Chỉ đạo sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ứng hòa (hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 44 - 53)

3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu

1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ Ứng Hòa về phát triển kinh tế nông

1.2.2. Chỉ đạo sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp trong những năm từ 2008 đến năm 2010 có nhiều biến động. Năm 2008 nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, vụ xuân thì hạn hán nghiêm trọng, rét đậm, rét hại kéo dài, vụ đông mưa úng lớn gây thiệt hại toàn bộ diện tích cây vụ đông và hầu hết diện tích nuôi trồng thủy sản; dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở đàn gia súc có ngu cơ tiềm ẩn. Những

năm sau đó, do tình hình suy thoái kinh tế thế giới, trong nước có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác lănh đạo, chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện. Song dưới sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, tập trung cao của HĐND-UBND huyện Ứng Hòa, cùng với tinh thần cố gắng, nỗ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân đã vượt qua mọi khó khăn do thiên tai gây ra, sản xuất nông nghiệp vẫn đạt được những kết quả khá toàn diện. Gía trị tăng thêm ngành nông nghiệp năm 2008 ước đạt 414,9 tỷ đồng ( giá CĐ 94) bằng 96,1% kế hoạch, tăng 6% so với năm 2007; Năm 2009 đạt 426,3 tỷ đồng đạt 102,8% kế hoạch .

Trồng trọt

Với đặc trưng là vùng đất chiêm trũng, vì vậy Đảng bộ huyện Ứng Hòa chỉ đạo, xác định nhiệm vụ ưu tiên là tập trung hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, biến những cánh đồng sản xuất lúa kém năng suất thành những vùng đa canh, tạo nên những cánh đồng lớn, phục vụ cho việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình đa canh hàng hóa giá trị cao. Trước đó, năm 2003, Huyện ủy Ứng Hòa đã có Nghị quyết số 20 về tiếp tục dồn điền đổi thửa lần 2 và đã đạt kết quả tốt, trở thành điểm sáng, tiên phong của tỉnh Hà Tây về công tác này. Tính đến giữa năm 2008, đã có 70 thôn thuộc 17 xã với 16.174 hộ thực hiện được 4.559ha, đạt 39,57% số hộ. Trong đó, 5 xã: Lưu Hoàng, Hòa Lâm, Trầm Lộng, Đội Bình, Minh Đức thực hiện được 100% số thôn và số hộ dồn xong; 2 xã: Trung Tú, Kim Đường có 100% số thôn và 85% số hộ thực hiện xong. Thửa ruộng nhỏ nhất là 2,1 sào và lớn nhất là 16,7 sào. Kết quả Ứng Hòa đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa với diện tích hơn 5.600 ha, đã tạo ra những thửa ruộng lớn, giảm công làm đất và vận chuyển vật tư, sản phẩm, có điều kiện áp dụng kỹ thuật thâm canh. Trung bình mỗi hộ chỉ còn 1-2 thửa rất thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa, việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất để làm tăng giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác. Đặc biệt là đã thúc đẩy tư duy làm ăn mạnh dạn, đầu tư

sản xuất nông sản hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích như các mô hình lúa, cá, vịt ở các xã Phương Tú, Hòa Lâm...

