Thực trạng công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay trên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 55)

2.1. Thực trạng công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay

2.1.1. Thực trạng công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay trên

trên phương diện hình thức, quy mô

* Về tổ chức và hoạt động:

Công tác giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay do Ban giáo dục Tăng Ni Trung ƣơng (đƣợc thành lập năm 1984, căn cứ điều 21 chƣơng V của Hiến chƣơng Giáo hội Phật giáo Việt Nam) phụ trách, với chức năng đƣợc quy định tại điều 3 trong bản Nội quy của Ban giáo dục Tăng Ni Trung ƣơng:

"1. Ban giáo dục Tăng Ni Trung ƣơng là cơ quan quản lý hành chính cao nhất đối với các hoạt động, đào tạo của các trƣờng Phật học trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

2. Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ƣơng giữ vai trò lãnh đạo trong việc quản lý, điều hành các Ban giáo dục Tăng ni cấp tỉnh thành cũng nhƣ các hoạt động giáo dục Phật giáo trong các trƣờng Phật học trên toàn quốc, bao gồm các lớp Sơ cấp, các trƣờng Trung cấp Phật học, Trƣờng Cao đẳng Phật học, các Học viện Phật giáo Việt Nam.

3. Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ƣơng cấp tỉnh thành có trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục Phật giáo trong các trƣờng Phật học trực thuộc." [23]

Mục đích đƣợc quy định tại điều 4 của Nội quy

"1. Quản lý và đào tạo các thế hệ Tăng Ni toàn diện kiến thức về Phật học, khoa học và xã hội; có đầy đủ đạo đức, trí tuệ và sức khoẻ để tinh tấn trong tu học và phục vụ lợi ích nhân sinh"

"2. Đào tạo Tăng Ni có khả năng đáp ứng các yêu cầu nhập thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhằm đáp ứng sự nghiệp phát triển Phật giáo Việt Nam" [23].

Về tổ chức của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ƣơng đƣợc xây dựng khá chặt chẽ đến từng các vị trí, chức vụ với chức năng cụ thể:

- Hội đồng tƣ vấn giáo dục: Hội đồng Tƣ vấn Giáo dục là các vị thành viên hàng Giáo phẩm cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các nhà nghiên cứu có khả năng chuyên môn về giáo dục để làm tƣ vấn và góp ý những vấn đề liên hệ, nhằm thúc đẩy sự phát triển các công tác giáo dục và đào tạo.

- Thành phần lãnh đạo của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ƣơng: – Một Trƣởng ban – Một Phó Trƣởng ban Thƣờng trực (đặc trách miền Bắc) – Một Phó Trƣởng ban Thƣờng trực (đặc trách miền Nam) – Các Phó Trƣởng ban chuyên trách – Một Chánh Thƣ ký – Các Phó Thƣ ký – Các Ủy viên thƣờng trực – Các ủy viên chính thức và dự khuyết. Có thể mô hình hóa sơ đồ thành phận lãnh đạo của Ban GDTN Trung ƣơng nhƣ sau:

HĐ Tƣ vấn

Giáo dục Ban Lãnh đạo

Phó Trƣởng ban Thƣờng trực đặc trách Miền Bắc Phó Trƣởng ban Thƣờng trực đặc trách Miền Nam Các Phó Trƣởng ban Chuyên trách Chánh Thƣ ký Các Phó Thƣ ký Các Ủy viên Trƣởng ban Ủy viên thƣờng trực Ủy viên chính thức và dự khuyết

Trong đó:

- Trƣởng Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ƣơng cũng đƣợc quy định rõ về chức năng, quyền hạn:

1. Trực tiếp lãnh đạo toàn Ban GDTN TW3 hoạt động và thực hiện theo đƣờng lối Giáo dục Tăng Ni do Nghị quyết Đại hội và Hội nghị hằng năm của Giáo hội quy định.

2. Thừa ủy nhiệm Ban Thƣờng trực Hội đồng Trị sự ký các văn bản liên quan ngành Giáo dục Tăng Ni phổ biến đến các Tỉnh, Thành hội Phật giáo.

3. Chỉ đạo thực hiện kiểm định chất lƣợng giáo dục Phật giáo tại các trƣờng Phật học các cấp theo định kỳ trong phạm vi cả nƣớc để đảm bảo sự thành công trong việc thực hiện mục tiêu, chƣơng trình, nội dung giáo dục trong các trƣờng Phật học.

4. Căn cứ nhu cầu phát triển giáo dục Phật học tại các tỉnh thành và liên tỉnh, ra quyết định thành lập các Trƣờng Trung cấp Phật học và Cao đẳng Phật học.

