Về mặt nội dung, cần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 78)

3.1. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức quản lý mô

3.1.2. Về mặt nội dung, cần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả trong

trong công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay

Để công tác giáo dục có thể phát triển “bền vững”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần tạo nguồn kinh phí đào tạo phải đủ và ổn định

Để công tác đào tạo có hiệu quả cao và bền vững, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cụ thể là Ban GDTN TW cần chủ động tạo nguồn kinh phí đủ và ổn định. Ngoài kinh phí từ nguồn đầu tƣ từ xã hội Việt Nam nói chung đem lại (nhƣ sự đóng góp của tăng ni sinh, sự cúng dàng của Phật tử, sự giúp đỡ của Nhà nƣớc và chính quyền các địa phƣơng…), Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần chủ động kêu gọi xã hội hóa công tác giáo dục, chấp nhận và sử dụng những nguồn đầu tƣ từ trong nƣớc và nƣớc ngoài với những điều kiện phù hợp với pháp luật Nhà nƣớc và thực tế Phật giáo Việt Nam.

Bản thân Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đại diện là Ban GDTN TW

cũng cần tăng cường vai trò lãnh đạo của mình.

Bằng việc nắm bắt tình hình, những thuận lợi, khó khăn và phân công những Ban chuyên trách nhỏ phụ trách từng mảng, để có thể theo sát đƣợc tình hình của công tác giáo dục và có những biện pháp xử lý kịp thời đối với các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý, hoạt động trong công tác giáo

Formatted: Font: Not Bold, Font color: Auto

Formatted: Justified, Indent: First line: 0 cm, Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Pattern: Clear (White)

Formatted: Font: Not Bold, Font color: Auto, Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Font: Italic, Font color: Auto

Formatted: Justified, Level 3

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font: Italic

dục. “Trong đà phát triển chung của xã hội, xét thấy tình hình hiện nay đã có khá nhiều Tăng Ni sinh tham gia các khóa đào tạo sau đại học tại trƣờng công lập, thiết nghĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đến lúc thành lập một Ban Quản lý và hƣớng dẫn cho các Tăng Ni sinh theo học các khóa đào Sau Đại học ở các trƣờng Đại học, các Học viện và các Viện Nghiên cứu, cũng nhƣ tại

các Học viện Phật giáo Việt Nam” [20, tr. 335, 336].

Thứ nhất, cần quy hoạch lại hệ thống trường, lớp Phật giáo để tạo thành một hệ thống thống nhất trong cả nước.

Hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay đƣợc hình thành từ cao xuống thấp: mở trƣờng Cao cấp Phật học trƣớc, sau đó mới mở các trƣờng Cơ bản tức trƣờng Trung cấp Phật học, rồi sau đó đến các lớp Cao đẳng Phật học

và cuối cùng là một số lớp Sơ cấp Phật học nên mất cân đối. Vì vậy, trên cơ

sở tính toán thực lực (số lƣợng tăng ni, chùa, tự viện, trƣờng hiện có…) và dự báo phát triển 10-20 năm tới, GHPG cần tiến hành qui hoạch hệ thống trƣờng Phật giáo để lập lại sự cân bằng trong phát triển mà trọng tâm là bậc trung cấp và bậc đại học.

Chƣơng trình đào tạo Phật giáo cần có tính hệ thống, từ thấp đến cao, thể hiện rõ tính kế thừa giữa các cấp học, bậc học, đảm bảo các kiến thức, kỹ năng cơ bản cho Tăng Ni sinh. Cần loại bỏ những môn học chồng chéo, không mang tính kế thừa mà là sự lặp lại ở các cấp học để tránh làm mất đi thời gian học tập, giảm hứng thú của học viên, thay vào đó có thể thêm các môn chuyên ngành để phát triển chuyên sâu hoặc mở rộng kiến thức ở các cấp học cao hơn.

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Normal, Justified, Pattern: Clear

Formatted: Justified, Space Before: 0 pt, After: 0 pt

Chƣơng trình học phải thƣờng xuyên đƣợc cập nhật những kiến thức mới, nội dung các môn học cần đƣợc cập nhật, bổ sung liên tục và chỉnh lý theo hƣớng hiện đại, toàn diện và có hệ thống.