Cùng với việc dồn ô thửa ruộng, Huyện ủy Ứng Hòa đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các xã, các đơn vị cá nhân lập dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng quy vùng, đồng bộ dịch vụ; đồng thời tăng cường khâu thẩm định, xét duyệt dự án để tranh thủ vốn hỗ trợ của Thành phố. Qua công tác dồn điền đổi thửa, huyện đã quy hoạch và hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung như vùng trồng lúa chất lượng cao với diện tích 3873 ha hay các vùng chuyên thủy sản 870 ha, đa canh chăn nuôi kết hợp với thủy sản hoặc một vụ lúa, một vụ cá 2035 ha, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư 218 ha, trồng cây ăn quả 139 ha, trồng cây rau màu 637 ha, trồng cây dược liệu là 62 ha.Tính đến năm 2008, đã có 1.575 hộ thuộc 27 xã, thị trấn đã chuyển sang sản xuất đa canh kết hợp chăn nuôi với diện tích 925ha, đạt 7,3% diện tích canh tác toàn huyện, tạo nên một số vùng chuyên canh, cho giá trị kinh tế cao. Hầu hết đều cho thu nhập 42 - 78 triệu đồng/ha; gấp 1,8 - 3,2 lần so với trồng hai vụ lúa. Tiêu biểu là các mô hình lúa + cá + vịt ở Phương Tú; lúa + cá + vịt + cây ăn quả ở Trung Tú; lúa + dưa + rau ở Phù Lưu Thượng... Ứng Hòa đã chuyển đất 2 lúa sang làm trang trại kết hợp đạt 25% diện tích. Chuyển dần mô hình lúa + cá + vịt sang cá + vịt + gia súc và phát triển các khu nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi tập trung; trồng cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh phù hợp với từng vùng.

Từ việc chỉ đạo tập trung, đúng trọng tâm của cấp ủy, chính quyền, đã tạo nên một sắc thái mới, chuyển động rõ rệt ở tất cả các cơ sở trong việc triển khai các chương trình thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp ở Đảng bộ Ứng Hòa. Biểu hiện rõ nhất là khí thế làm vụ đông trong nhiều năm diễn ra sôi nổi ở tất cả các địa bàn với quyết tâm trồng 45% diện tích lúa trở lên, trong đó đậu tương chiếm 3.500 ha. Mặc dù trà đầu bị mưa hỏng nhưng các hộ nông dân vẫn quyết tâm trồng lại cho đủ diện tích. Tiêu biểu là xã Minh Đức đã trồng vụ đông trên 100% diện tích. Trong 1.000 mẫu đậu tương, bị

mưa làm hỏng 200 mẫu (mất 6 tấn giống) nhưng đã được trồng lại và phát triển tốt.

Sản xuất các vụ đông: Sản xuất vụ đông năm 2007-2008 đạt kết quả khá: diện tích gieo trồng đạt 5.602 ha đạt 101,9% kế hoạch tăng 3% so với vụ đông năm trước (5.437 ha). Trong đó chủ lực là cây đậu tương 4.558 ha chiếm 81,45, năng suất đạt 8,97 tạ/ha, sản lượng đạt 3.691 tấn. Năm 2008 toàn huyện đã trồng được 6.059,9 ha, trong đó diện tích cây đậu tương là 5.197,6 ha, cây ngô 303,1 ha, khoai lang là 125,3 ha, khoai tây 71,5 ha, lạc 9,2 ha, rau đậu các loại là 353,2 ha. Tuy nhiên do mưa úng lớn đã làm mất mùa toàn bộ diện tích cây vụ đông, ước thiệt hại 42 tỷ đồng. Dưới sự sát sao chỉ đạo của Đảng ủy, năm 2009 và 2010 người dân tích cực gieo trồng. Toàn huyện đã trồng được 6.216,8 ha, trong đó có 5.018,8 ha cây đậu tương.

Các vụ xuân: Tổng diện tích gieo cấy đạt 11.353 ha (năm 2008), đạt 100,7% kế hoạch, bằng 98,35 vụ xuân năm 2007. Trong đó cây lúa đạt là 10.660 ha, đạt 103,5% so với kế hoạch, bắng 99,2% so với vụ xuân năm 2007 (trong đó có 2.087 ha lúa có giá trị kinh tế cao (chiếm 19,5%), năng suất lúa đạt 63,5 tạ/ha, sản lượng đạt 67. 691 tấn, cây ngô 177 ha, cây lạc 248 ha, cây rau màu khác 268 ha. Đến năm 2009, tổng diện tích gieo trồng tăng lên là 11.759 ha. Trong đó diện tích trồng lúa 10.900 ha (lúa chất lượng cao: 2.180 ha chiếm 20%), năng suất lúa đạt 62,38 tạ/ha. Cây rau màu 859 ha.

