụ. Ngoài ra còn có một số loại rau giống mới như bắp cải tím, ớt xuất khẩu, cà rốt, ngô "lười"… Thời gian cây sinh trưởng ngắn, chống chịu tốt với thời tiết và sâu bệnh, năng suất lại tăng vượt khi hầu hết nông dân dùng thế hệ hạt F1 để gieo trồng. Phòng kinh tế huyện chỉ đạo xây dựng vùng trồng rau an toàn, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao ở các xã ven sông Đáy. Nhiều giống cây ăn quả mới, giống cây màu mới có giá trị kinh tế cao đã và đang tiếp tục được đưa vào sản xuất, bước đầu xây dựng một số mô hình trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao như mô hình cam canh, chanh đào ở xã Phù Lưu, bưởi Diễn ở Đồng Tiến, Hòa Xá, phật thủ ở Hòa Nam, táo ở Sơn Công. Với sự chỉ đạo đúng đắn đó đã mang lại kết quả đáng khích lệ, nâng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Ứng Hòa đạt 2.273 tỷ đồng (năm 2013).

Cây đậu tương

Với xu hướng giảm dần diện tích cây lương thực thì Đảng bộ Ứng Hòa đã kịp thời chỉ đạo nhân dân trong huyện tập trung phát triển cây công nghiệp có ưu thế như đỗ tương, lạc... Nhiều loại giống đậu tương cho năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào trồng. Như các loại VX92, DT92, Đ9602, AL57 trồng vào vụ xuân, có thời gian sinh trưởng từ 90 – 105 ngày, phù hợp với những vùng đất cao, bạc màu, đất bãi ngoài đê. Vụ hè trồng các giống

DDVN6, DT2000, DT84, DT93, DT94 có thời gian sinh trưởng 100 – 105 ngày, trồng trên đất thu hoạch lúa xuân, năng suất bình quân đạt 27 – 28 tạ/ha. Vụ đông trồng các giống: DT92, AX39, Đ960, DT84, DT201... trên đất sau thu hoạch lúa mùa, năng suất bình quân đạt 80kg sào. Để tăng năng suất, kịp thời vụ, giảm sức lao động, Đảng đã chỉ đạo và khuyến khích bà con nông dân sử dụng kỹ thuật gieo vãi đậu tương. Có hộ nông dân cũng đã tự sáng chế ra chiếc máy gieo hạt như bác Nguyễn Hữu Tùy (Vân Đình - Ứng Hòa). Máy có khả năng làm việc trên đồng cao, lội xuống vùng chiêm trũng với những thao tác chuẩn xác, liên hoàn và nhiều tính năng như: gieo đậu, phạt gốc rạ phủ hạt tạo độ ẩm, đè hạt tiếp đất làm tăng khả năng nảy mầm. Máy có 3 mật độ gieo, phù hợp với từng yêu cầu kỹ thuật cây trồng: 30-35 hạt/m2, 40-45 hạt/m2 và 50-55 hạt/m2. Công suất gieo của máy đạt tới 5ha/ngày, bằng công sức của gần 200 lao động thủ công. Tỷ lệ hạt nảy mầm đạt 90-95%, hơn hẳn gieo bằng tay, theo đó, một chiếc máy trong một vụ thấp nhất cũng gieo được 150 mẫu đất (2,7 mẫu = 1ha). Theo thống kê của Phòng kinh tế huyện, năm 2014 đã chuyển đổi được 2.250ha với hơn 100 trang trại, vườn trại, và nâng diện đất trồng lúa hàng hóa chất lượng nâng cao lên 45%, tương đương với gần 5.500ha (vụ mùa năm 2011 đã cấy gần 3.000ha).

Mô hình trồng cây măng tây

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã khuyến khích nhân dân tích cực áp dụng một số mô hình mới trên địa bàn huyện Ứng Hòa, tiêu biểu là mô hình trồng cây măng tây xanh, rất phù hợp với đồng đất địa phương.

Cây măng tây có nguồn gốc từ Châu Âu, chồi non dùng làm rau thực phẩm, dinh dưỡng cao, mang lại giá trị kinh tế cao. Với tính năng của cây măng tây là giàu khoáng chất, tốt cho tim mạch, hỗ trợ điều trị ung thư, bệnh gút, tiểu đường, tăng sức đề kháng cho cơ thể... nên Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã tổ chức, chỉ đạo cán bộ các cấp và hội viên hội nông dân đi tham quan, học

tập các mô hình trồng cây măng tây ở nhiều địa bàn trên toàn quốc và đưa vào thử nghiệm một số xã ven Đáy như Phù Lưu, Hòa Xá... Năng suất thu hoạch trung bình từ 18 đến 25kg/ngày, một năm có thể đạt 4.800kg/mẫu. Với mức giá mà Công ty Măng tây xanh bao tiêu sản phẩm là 50.000 đồng/kg thì mỗi gia đình thu nhập khoảng 240 triệu đồng năm.

Bảng 2.3. Gía trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá hiện hành phân theo nhóm cây trồng

Năm

Tổng số

Trong đó

Cây hàng năm Cây lâu năm

Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Lương thực có hạt (Lúa, ngô) Rau, đậu, hoa, cây cảnh Cây công nghiệp hàng năm Cây ăn quả Cây công nghiệp lâu năm Triệu đồng 2011 1.143.896 1.111.737 895.857 77.026 132.952 32.159 31.776 216 2012 1.121.994 1.090.496 883.755 179.724 16.201 31.498 31.197 208 2013 995.245 969.974 837.071 78.786 43.708 25.271 25.046 142 2014 1.031.494 968.662 841.547 53.124 64.193 62.832 62.598 7 Cơ cấu (%) 2011 100,0 97,19 80,58 6,93 11,96 2,81 98,81 0,67 2012 100,0 97,19 81,04 16,48 1,49 2,81 99,04 0,66 2013 100,0 97,46 86,30 8,12 4,51 2,54 99,11 0,56 2014 101,0 93,91 86,88 5,48 6,63 6,09 99,63 0,01

*Cây công nghiệp hàng năm: Mía; thuốc lá, thuốc lào; lấy sợi:Bông, đay, cói

Cây có hạt chứa dầu: Đỗ tương, lạc, vừng...

** Cây công nghiệp lâu năm: Gồm cây lấy quả chứa dầu: Dừa...điều, hồ tiêu, cao su, cà phê, chè....

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Ứng Hòa các năm)

Phát triển ngành chăn nuôi

Được sự chỉ đạo của Đảng bộ Thành Phố Hà Nội và hướng dẫn của Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ứng hòa (hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 69 - 84)