Những vấn đề đặt ra về mặt hình thức công tác giáo dục của Phật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp (Trang 55)

2.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng công tác giáo dục của Phật giáo

2.2.1. Những vấn đề đặt ra về mặt hình thức công tác giáo dục của Phật

giáo Việt Nam hiện nay

Từ sự phân tích trên đây cho thấy còn nhiều vấn đề bất cấp đặt ra trong công tác giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay. Giữa hình thức, quy mô xây dựng và thực tiễn triển khai còn nhiều vấn đề chƣa thực sự “khớp” nhau. Đánh giá về vấn đề này, chúng ta sẽ xem xét trên hai phƣơng diện: Những vấn đề đặt ra về mặt hình thức; Những vấn đề đặt ra về chất lƣợng đào tạo.

2.2.1. Những vấn đề đặt ra về mặt hình thức công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay Phật giáo Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, thực tiễn triển khai công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay chưa tương xứng với quy mô xây dựng.

Xét về mặt quy mô, tổ chức đào tạo nhƣ đã phân tích ở trên, công tác giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay đƣợc xây dựng khá chặt chẽ, bài bản quy mô với sáunăm cấp đào tạo trình tự từ thấp đến cao: sơ cấp, trung cấp,

cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên thực tiễn triễn khai lại chƣa thực

sự tƣơng xứng với quy mô đó. Ví nhƣ xét về hệ thống bốn Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Học viện Phật giáo

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Nam tông Khemer. Tính đến thời điểm hiện tại, chƣa có một cơ sở đào tạo nào của Phật giáo (cao nhất là bốn học viện trên) có chƣơng trình đào tạo Tiến sĩ Phật học (Năm 2017, có một cơ sở duy nhất mở chƣơng trình đào tạo Tiến sĩ Phật học là Viện Trần Nhân Tông – trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội). Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh – cơ sở đào tạo hàng đầu của Phật giáo Việt Nam hiện nay cũng mới chỉ dừng lại ở đào tạo Thạc sĩ Phật học (tuyển sinh khóa II năm 2017). Trong khi đó học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế và Hà Nội, học viện Phật giáo Nam tông Khemer mới chỉ dừng lại ở đào tạo cử nhân Phật học. Các Tăng Ni muốn học lên trình độ tiến sĩ đa phần đều phải đến các cơ sở đào tạo quốc dân theo học các chƣơng trình nhƣ: Tiến sĩ Tôn giáo học của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, tiến sĩ Tôn giáo học của trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội,... hay ra nƣớc ngoài theo học.

Thứ hai: Thời gian đào tạo của của hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay được đánh giá là khá dài, còn nhiều điều trùng lặp chưa thực sự phù hợp.

Theo mô hình giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay (đã đƣợc mô hình hóa ở chƣơng mục 2.1.1) thì thời gian đào tạo trung bình của một ngƣời đạt đến trình độ Tiến sĩ Phật học là mất khoảng 16 năm: 2 năm sơ cấp, 4 năm trung cấp, 2 năm cao đẳng, 4 năm cử nhân, 2 năm thạc sĩ, 2 – 5 năm tiến sĩ. Nhƣ vậy, nếu tính từ lớp 12 (nếu cộng sơ cấp Phật học vào) và khoảng 14 năm nếu không tính sơ cấp Phật học (nhƣ ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam). So với các nƣớc tiên tiến về giáo dục, ta phải mất gấp đôi thời gian mới đào tạo đƣợc một tiến sĩ Phật học. Phần lớn để có đƣợc tiến sĩ Phật học, Tăng Ni Việt Nam đã đến tuổi U40, U50, nên ít nhiều ảnh hƣởng đến năng lực và hiệu quả Phật sự, ngay cả trong ngành giáo dục Phật học cũng không phải là ngoại lệ. Trong khi đó so với hệ thống giáo dục Phật học