Các vụ mùa: Diện tích gieo cấy hạt là 11.317 ha đạt 106,2% với kế hoạch, bằng 99,9% so với vụ mùa năm 2007. Trong đó cây lúa đạt 10.828 ha đạt 108, 3% với kế hoạch, bằng 100,1% (trong đó lúa có giá trị kinh tế cao chiếm 2.191 ha chiếm 20,25). Năng suất lúa mùa đạt 60,2 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 65.185 tấn, cây ngô là 18ha, còn lại là các loại rau màu khác là 305 ha,

diện tích gieo cấy tăng không đáng kể. Lúa chất lượng cao: 2.336 ha chiếm 21%, năng suất lúa bình quân đạt 60,80 tạ/ha. Diện tích cây màu hè thu là 578 ha.

Bảng 1.1. Diện tích năng suất, sản lƣợng cây lƣơng thực

Chỉ tiêu Tổng số Chia ra

Lúa (ha) Ngô (ha) Diện tích (ha) 2006 22.870 22.043 827 2007 22.376 21.570 806 2008 22159 21.488 671 2009 22.213 21.704 509 2010 22.643 21.726 917

Năng suất (tạ/ha)

2006 58,47 59,06 42,44 2007 56,69 57,15 44,20 2008 61,40 61,89 45,48 2009 61,26 61,62 45,83 2010 60,32 60,67 50,63 Sản lượng (tấn) 2006 133.714 130.204 3.510 2007 126.842 123.279 3.563 2008 136.047 132.995 3.052 2009 136.090 133.757 2.333 2010 136.493 131.849 4.644

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa qua các năm từ 2008 đến năm 2010) Chăn nuôi

Đẩy mạnh chương trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, theo các mô hình chuyên canh, đa canh, nuôi thủy sản (lúa, cá, vịt). Tính từ năm 2008 đến năm 2010, Ứng Hoà đã đưa chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hoá, tăng cường nâng cao hiệu xuất của chăn nuôi để chiếm tỉ trọng cao trong

cơ cấu ngành nông nghiệp. Tính đến năm 2009 tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện khá ổn định, duy trì khoảng gần 900.000 con. Huyện đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi về mặt bằng, nguồn vốn … đồng thời tích cực tuyên truyền, phổ biến phương thức chăn nuôi mới, công nghiệp và bán công nghiệp, khuyến khích xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Với nguồn giống chất lượng cao, thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng, UBND huyện đã tăng cường đẩy mạnh công tác kiểm tra dịch bệnh, chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, quản lý tốt khâu giết mổ, tổ chức vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn huyện, do đó dịch bệnh lớn không xảy ra. kết hợp với phòng, chống dịch bệnh, huyện đang tiến tới xây dựng thương hiệu thịt lợn sạch, khẳng định uy tín, chất lượng trên thị trường Hà Nội, Hải Phòng và nhiều khu vực khác. Tuy nhiên do suy giảm kinh tế nên chăn nuôi có xu hướng giảm. Theo thống kê tại thời điểm 1/10/2009:

+ Đàn trâu có 437 con =87,9% so với cùng kì năm 2008. + Đàn bò có 8.161 con =96,8% so với cùng kì năm 2008 + Đàn lợn có 72.770 con = 102,7% so với cùng kì năm 2008.

+ Đàn gia cầm có 1.012.484 con =112,2% so với cùng kì năm 2008.

Bảng 1.2. Số lƣợng và sản lƣợng gia súc, gia cầm

Trâu Lợn Ngựa Gia cầm

1.Số lượng: Con 2008 497 8.429 70.796 97 42 902.153 2009 437 8.161 72.770 77 70 1.012.448 2010 495 7.018 77.988 65 60 1.130.860 2.Sản lượng: Tấn 2008 31,9 436,2 8.118 0,7 1,6 1.374 2009 23,0 232,0 15.068 2,0 2,5 2.042 2010 38,0 646,0 17.207 4,0 0,4 2.182