5. Chỉ đạo thành lập Hội đồng biên soạn sách giáo khoa Phật học. Chủ trì các phiên họp của Ban biên soạn các Giáo trình giảng dạy tại các Học viện Phật giáo Việt Nam, hệ thống các trƣờng lớp Cao đẳng, Trung cấp Phật học, trực tiếp chỉ đạo các phƣơng pháp biên soạn giáo trình giảng dạy. Trong đó, Hội đồng biên soạn sách giáo khoa Cao đẳng và Đại học gồm một Chủ tịch, hai Phó chủ tịch, một Thƣ ký và các ủy viên có trình độ chuyên môn. Chủ tịch và các Phó chủ tịch của Hội đồng biên soạn Sách Giáo khoa Cao đẳng và Đại học phải có văn bằng Tiến sĩ. Các ủy viên của Hội đồng gồm giảng viên các Học viện Phật giáo Việt Nam, các nhà nghiên cứu, học giả và Tăng Ni có

Formatted: Indent: First line: 1.27 cm, Space Before: 2 pt, After: 0 pt

trình độ Thạc sĩ. Nếu là các nhà nghiên cứu, học giả phải có các công trình học thuật có giá trị. Hội đồng biên soạn Sách Giáo khoa Sơ cấp và Trung cấp Phật học gồm một Chủ tịch, bốn Phó chủ tịch, một Thƣ ký và các ủy viên có trình độ chuyên môn. Chủ tịch biên soạn Sách Giáo khoa Sơ cấp và Trung cấp phải có văn bằng Thạc sĩ. Các Phó chủ tịch của Hội đồng tối thiểu phải có văn bằng Cử nhân hoặc tƣơng đƣơng.

6. Chủ trì các phiên họp định kỳ và bất thƣờng của Ban.

- Hai Phó Trƣởng ban Thƣờng trực: Phó Trƣởng ban Thƣờng trực đặc trách miền Bắc chịu trách nhiệm quản lý, giám sát các hoạt động của các trƣờng Phật học ở các tỉnh thành miền Bắc. Phó Trƣởng ban Thƣờng trực đặc trách miền Nam chịu trách nhiệm quản lý, giám sát các hoạt động của các trƣờng Phật học ở các tỉnh thành miền Nam. Các Phó Trƣởng ban này còn có nhiệm vụ thay mặt cho Trƣởng ban trong các mặt hoạt động của Ban về đối nội cũng nhƣ đối ngoại khi Trƣởng ban vắng mặt (có sự ủy nhiệm). Ký chứng thực danh sách Tăng Ni tốt nghiệp các Học viện, Cao đẳng Phật học và các Truờng Trung cấp Phật học.

- Các Phó Trƣởng ban chuyên trách có nhiệm vụ: Các vị Phó ban trợ lý cho Trƣởng ban, giúp Trƣởng ban điều hành mọi hoạt động của Ban GDTN TW theo từng chức năng đƣợc phân công; Có trách nhiệm cố vấn tham mƣu cho Trƣởng ban về các lĩãnh vực chuyên môn; Có trách nhiệm thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc hoạt động của Văn phòng, các Trung tâm và Ban; Cụ thể từng nhiệm vụ chuyên trách: Phó ban – Chánh Thƣ ký chịu trách nhiệm điều phối toàn bộ hoạt động hành chính của Ban; Phó ban kiêm Trƣởng Phân ban Sau Đại học Phật học chịu trách nhiệm điều hành các vấn đề liên hệ chƣơng trình Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học; Phó ban kiêm Trƣởng Phân ban Cao đẳng – Đại học Phật học chịu trách nhiệm điều hành các vấn đề liên hệ chƣơng trình Cao đẳng và Cử nhân Phật học; Phó ban kiêm Trƣởng

Formatted: Indent: First line: 1.27 cm, Space Before: 2 pt, After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines

Phân ban Trung cấp Phật học chịu trách nhiệm điều hành các vấn đề liên hệ chƣơng trình Sơ cấp và Trung cấp Phật học; Phó ban kiêm Trƣởng Phân ban Phật giáo Nam tông Khmer chịu trách nhiệm điều hành các vấn đề liên hệ chƣơng trình của các trƣờng và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer; Phó ban kiêm Trƣởng Phân ban Phật giáo Nam tông chịu trách nhiệm điều hành các vấn đề liên hệ chƣơng trình của Phật học Nam tông; Ba vị Phó ban kiêm Phân Ban Thanh tra Giáo dục Phật giáo các khu vực (Bắc, Trung, Nam), chịu trách nhiệm thanh tra các cơ sở giáo dục Phật giáo trực thuộc GHPGVN.