tại các nƣớc Nam tông (Thái Lan, Lào, Campuchia…), chƣơng trình Phật học chỉ bắt đầu từ cử nhân (4 năm), từ lớp 1 đến lớp 12, Tăng Ni học cùng với học sinh bình thƣờng tại các trƣờng do Bộ Giáo dục quy định (có thể nằm trong chùa hoặc ở ngoài chùa). Họ không phải trải qua các chƣơng trình Sơ đẳng, Trung cấp và Cao đẳng Phật học. Vì vậy, trung bình một tu sĩ có bằng Tiễn sĩ Phật học thƣờng ở độ tuổi 25 – 30 (12 năm đào tạo chƣơng trình phổ thông nhƣ một học sinh bình thƣờng – thƣờng bắt đầu từ 7 tuổi, 4 năm cử nhân, 2 năm Thạc sĩ và sau đó là Tiến sĩ). Còn ở một số nƣớc Phƣơng Tây: Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, châu Úc chƣơng trình Phật học thƣờng bắt đầu từ Thạc sĩ, không bắt buộc học viên phải trải qua Cử nhân Phật học nhƣ các ngành khác, chỉ với 2 năm Thạc sĩ rồi lên tiến sĩ 2 đến 4 năm, chƣơng trình đào tạo tại các nƣớc Phƣơng Tây vẫn đảm bảo chất lƣợng, minh chứng là các Thạc sĩ, Tiến sĩ Phật học ra trƣờng ở các chƣơng trình đào tạo này đã trở thành các học giả Phật học lỗi lạc trên thế giới, trƣớc tác và dịch thuật nhiều tác phẩm Phật học có giá trị.

Cần phải nhấn mạnh rằng, chƣơng trình đào tạo của các học viện Phật giáo Việt Nam hiện nay đang chứa đựng cả hai hình thức: giáo dục những cái chung nhất về Phật học và giáo dục chuyên sâu, chuyên ngành về Phật học. Về vấn đề này, tác giả Nguyễn Mạnh Cƣờng đã phân tích khá rõ trong bài viết “Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay với vấn đề giáo dục đại học (Nhìn từ đào tạo Tiến sĩ, chuyên ngành Tôn giáo học): “Công tác Giáo dục đại học Phật giáo đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà tu hành, của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng mọi tổ chức xã hội khác. Vấn đề là phải tách giáo dục chung (cái mà chúng ta gọi là giáo dục phổ thông hay giáo dục phổ cập) ra khỏi giáo dục chuyên ngành chuyên sâu dƣới dạng đại học và sau đại học. Học viện Phật giáo Việt nam hiện nay đang mang trong lòng nó cả hai hình thức này. Đứng về hình thức giáo dục phổ cập (xin gọi nhƣ thế để tránh hiểu

lầm sang giáo dục phổ thông của Nhà nƣớc hiện nay) cho các Tăng Ni sinh đang tu học ở các chùa trong cả nƣớc, Học viện có thể mở nhiều lớp, nhiều khóa, cử nhiều giảng viên do mình quản lý đi các nơi, vào một số chùa điểm giảng dạy mà không nhất thiết cứ phải mở trong học viện” [20, tr334].

Vì trải dài trong chƣơng trình đào tạo nhiều năm nên trong chƣơng trình đào tạo giữa các cấp không thể tránh khỏi sự trùng lặp giữa các cấp học.

Thứ ba, phương pháp giáo dục trong công tác giáo dục cuả Phật giáo Việt Nam hiện nay còn nhiều điểm cần khắc phục.

Giáo dục Phật giáo, theo quan điểm của đức Phật, nhƣ đã đề cập đến ở trên, TT.Thích Nhật Từ nói rằng trong Kinh Pháp Cú chƣơng 11 đức Phật đã chỉ ra bốn nội dung giáo dục cho giới trẻ:

- Giáo dục trí tuệ: Giáo dục trí tuệ giúp cho những ngƣời trẻ tuổi luôn luôn biết tƣ duy và hành động một cách đúng đắn.

- Giáo dục đạo đức: nhằm giúp cho ngƣời trẻ tuổi biết về các chuẩn mực đạo đức trong xã hội, biết đóng góp cho sự phát triển của xă hội.

- Giáo dục về sức khỏe: giúp tuổi trẻ hiểu rõ về thân và đóng góp của thân cho nhân loại.

- Giáo dục thiên hướng nghề nghiệp: Một ngƣời trẻ tuổi khi đến tuổi trƣởng thành thì phải thông thạo nghề nghiệp để nuôi sống mình và góp phần phụng dƣỡng cha mẹ và ngƣời thân. Còn một chƣơng trình giáo dục phổ thông hƣớng đến giáo dục toàn diện con ngƣời thƣờng chú ý đến ba khía cạnh: đức dục (giáo dục đạo đức để trở thành ngƣời có đạo đức, ngƣời tốt), trí dục (giáo dục trí tuệ, để trở thành ngƣời có kiến thức, có ích cho xã hội), thể dục (rèn luyện sức khỏe để trở thành một ngƣời khỏe mạnh). Trong đó với ngƣời Việt Nam chúng ta thƣờng coi trọng và đặt tiêu chí “đức dục” lên hàng đầu, thể hiện trong các câu thành ngữ đã trở thành khẩu hiệu giáo dục trong các trƣờng học “Tiên học Lễ, hậu học văn”, hay nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