Để làm đƣợc điều đó, Ban GDTN TW cần xây dựng một chuyên ban chuyên phụ trách về mảng khung chƣơng trình đào tạo. Ban này có nhiệm vụ rà soát, nghiên cứu lại, học hỏi, tham mƣu các ý kiến của những nhà giáo dục có kinh nghiệm để xây dựng một khung chƣơng trình thống nhất cho các cấp học hƣớng đến sự cân bằng, kế thừa, logic, cập nhật, tích cực, hiện đại và phù hợp với thực tế.

Thứ hai, cần đầu tư hơn nữa cho cơ sở vật chất, hiện đại hóa hạ tầng, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập

Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần chú trọng đầu tƣ hơn nữa cho cơ sở vật chất, hiện đại hóa hạ tầng và các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Từ bậc Trung cấp Phật học trở lên cần đầu tƣ xây dựng trƣờng có đủ các hạng mục công trình nhƣ giảng đƣờng, phòng học, thƣ viện, ký túc xá, khu thể thao, y tế học đƣờng, và các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học nhƣ mạng vi tính kết nối Internet, phƣơng tiện nghe nhìn, sách báo cần thiết… đảm bảo 100% học viên theo học nội trú, bởi với đặc thù riêng của Phật giáo, sinh hoạt nội trú là biện pháp tốt nhất để theo dõi việc học hành, đặc biệt là phẩm hạnh của Tăng Ni sinh, cũng giúp cho nhà trƣờng giữ đƣợc truyền thống tu học Thiền môn lại vừa hạn chế việc di chuyển tham gia giao thông làm giảm vẻ trang nghiêm của tu sĩ, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tu – học tập trung và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Vì thế ngoài những yêu cầu cơ bản của một khu nội trù thông thƣờng, khu nội trú trong các trƣờng Phật giáo lại cần có thêm khu thiền đƣờng.

Các trƣờng cần hiện đại hóa, công nghệ hóa, tin học hóa các khâu hành chính: quản lý lƣu trữ hồ sơ, học phí, thƣ viện điện tử…

Formatted: Justified, Space Before: 0 pt, After: 0 pt

Thứ ba, cần đổi mới phương pháp giáo dục

Trƣớc đây, thời đức Phật, phƣơng thức giáo dục là truyền khẩu. Ở các trƣờng Hạ, trƣờng Gia giáo là tự thầy dạy trò - giáo dục truyền thụ hình thành trong từng chùa, biệt lập, đơn lẻ. Phƣơng pháp giáo dục truyền thống xƣa nay của các trƣờng Phật học (kể cả bên ngoài) đều theo hƣớng một chiều là đọc chép. Nghĩa là chỉ ngƣời dạy làm việc, còn ngƣời học chỉ biết ghi chép những gì giáo viên giảng, dần dần ngƣời học trở nên bị động và không phát huy hết khả năng. Do đó cần tạo ra một phƣơng pháp học mà học sinh là chủ thể của tƣ duy sáng tạo dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời thầy. Có vậy hiệu quả của việc học sẽ đƣợc nâng cao hơn khi khả năng học và hành đƣợc thực thi cùng một lúc. Ngày nay, với sự phát triển lớn mạnh của công nghệ, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào giảng dạy đã đem lại nhiều hiệu quả hữu ích mà giáo dục Phật giáo không nên bỏ qua. Có thể sử dụng các bài giảng điện tử, hình thức học ngoại khóa,… để tăng cƣờng hiệu quả giảng dạy. Phƣơng pháp giáo dục mới cần lấy ngƣời học làm trung tâm, để ngƣời học phát huy đƣợc tính sáng tạo của mình. Thay vì thụ động đến nghe giảng và chép bài nhƣ truyền thống, ngƣời học có thể chủ động tìm hiều về bài học trƣớc, đƣa ra các vấn đề nghi vấn, thảo luận nhóm, …

Thƣờng xuyên hơn nữa tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan, khảo sát thực tế nhằm trau dồi những kiến thức và bài học thực tiễn cho Tăng Ni sinh, gắn học đi đôi với hành.