Thủy sản

Cùng với chăn nuôi gia súc, gia cầm, Đảng bộ huyện Ứng Hoà cũng chỉ đạo tập trung phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Với diện tích mặt nước rộng 1.578 ha, môi trường nước sạch, Ứng Hòa đã tập trung xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản quy mô thích hợp với năng lực phát triển kinh tế hộ. Chỉ tính riêng năm 2008, 17 xã, thị trấn của huyện Ứng Hòa đã xây dựng 42 dự án chuyển đổi với diện tích 1.048,3 ha trong đó chiếm gần 80% diện tích nuôi trồng thủy sản. Toàn bộ các ao, ô thửa nuôi thủy sản được đào đắp thành hệ thống, có kênh bơm tiêu nước cho cả khu vực. Trung bình, năng suất thủy sản đạt 6,2 đến 6,5 tấn ha năm, cho thu nhập từ 75-80 triệu đồng ha năm, cao gấp 2,5 đến 3 lần so với cấy lúa trước đây. Nhiều hộ đầu tư vốn lớn xây dựng khu chăn nuôi thủy sản quy mô cho thu nhập cao hơn 100 triệu đồng/ha. Hiện nay, toàn huyện đã có 100 trang trại, vườn trại nuôi trồng thủy sản. Ứng Hòa tiếp tục quy hoạch, xây dựng đề án chuyển đổi thêm 122 ha từ trồng lúa sang chăn nuôi thủy sản, từ năm 2008 toàn huyện có tổng diện tích nuôi thủy sản là 2.500 ha. Ứng Hòa sẽ trở thành vựa cá của Hà Nội và các vùng lân cận. Huyện cũng đã hoàn thành quy hoạch xây dựng chợ đầu mối thủy sản lớn nhất các tỉnh trong khu vực nhằm xây dựng hệ thống dịch vụ, thương mại cung cấp cá tôm cho thị trường thành phố. Ngành chăn nuôi đang tạo ra hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

Tiểu kết chương 1

Nhận thức được những nhược điểm của huyện, là một huyện thuần nông với xuất phát điểm trong phát triển kinh tế còn thấp, Đảng bộ huyện Ứng Hoà, được sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, ngay từ khi vừa mới sáp nhập (năm 2008), đã chỉ đạo tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp kết hợp với khôi phục ngành nghề truyền thống và phát triển nghề mới. Huyện đã tập trung chỉ đạo nhân rộng các mô

hình nông nghiệp giá trị kinh tế cao nhằm phát huy tối đa hiệu quả giá trị sử dụng đất ở địa phương. Bên cạnh đó là sự quyết tâm của bà con nông dân huyện đã khắc phục những khó khăn, vượt qua thử thách về thiên tai với trận lụt lịch sử vào năm 2008, vượt qua những trở ngại của nền kinh tế những năm khủng hoảng và đạt nhiều thành tựu mới. Cơ cấu KTNN có sự chuyển dịch tích cực. Sản xuất nông sản, thủy sản tiếp tục phát triển; cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, hình thành nên những vùng chuyên canh từng bước gắn liền phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu; chú trọng phát triển các thành phần kinh tế….

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được về KTNN, Đảng bộ huyện Ứng Hòa trong quá trình chỉ đạo còn những tồn tại, hạn chế. Việc quản lý khu vực kinh tế tập thể, nhất là các HTX nông nghiệp còn nhiều hạn chế, hoạt động kém hiệu quả. Việc ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa nông nghiệp sạch, có thương hiệu trên thị trường. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Tình trạng vi phạm luật đê điều và pháp lệnh khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi chưa được ngăn chặn triệt để. Kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn còn hạn chế. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa có sản phẩm chủ lực, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ phải qua nhiều khâu trung gian.Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế; Ô nhiễm môi trường ở nông thôn, đặc biệt ở các làng nghề, nơi chăn nuôi tập trung và các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trong khu dân cư có xu hướng ngày càng bức xúc. Trước những tồn tại đó, Đảng bộ đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm qua các kỳ Đại hội để đề ra được phương hướng, nhiệm vụ phát triển KTNN ở giai đoạn sau có triển vọng hơn.

Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN ỨNG HÒA LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (2011 – 2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ứng hòa (hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)