đã từng nói: “Ngƣời có tài mà không có đức là ngƣời vô dụng, ngƣời có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Mặc dù mục đích giáo dục của đạo Phật là hƣớng dẫn cho con ngƣời tu hành theo đạo Phật để trở thành một con ngƣời vừa có ích cho Giáo hội vừa có ích cho xã hội. Phật giáo là một tôn giáo của đạo đức, của trí tuệ, chính vì vậy rèn luyện đạo đức, rèn luyện trí tuệ để giải thoát cho mình là con đƣờng của sự giác ngộ. Tuy nhiên, “Hiện tại chƣơng trình giáo dục của Giáo hội chúng ta chỉ đặt nặng ở nhu yếu thứ hai (trí dục), còn nhu yếu thứ nhất (đức dục) và thứ ba (thể dục) chƣa đƣợc quan tâm đúng mức khiến cho nhiều chƣ Tôn đức Trƣởng lão trong Giáo hội chƣa mấy hài lòng với phong cách, cũng nhƣ năng lực chuyên môn của các Tăng Ni, mặc dù đã đƣợc kinh qua môi trƣờng đào tạo giáo dục trƣờng lớp Phật học” [20, tr.347].

Thứ tư, Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, tài liệu giáo trình, sách giáo khoa chung chưa có.

Nhìn vào sơ đồ hệ thống các cấp đào tạo của hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay (ở phần trên) sẽ thấy là một hệ thống đào tạo rất bài bản, theo thứ bậc từ thấp đến cao. Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống đó chƣa có đầy đủ ở các địa phƣơng, gây nhiều khó khăn trong công tác đào tạo. Ví nhƣ, “chỉ có một số tỉnh thành có lớp sơ cấp đƣợc mở với lý do đào tạo nhƣ lớp gia giáo tại chùa nhằm bồi dƣỡng kiến thức cho Tăng Ni trong khi chờ đợi vào trung cấp. Khi tốt nghiệp trung cấp, Tăng Ni muốn tiếp tục học cao hơn thì hoặc là thi tuyển vào học viện hoặc vào thẳng lớp cao đẳng. Nói là lớp cao đẳng mà không phải là trƣờng cao đẳng vì thực chất là trung cấp nối dài, trực thuộc trƣờng Trung cấp” [44, tr.152].

Nhìn chung, hệ thống cơ sở vật chất: thƣ viện, học liệu, phòng học cũng nhƣ các trang thiết bị điện tử phục vụ cho giảng dạy và học tập còn nghèo nàn, lạc hậu, chƣa thực sự đƣợc đầu tƣ bài bản, chƣa bắt kịp tiến bộ của

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

xã hội và công nghệ hiện đại trong giáo dục, đào tạo. Trong buổi tọa đàm Khoa học “Giáo dục Trung cấp Phật học – Hiện trạng và giải pháp” do Ban GDTN TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức năm 2016, Thƣợng tọa Thích Thanh Quyết - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phát biểu: “hầu hết các trƣờng Trung cấp Phật giáo còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, việc thống nhất các chƣơng trình giáo dục giữa các hệ giáo dục Phật giáo từ Trung cấp đến các học viện trên cả nƣớc chƣa đồng bộ, hệ thống sách giáo khoa, giáo trình cần phải đảm bảo tính khoa học, tính thống nhất, tính logic, thực tiễn…”

Thứ năm, về vấn đề chuẩn hóa, thừa nhận văn bằng, chứng chỉ đào tạo các cấp của giáo dục Phật giáo hiện nay còn nhiều bất cập.

Trên thực tế hiện nay, bằng cấp các cấp đào tạo của hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam vẫn chƣa đƣợc xã hội thừa nhận nhƣ hệ thống văn bằng của các cấp đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện nay với nhu cầu mở rộng kiến thức (không chỉ kiến thức Phật học mà cả kiến thức thế học), rất nhiều Tăng Ni sinh sau khi tốt nghiệp tại các trƣờng Phật giáo muốn học học lên các bậc cao hơn các chuyên ngành nhƣ Tôn giáo học, Hán Nôm, Dân tộc học, Văn học... ở các trƣờng quốc dân nhƣng lại phải học chuyển đổi, bổ túc kiến thức, thậm chí là học lại từ đầu tại các cơ sở đào tạo này. Theo một ghi nhận mới đây nhất về tình hình các Tăng Ni sinh đăng ký tham gia thi vào học Thạc sĩ ngành Tôn giáo học, tại một cơ sở đào tạo uy tín của nhà nƣớc là trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, yêu cầu tiên quyết đối với ngƣời dự tuyển là phải có bằng tốt nghiệp đại học tại một trƣờng Đại học trong hệ thống giáo dục đào tạo của nhà nƣớc. Chính vì thế nhiều Tăng Ni không đủ điều kiện đành phải học lại Đại học sau đó mới thi lên đƣợc Thạc sĩ.

