Sự truyền bá và phát triển Phật giáo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 35)

1.2. Khái quát chung về Phật giáo Việt Nam hiện nay

1.2.1. Sự truyền bá và phát triển Phật giáo ở Việt Nam

Phật giáo ra đời trên đất nƣớc Ấn Độ vào thời kỳ văn hóa Vêđa, chủ nhân của nền văn hóa này là ngƣời Arian. Thời kỳ này, xã hội Ấn Độ có

những bƣớc chuyển biến quan trọng, là thời kỳ hình thành nhà nƣớc hoàn chỉnh ở Ấn Độ.

Một trong những hoàn cảnh quan trọng của Ấn Độ, mà sau này cũng chính là một trong những tiền đề quan trọng cho sự ra đời đạo Phật ở Ấn Độ, là sự xuất hiện đạo Bà la môn cùng với chế độ phân chia đẳng cấp khắc nghiệt.

Sự ra đời đạo Phật còn gắn với tên tuổi Thái tử Tất Đạt Đa – ngƣời sáng lập đạo Phật. Thái tử Tất Đạt Đa là con vua Tịnh Phạm, trị vì một vƣơng quốc nhỏ là Ca tỳ la vệ. Tƣơng truyền khi sinh ra vào một đêm trăng tròn, Ngƣời đƣợc chín con rồng phun nƣớc tắm, sau đó Ngài bƣớc đi bảy bƣớc, mỗi bƣớc là một đài sen hiện ra. Ngay từ nhỏ Ngài đã đƣợc sống cuộc sống xa hoa, tránh xa mọi ƣu phiền, khổ nhọc. Nhƣng với trí tuệ thiên tài và tâm hồn nhạy cảm, Ngài đã sớm nhận những khổ đau trong cuộc đời mỗi con ngƣời và không ngừng băn khoăn, suy tƣ về điều đó. Năm 29 tuổi, ông rời bỏ cung điện nguy nga, từ chối giàu sang để trở thành một ngƣời ẩn tu. Một thời gian dài tu khổ hạnh vẫn không tìm đƣợc sự yên tĩnh trong tâm hồn, ông đi vào tƣ duy trí tuệ cuối cùng Ngƣời đã ngộ đƣợc đạo, đạt đƣợc đến chân lý. Từ đó, Ngài đi nhiều nơi giảng đạo và có biệt hiệu là Thích Ca Mâu Ni, gọi là Buddha.

Kinh sách của Phật giáo có sốô lƣợng rất lớn, đƣợc chia thành ba loại, gọi là Tam Tạng kinh điển (Tripitaka), gồm Kinh – Luật – Luận. Mặc dù không thể lên đến “84.000 pháp môn” nhƣng cũng đủ để làm ngƣời mới nhập môn thấy choáng ngợp.

Một trong những nội dung rất căn bản của giáo lý Phật giáo khi lý giải về con ngƣời là lý thuyết về “khổ” và con đƣờng cứu khổ, đƣợc thể hiện bằng thuyết “Tứ diệu đế” – bốn chân lý huyền diệu nhất, cắt nghĩa bản chất của nhân sinh, nguyên nhân gây ra đau khổ và con đƣờng khắc phục sự đau khổ.

Con ngƣời có bản chất nhân sinh là khổ, nỗổi khổ là do con ngƣời tự tạo nên và có tám loại khổ: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, sở cầu bất đắc khổ, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, ngũ uẩn xí thịnh khổ. Nguyên nhân của sự khổ là do “Thập kết sử”: tham lam, giận dữ, si mê, kiêu ngạo, nghi ngờ, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ. Ngoài ra, lý giải nguyên nhân của sự khổ đau, sách Phật còn dùng lý thuyết “Thập nhị nhân duyên”, trong đó đặc biệt chú ý đến “vô minh” – nguồn gốc sâu xa tạo ra sự khổ của con ngƣời. Đời là bể khổ. Khổ đau là vô tận. Con ngƣời ai cũng mong đƣợc sống hạnh phúc, an vui, tức là diệt đƣợc khổ, diệt hết những nguyên nhân gây đau khổ để đƣợc giải thoát. Phật giáo chỉ ra con đƣờng tu dƣỡng để đƣợc giải thoát: có tám con đƣờng lớn gọi làlà “Bát chính đạo” trong Đạo đế: Chính kiến, chính tƣ duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tịnh tiến, chính niệm, chính định. Cứu khổ, thoát khổ chính là nội dung chính, là chủ đích của giáo thuyết Phật giáo, nhƣ Đức Phật từng nói: Cũng nhƣ nƣớc đại dƣơng chỉ có một vị mặn, học thuyết của ta chỉ có một vị là giải thoát.