Thứ tư, tạo nguồn kinh phí đào tạo phải đủ và ổn định

Để công tác đào tạo có hiệu quả cao và bền vững, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cụ thể là Ban GDTN TW cần chủ động tạo nguồn kinh phí đủ và ổn định. Ngoài kinh phí từ nguồn đầu tƣ từ xã hội Việt Nam nói chung đem lại (nhƣ sự đóng góp của tăng ni sinh, sự cúng dàng của Phật tử, sự giúp đỡ của Nhà nƣớc và chính quyền các địa phƣơng…), Giáo hội Phật giáo Việt

Formatted: Justified, Space Before: 0 pt, After: 0 pt

Formatted: Indent: First line: 0 cm, Space Before: 0 pt, After: 0 pt

Nam cần chủ động kêu gọi xã hội hóa công tác giáo dục, chấp nhận và sử dụng những nguồn đầu tƣ từ trong nƣớc và nƣớc ngoài với những điều kiện phù hợp với pháp luật Nhà nƣớc và thực tế Phật giáo Việt Nam.

Thứ năm, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý đối với hoạt động giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay.

Có thể nói, công tác quản lý có vai trò rất lớn, quyết định đến chất lƣợng đào tạo của công tác giáo dục đào tạo Phật giáo. Ban GDTN TW cần sớm ban hành các quy định cụ thể về đội ngũ nhân sự, những yêu cầu cu thể, chi tiết về chuyên môn, nghiệp vụ đối với những ngƣời tham gia công tác quản lý, đào tạo cho từng chƣơng trình học, cấp học. Cần tăng cƣờng các hoạt động giám sát về chất lƣợng giảng dạy và đào tạo. Ban GDTN TW cần đề ra những chiến lƣợc lâu dài và đề ra những biện pháp cụ thể, lộ trình cụ thể và quyết tâm khắc phục những khó khăn, thực hiện cho bằng đƣợc những chủ trƣơng đó.

Đối với đội ngũ là Ban lãnh đào trƣờng, lớp Phật giáo, là những ngƣời vừa có vị trí, vai trò lãnh đạo, vừa có trình độ giáo lý, giáo luật, có uy tín lớn trong Tăng Ni, có tác động to lớn, ảnh hƣởng sâu sắc đến Tăng Ni. Vì vậy, cần có những chính sách thiết thực nhằm phát huy vai trò của Ban lãnh đạo trƣờng lớp Phật giáo. Nhƣ ý kiến đánh giá của TS. Hoàng Văn Năm (Thích Trí Nhƣ): “Đối với nhân sự, là nhân tố quyết định sự thất bại hay thành công của mọi tổ chức và trƣờng lớp, Phật giáo cũng không ngoài quy luật ấy. Nhân sự điều hành trƣờng lớp phải là những ngƣời trực tiếp làm việc toàn thời gian cho giáo dục và có khả năng chuyên môn. Cần nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân sự tham gia trực tiếp điều hành và quản lý trong hệ thống các trƣờng Phật học. Đặt ra những yêu cầu về chuyên môn, phẩm chất. Lựa chọn nhân sự có năng lực lãnh đạo và thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng năng lực quản lý đối với đội ngũ làm công tác quản lý hành chính. Đặc biệt chú

trọng đến kinh nghiệm quản lý và có chế độ đại ngộ thỏa đáng” [Hoàng Văn năm, tr. 181]

Hoạt động của Ban GDTN TW cần sự nỗ lực làm việc liên tục, nhất trí cao, đầu tƣ nhiều để hoạt động Phật sự có hiệu quả. Trong năm qua, các Tiểu ban đã nỗ lực làm việc tích cực để chƣơng trình hoạt động đề ra có nhiều thành tựu, để hoạt động sắp tới tiếp tục đạt những kết quả tốt đẹp cần sự chung tay góp sức, đóng góp ý kiến của chƣ tôn đức các ban, ngành, sự nỗ lực, đoàn kết, thống nhất cao của các thành viên Ban GDTN TW và Ban GDTN các cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)