Formatted: Font color: Auto

Thứ sáu, về công tác quản lý giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục.

Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ƣơng có chức năng là cơ quan quản lý hành chính cao nhất đối với các hoạt động, đào tạo của các trƣờng Phật học trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam; giữ vai trò lãnh đạo trong quản lý, điều hành các Ban Giáo dục Tăng Ni cấp tỉnh, thành cũng nhƣ các hoạt động giáo dục Phật giáo trong các trƣờng Phật học trên toàn quốc, bao gồm các lớp Sơ cấp, các trƣờng Trung cấp Phật học, Cao đẳng Phật học, các Học viện Phật giáo Việt Nam. Ban Giáo dục Tăng Ni trung ƣơng cấp tỉnh thành có trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục Phật giáo trong các trƣờng Phật học trực thuộc. Mục đích quản lý và đào tạo các thế hệ Tăng Ni toàn diện kiến thức về Phật học, khoa học và xã hội; có đầy đủ đạo đức, trí tuệ và sức khỏe để tinh tấn trong tu học và phục vụ lợi ích nhân sinh; đào tạo Tăng Ni có khả năng đáp ứng các yêu cầu nhập thế của GHPGVN, nhằm đáp ứng sự nghiệp phát triển Phật giáo Việt Nam.

Nhƣng trên thực tế hoạt động, công tác quản lý giáo dục Phật giáo Việt Nam còn bộ lộ một số vấn đề còn hạn chế: “Việc quản lý giáo dục, có thể nói quản lý giáo dục Phật giáo là thiếu chuyên nghiệp, thiếu tầm nhìn hợp tác. Có nhiều tỉnh không có trƣờng lớp Phật giáo nhƣng vẫn có trƣởng ban Giáo dục Tăng Ni. Những nơi có trƣờng Phật học, đúng ra Hiệu trƣởng phải kiêm trƣởng ban Giáo dục Tăng Ni nhƣng một số tỉnh không thực hiện nhƣ vậy. Việc quản lý và lƣu trữ hồ sơ của các trƣờng Phật học là điều đáng quan tâm…” [44, tr.155]

2.2.2. Những vấn đề đặt ra về chất lượng của công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay.

Formatted: Font color: Auto

Thứ nhất, Nội dung chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay chưa thực sự thống nhất, logic, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế.

Trong nội dung chƣơng trình đào tạo các cấp trong hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam, vẫn còn tình trạng chồng chéo kiến thức, chƣa thực sự sát với nhu cầu thực tế, chƣa có nhiều môn học mang tính chuyên môn, chuyên ngành cao nhƣ: Tăng sự, Giáo dục, Hoằng pháp, Nghi lễ, Văn hóa, Kinh tế, Tài chính, Quốc tế, Từ thiện…

Ví dụ, xem xét một Khung chƣơng trình đào tạo của một đơn vị đào tạo cụ thể là Chƣơng trình đào tạo Cử nhân Phật học khóa 2010 – 2014 của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (thời gian đào tạo 04 năm)

STT Tên môn Số tiết học

1 Giới thiệu hệ thống kinh điểnðiển Nikaya 90

2 Kinh A Hàm 150

3 Những vấn đðề cơõ bản của giới luật học Phật giáo 75 4 Lịch sử tƣ tƣởngý týởng Phật giáo nguyên thủy 45

5 Quản trị tự viện – Hoằng pháp 45

6 Lịch sử Phật giáo Ấn Ðộ 45

7 Triết học Mác – Lênin 45

8 Lịch sử Việt Nam 75

9 Lịch sử các tôn giáo lớn trên thế giới 45

10 Lịch sử triết học phƣơnghýõng Tây 30

11 Tiếng Việt thực hành 45

12 Lịch sử Triết học Phƣơnghýõng Ðông 75

13 Kinh tế chính trị Mác – Lênin 30

14 Hán cổ 300

15 Trung vãăn 180

16 Anh văãn 185

17 Tin học 135

18 Luật Hiến pháp 45

19 Chủ nghĩa Xã hội khoa học 30

20 Ba la đề ðề mộc xoa Giới 90

21 Kinh Bát Nhã 75

22 Lịch sử tƣ tƣởngý týởng Phật giáo Bộ phái Tiểu thừa

45

23 Câu Xá luận 75

24 Lịch sử Phật giáo Trung Quốc 45

25 Tâm lý học Ðại cƣơngýõng 45

26 Cơõ sở văãn hóa Việt Nam 45

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp (Trang 55)