Phật giáo ra đời với hệ thống giáo lý sâu sắc, luật lệ, lễ nghi lại đơn giản, không rƣờm rà, tốn kém nên ngay từ đầu nó đã đƣợc đông đảo quần chúng nhân dân lao động đón nhận. Nó phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ ở

khoảng triều đại Maurya (từ năm 321 – 187 TCN), đặc biệt dƣới triều vua A Dục, Phật giáo trở thành quốc đạo của một quốc gia rộng lớn. Sau đó, Phật giáo mở rộng và phát triển mạnh mẽ ra bên ngoài nhƣ Trung Quốc, Tây Tạng, Myan ma, Xri lan ca…

Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm, có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian Phật giáo du nhập vào Việt Nam. Có nhiều ý kiến tán thành quan điểm là Phật giáo vào Việt Nam khoảng thế kỷ I, II sau Công Nguyên, cũng có ý kiến cho rằng Phật giáo vào Việt Nam sớm hơn thời gian đó. Tuy nhiên, có rất nhiều nhà sử học đồng ý với quan điểm cho rằng: Phật giáo vào Việt Nam từ

những năm đầu Công Nguyên và chắc chắn rằng khoảng thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên, Phật giáo đã là một tôn giáo thịnh hành ở nƣớc ta. Khi ấy, Luy Lâu đã là một trung tâm tôn giáo hình thành sớm nhất trong khu vực, trƣớc cả các trung tâm khác của Trung Quốc nhƣ Bình Thành hay Lạc Dƣơng. Luy Lâu lúc đó đã là một trung tâm Phật giáo hoàn chỉnh với số lƣợng khoảng 500 tăng sĩ, 20 chùa và đã dịch đƣợc 15 bộ kinh.

Thời kỳ đầu, Phật giáo vào Việt Nam chủ yếu qua đƣờng biển, trực tiếp từ Ấn Độ sang, cùng với các thƣơng nhân thông qua sự giao lƣu buôn bán của ngƣời Ấn Độ và ngƣời Việt. Phật giáo du nhập vào Việt Nam một phần khác là theo đƣờng bộ, trong bối cảnh nƣớc ta bị phong kiến phƣơng Bắc đô hộ. Ở giai đoạn từ thế kỷ VI đến thế kỷ X, ảnh hƣởng của các nhà truyền giáo Ấn Độ giảm dần, thay vào đó là ảnh hƣởng của các nhà truyền giáo Trung Quốc tăng lên. Các phái thiền Trung Quốc lần lƣợt du nhập vào Việt Nam.

Nhìn chung, Phật giáo truyền vào Việt Nam cũng nhƣ những nƣớc khác một cách êm thấm, bằng con đƣờng hòa bình, thực hiện đúng tinh thần, chủ trƣơng “tùy duyên phƣơng tiện”, “tùy khế cơ, khế lý”…

Triều đại Nhà Lý và Nhà Trần – hai triều đại phong kiến Việt Nam tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử dân tộc, cũng là những tiều đại làm cho nƣớc Đại Việt cƣờng thịnh nhất trong lịch sử nƣớc nhà, cũng là thời kỳ Phật giáo hƣng thịnh nhất. Thời Nhà Lý đƣợc xem là triều đại tôn giáo đầu tiên ở Việt Nam. Triều đại Nhà Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển đến mức cực thịnh. Các vị vua nhƣ: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông… đều là những ngƣời có trình độ Phật học uyên thâm, có đóng góp quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo thời kỳ này. Dƣới triều Trần ở Việt Nam còn xuất hiện một phái thiền mới: Thiền Trúc Lâm Yên Tử - dòng thiền thuần túy Việt Nam và là nền móng đầu tiên cho việc thống nhất Phật giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên đến cuối thời Trần, Phật giáo bắt đầu có những biểu hiện suy vi, không còn giữ đƣợc vị trí nhƣ

trƣớc. Từ triều Lê Sơ trở đi, chế độ phong kiến Việt Nam lấy Nho giáo là chỗ dựa tƣ tƣởng chính trị và đạo đức, Phật giáo không còn đƣợc sử dụng là chỗ dựa tƣ tƣởng, từ giã vũ đài chính trị, Phật giáo theo một hƣớng đi mới là đi vào làng xã, văn hóa dân gian Việt Nam..

Dƣới sự cai trị của Nhà Nguyễn, Phật giáo tiếp tục suy vi. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, có phong trào “chấn hƣng Phật giáo”, từ đó Phật giáo dần có sự khởi sắc.

Dƣới chế độ Mỹ - Diệm, Phật giáo bị chèn ép. Để tự bảo vệ mình và bảo vệ dân tộc, Phật giáo đã xuống đƣờng, hòa vào phong trào kháng chiến của dân tộc.