- Chánh thƣ ký và Phó thƣ ký

Chánh thƣ ký có trách nhiệm điều hành toàn bộ các hoạt động quản lý hành chính của Ban GDTN TW. Các Phó thƣ ký làm công việc trợ lý cho Chánh thƣ ký hoàn thành công việc đƣợc Ban GDTN TW giao phó; Hoạch định chiến lƣợc phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo. Có trách nhiệm đôn đốc việc tổ chức, triển khai hoạt động của Ban; Tổ chức, điều hành chƣơng trình, nội dung và ghi biên bản các phiên họp của Ban; Có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động của Ban GDTN TW và Ban GDTN tại các Tỉnh Thành, tham mƣu ý kiến, trình Trƣởng ban thẩm tƣờng và cho chuẩn duyệt các kế hoạch điều hành, đào tạo của các trƣờng Phật học thực thuộc; Lập sổ danh bộ Tăng Ni đƣợc cấp bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Cao đẳng Phật học, Trung cấp Phật học và lƣu trữ các sổ sách này; Lƣu trữ các tài liệu, văn kiện của Ban GDTN TW.

- Các ủy viên: Tham gia đóng góp, thảo luận, biểu quyết các hoạt động của Ban GDTN TW và thực hiện các quyết định của Ban GDTN TW; Tham gia soạn thảo giáo trình, giáo án cho các môn học, cấp học tại các trƣờng Phật học; Tham gia quản lý, điều hành và giảng dạy các trƣờng Phật học trực thuộc Ban GDTN TW theo nhiệm vụ đƣợc Ban phân công hoặc chuẩn duyệt.

* Về nguồn tài chính:

Nguồn tài chính của Ban Giáo dục Tăng Ni do sự tài trợ của Giáo hội Trung ƣơng, sự hiến cúng hợp pháp của các tổ chức, cá nhân vào việc giáo dục Tăng Ni và các hoạt động hợp pháp khác. Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ƣơng tự chủ về tài chính theo nguyên tắc tự cân đối thu chi, duy trì các hoạt động quản lý, điều hành của ban.

* Về quy mô, mô hình hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam

Quy mô, mô hình hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Namđƣợc thể hiện rõ trong chƣơng III, Hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam của Nội quy: gồm các cấp: Sơ cấp Phật học, Trung cấp Phật học, Cao Đẳng Phật học, Cử nhân Phật học, Thạc sĩ Phật học, Tiến sĩ Phật học.

Ta có thể mô hình hóa các cấp đào tạo của hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay nhƣ sau:

Trong đó:

1. Sơ cấp Phật học: Thời gian học tối thiểu là 01 năm. Đối tƣợng học là ngƣời mới xuất gia, do Ban Trị sự Phật giáo quận, huyện điều hành. Lớp Sơ

SƠ CẤP PHẬT HỌC TRUNG CẤP PHẬT HỌC CAO ĐẲNG PHẬT HỌC CỬ NHÂN PHẬT HỌC THẠC SĨ PHẬT HỌC TIẾN SĨ PHẬT HỌC

cấp đào tạo trình độ Sơ cấp Phật học. Tăng Ni sinh hoàn tất và thi đỗậu

chƣơng trình Sơ cấp Phật học thì đƣợc Ban Chủ nhiệm Lớp cấp Giấy chứng nhận Tốt nghiệp Sơ cấp Phật học.

2. Trung cấp Phật học: Thời gian học là 03 năm, điều kiện nhập học Tăng Ni sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở, do Ban Giáo dục Tăng Ni tỉnh thành điều hành. Trƣờng Trung cấp đào tạo trình độ Trung cấp Phật học. Tăng Ni sinh hoàn tất và thi đỗậu chƣơng trình Trung cấp Phật học thì đƣợc Ban Giám hiệu Trƣờng Trung cấp Phật học cấp Bằng Tốt nghiệp Trung cấp Phật học.

3. Cao đẳng Phật học: Thời gian đào tạo tối thiểu là 02 năm. Điều kiện nhập học: Tăng Ni có bằng tốt nghiệp Phổ thông Trung học và bằng Trung cấp Phật học, do Ban Giáo dục Tăng Ni tỉnh thành điều hành. Trƣờng Cao đẳng Phật học đào tạo trình độ Cao đẳng Phật học. Tăng Ni sinh hoàn tất và thi đỗậu chƣơng trình Cao đẳng Phật học thì đƣợc Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng Phật học cấp bằng tốt nghiệp Cao đẳng Phật học.