Sau đại thắng Mùa Xuân 1975, đất nƣớc hoàn toàn thống nhất, Phật giáo có điều kiện thuận lợi để phát triển. Tháng 11 năm 1981 Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo đã đƣợc tổ chức ở Hà Nội, lập ra Giáo hội Phật giáo Việt Nam – đây là sự kiện lịch sử đặc biệt của Phật giáo. Nó đáp ứng tình cảm, nguyện vọng tha thiết của tăng ni, Phật tử trong cả nƣớc, đồng thời tạo điều kiện hơn bao giờ hết cho Phật giáo Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống gắn bó với dân tộc để: “Hộ trì hoằng dƣơng Phật pháp, phục vụ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, góp phần đem lại hòa bình, an lạc cho thế giới” [Trích theo 80, tr. 106].

“Hiện nay, Phật giáo cả nƣớc có khoảng trên 10 triệu tín đồ quy y Tam Bảo (trong khoảng 40 % triệu ngƣời theo Phật giáo và 70 % dân số Việt Nam chịu ảnh hƣởng của Phật giáo về văn hóa, lối sống)”[62, tr88]. Theo số liệu thống kê trong Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (nhiệm kỳ 2012 – 2017) thì số lƣợng Tăng Ni, Tự Viện tƣơng đối cụ thể nhƣ sau:

- Tăng Ni: 46.699 vị, gồm: 34.062 Bắc tông; 8.574 Nam tông Khmer, 805 Nam tông kinh; 3.258 Khất sĩ.

- Tự Viện: 17.287 ngôi, gồm 14.745 Tự viện Bắc tông; 454 chùa Nam tông Khmer; 73 chùa Nam tông kinh; 550 Tịnh xá, 467 Tịnh thất.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kiện toàn hệ thống tổ chức, gồm 03 cấp hành chính Giáo hội, với 58 đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo, 10 Ban Viện Trung ƣơng Giáo hội hoạt động ổn định và phát triển; 97 thành viên Hội đồng Chứng minh, 147 Ủy viên Hội đồng Trị sự chính thức và 48 Ủy viên dự khuyết. Ban Thƣờng trực Hội đồng Trị sự đã phê chuẩn và ban hành quy chế hoạt động của các cấp Giáo hội từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Ban Truyền thông ra đời năm 2011 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá hình ảnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến với Phật tử và quần chúng nhân dân.

Phật giáo Việt Nam có nhiều hoạt động sôi nổi góp phần vào xây dựng đời sống của nhân dân cả nƣớc. Tích cực tham gia các hoạt động từ

thiện ý nghĩa nhƣ: Tham gia hiến máu nhân đạo, dọn vệ sinh tại các khu

công cộng, khắc phục thiên tai, xây nhà tình thƣơng, tình nghĩa, tham gia đoàn cứu trợ, ủy lạo đồng bào vùng sâu, vùng xa, các trại nuôi trẻ mồ côi, ngƣời già, ngƣời tàn tật, tham gia các đợt học tập, huấn luyện phổ biến tác hại của căn bệnh thế kỷ… Trong phạm vi cả nƣớc có trên 1000 lớp học tình thƣơng, 36 cơ sở nuôi dạy trẻ mẫu giáo bán trú, nuôi dạy trẻ mồ côi khuyết tật, với trên 20.000 trẻ em…

Hàng năm những sinh hoạt lễ hội của Phật giáo luôn thu hút đông đảo quần chúng tham gia, trở thành sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của quần chúng nhân dân. Các lễ hội lớn có thể kể đến nhƣ: Lễ hội Chùa Hƣơng, Lễ hội Yên Tử, Lễ hội Tây Thiên, Lễ hội chùa Bái Đính…; Lễ hội Phật đản, Vu Lan báo hiếu, lễ Cầu siêu…

Phật giáo chỉ trong 5 năm (2007 – 2012) đã xuất bản trên 200 đầu kinh sách, nhiều tạp chí nhƣ: tạp chí Văn hóa Phật giáo, tạp chí Nghiên cứu Phật học, tạp chí Khuông Việt, tạp chí Phật giáo nguyên thủy…và còn nhiều Nội

Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn thƣờng xuyên tham gia và tổ chức nhiều hội thảo khoa học về tôn giáo với tinh thần học hỏi, cầu thị.

Ngay từ khi mới thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xác định đƣờng hƣớng hoạt động của mình là “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Đây chính là phƣơng châm hành động của Tăng ni Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời đại ngày nay. Phật giáo Việt Nam chƣa bao giờ hành động xa rời phƣơng châm đó. Tăng ni và Phật tử cả nƣớc đã tích cực tham gia phong trào ích nƣớc lợi dân, làm tròn bổn phận công dân đối với đất nƣớc. Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, đã và đang đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập và phát triển toàn cầu, cùng toàn dân xây dựng đất nƣớc công bằng, dân chủ, giàu đẹp, văn minh và tiến bộ.

Phật giáo có ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống nhân dân ở nhiều lĩnh vực: chính trị, văn hóa, tƣ tƣởng, đạo đức…

Giáo hội Phật giáo Việt Nam với những cố gắng, đóng góp của mình đã đƣợc Chủ tịch nƣớc hai lần trao tặng Huân chƣơng Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 35)