4. Cử nhân Phật học: Thời gian đào tạo là 04 năm; Thể thức đào tạo: Tín chỉ hoặc niên chế; Hệ đào tạo: Chính quy và đào tạo từ xa; Điều kiện nhập học: Có bằng tốt nghiệp Phổ thông Trung học, bằng Trung cấp Phật học và thi đỗậu kỳ thi tuyển sinh. Học viện Phật giáo Việt Nam đào tạo trình độ Cử nhân Phật học. Tăng Ni sinh hoàn tất và thi đỗậu chƣơng trình Cử nhân Phật học thì đƣợc Viện trƣởng Học viện Phật giáo Việt Nam cấp bằng tốt nghiệp Cử nhân Phật học.

5. Thạc sĩ Phật học: Thời gian đào tạo tối thiểu là 02 năm. Thể thức đào tạo: Tín chỉ hoặc niên chế; Hệ đào tạo: Chính quy; Điều kiện nhập học: Có bằng Cử nhân Phật học và thi đỗậu kỳ thi tuyển sinh. Thạc sĩ Phật học đƣợc đào tạo tại Học viện Phật giáo Việt Nam. Tăng Ni sinh hoàn tất và thi đỗậu

đƣợc Viện trƣởng Học viện Phật giáo Việt Nam cấp bằng tốt nghiệp Thạc sĩ Phật học.

6. Tiến sĩ Phật học: Thời gian đào tạo từ 02 đến 05 năm. Thể thức đào tạo: Tín chỉ hoặc niên chế; Hệ đào tạo: Chính quy; Điều kiện nhập học: Có bằng Thạc sĩ Phật học. Tiến sĩ Phật học đƣợc đào tạo tại Học viện Phật giáo Việt Nam. Nghiên cứu sinh hoàn tất và thi đỗậu chƣơng trình Tiến sĩ Phật học, bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ thì đƣợc Viện trƣởng Học viện Phật giáo Việt Nam cấp bằng tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học.

Nhƣ vậy, xét về mặt hình thức và quy mô, công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay là một hệ thống đƣợc xây dựng khá bài bản và chặt chẽ.

2.1.2. Thực trạng công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay trên phương diện nội dung thực tiễn triển khai trên phương diện nội dung thực tiễn triển khai

Qua gần 30 năm phát triển và trƣởng thành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có những bƣớc tiến không ngừng về mọi mặt, trong đó công tác giáo dục đã có những thành tựu đáng kể, trƣờng lớp đào tạo Phật học phát triển, tạo thành một hệ thống các cấp học khá hoàn thiện, đào tạo nhiều thế hệ Tăng ni có trình độ Phật học và thế học, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp phần vào xây dựng đất nƣớc Việt Nam vững mạnh.

Căn cứ trên những quy định chung của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ƣơng, công tác giáo dục Phật giáo Việt Nam đã đƣợc triển khai ở ngoài thực tiễn và đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận cả về mặt quy mô lẫn chất lƣợng. Có nhiều Học viện và trƣờng Trung cấp Phật học đƣợc mở ra để thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Hệ thống sơ cấp, trung cấp, cao cấp Phật học phát triển ở nhiều tỉnh, thành phố đến Trung ƣơng. Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có bốn học viện Phật học: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội,

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Phật giáo Nam tông Khơme tại Cần Thơ.

- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội:

Tiền thân là Trƣờng Cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở I, tọa lạc tại thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, đƣợc thành lập năm 1981.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội có chức năng và nhiệm vụ giáo dục và đào tạo Tăng - Ni trẻ ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học, đáp ứng yêu cầu của Giáo hội, có kiến thức về Phật học, về văn hóa, khoa học, xã hội… có đức hạnh trong tu học, đồng thời đảm trách sự nghiệp truyền bá Phật pháp, phục vụ lợi ích nhân sinh.

Đồng thời với nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, Học viện còn tổ chức việc nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác đào tạo của Học viện, bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho cán bộ giảng dạy và làm công tác quản lý trong hệ thống giáo dục Phật giáo, cũng nhƣ nhân sự đảm trách các Phật sự cốt yếu của các cấp Giáo hội, đặc biệt đối với các Tỉnh, Thành hội Phật giáo khu vực phía Bắc.

Các Tăng Ni khi tuyển vào Học viện phải tốt nghiệp Trung học Phổ thông và Trung cấp Phật học và dự thi 3 môn: Giáo lý căn bản của Phật giáo, văn học Phật giáo và ngoại ngữ trình độ A (Anh, Trung hoặc Hán cổ).

Các chuyên ngành đào tạo của Học viện gồm các môn học về giáo lý đạo Phật (Tam tạng Thánh điển: Kinh - Luật - Luận) và khoa học xã hội nhân văn. Trong khóa học, các Tăng Ni sinh đi sâu tìm hiểu các kinh điển Phật giáo nhƣ tạng kinh Nikaya, tạng kinh A Hàm, các kinh điển Phật giáo Đại thừa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 55)