Lịch sử công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 40)

1.2. Khái quát chung về Phật giáo Việt Nam hiện nay

1.2.2. Lịch sử công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam

Ngay từ những ngày đầu du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã len lỏi vào cộng đồng làng xã Việt Nam, từ đó thâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội. Ngôi chùa Phật giáo trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả cộng đồng. Việc giáo dục đào tạo của Phật giáo Việt Nam cũng bắt đầu từ những ngôi chùa. Các hoạt động giáo dục lúc này gắn chặt với hoạt động truyền giáo: Các nhà truyền giáo giảng dạy Phật pháp, khuyên dạy đạo đức, phẩm hạnh về nếp sống hƣớng thiện cho Phật tử. Tầng lớp Tăng sĩ là các nhà truyền giáo lúc này chính là những hạt nhân ban đầu, là cơ sở để hình thành và phát triển của toàn bộ hệ thống giáo dục Phật giáo sau này.

Ngôi chùa lúc này không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng mà còn là trung tâm giáo dục, nơi đào tạo, sản sinh ra nhiều nhân vật ƣu tú của dân tộc, đặc biệt là ở các thời kỳ Phật giáo phát triển nhƣ thời Lý, Trần, điều này ta tìm thấy nhiều trong các cứ liệu lịch sử: "Ta cần nhớ nền giáo dục Việt Nam và Phật giáo Việt Nam của những triều Đinh, Lê và Lý là một nền giáo dục luôn luôn cập nhật hóa, nắm đƣợc những phát triển mới của tinh hoa nhân loại ở bên ngoài nƣớc mình. Đây là một nền giáo dục năng động, đủ sức tiếp thu những thông tin mới và thiết kế cho mình một mẫu ngƣời hoàn chỉnh. Ta thấy đại sƣ Khuông Việt đã làm bài từ "nõn nà có thể vốc đƣợc" để tiễn đƣa sứ Tống. Nền giáo dục thời ấy phóng khoáng và chủ động, biết tìm kiếm suy nghĩ..." [Xem 76]. Hay “Mỗi ngôi chùa thời Lý là một diễn đàn, một chốn học đƣờng, số ngƣời học không những chỉ là thƣờng dân mà còn có cả con em

hoàng gia quý tộc” [53, tr. 40, 41]. "Thực vậy, cho đến khi vua Lý Thánh

Tông lập Văn Miếu vào năm 1070, thì ngôi chùa vẫn giữ chức năng trung tâm học thuật giáo dục của quốc gia và đã thành công trong việc cung cấp cho Tổ quốc những ngƣời con ƣu tú, làm rạng rỡ non sông. Vì thế, sau khi nền giáo dục đã đặt dƣới quyền bảo trợ của nhà nƣớc, vai trò của các ngôi chùa Việt Nam vẫn tiếp tục chức năng cũ của mình ở những mức độ nặng nhẹ khác nhau, tùy lúc tùy thời"[76, tr. 504]

Theo truyền thống Phật giáo, trƣớc đây các sƣ trẻ theo học các bậc Cao Tăng ở các chùa, theo Sơn môn, hệ phái, các sƣ lớn tuổi thì tự nghiên cứu, tu tập. Các hoạt động của công tác giáo dục thời kỳ này tiêu biểu có nhƣ: An cƣ kiết Hạ (trƣờng Hạ) là truyền thống từ thời đức Phật còn tại thế. Đó là sự tu học tập trung bắt buộc đối với tu sĩ Phật giáo vào ba tháng mùa hạ. Chƣơng trình tu học trong ba tháng này do vị trụ trì từng chùa đặt ra, số lần đi Hạ là tuổi đạo của tu sĩ. Cứ vào mỗi Hạ, vị trụ trì chùa vân tập hợp các đệ tử để giảng kinh, luật, luận bằng Hán văn, ghi chép rất đơn giản, bàn ghế chẳng có

Formatted: Pattern: Clear (White)

gì, ngƣời học ngồi trên bàn, trên giƣờng, thậm chí ngồi trên nền miễn sao họ hiểu đƣợc và hành trì tu chứng thăng tiến là tốt. Vào đầu thế kỷ XX, những trƣờng đó gọi là đạo tràng. Các lớp tu học do các tu sĩ đức cao đạo trọng mở và trực tiếp giảng dạy tại chùa (tổ đình) do quý ngài trụ trì.

Tuy nhiên từ thời Lê - Nguyễn, với sự phát triển mạnh mẽ của Nho giáo, Phật giáo thời kỳ này thiếu sự hộ pháp của triều đình, bản thân Phật giáo không có sự cải cách nên tăng đồ không đƣợc giáo dục đến nơi đến chốn là môt nguyên nhân lớn dẫn đến sự suy vi của Phật giáo. Nhu cầu bức thiết lúc này là cần phải chấn hƣng Phật giáo mà nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng hệ thống giáo dục Phật giáo mới để đào tạo các tu sĩ truyền giáo có phẩm hạnh và học thức.

Có thể nói công cuộc chấn hƣng Phật giáo từ năm 1930 - 1954 đã tạo nên diện mạo mới cho hệ thống công tác giáo dục Phật giáo, và chính hệ thống này đã đào tạo nhiều tăng tài, nhiều bậc cƣ sĩ đức trọng tài cao góp phần vào sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX. Diện mạo mới đó là các trƣờng Phật học tập trung, có thi tuyển, có chƣơng trình đào tạo đối với từng cấp (hệ thống dọc) của các Hội Phật học xuất hiện bên cạnh các trƣờng Gia giáo, trƣờng Hạ. Ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam lúc này, xuất hiện nhiều Hội đoàn giáo dục Phật giáo, nhƣ ở miền Nam có Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học, Hội Lƣỡng Xuyên Phật học, hội Xuất bán Phật học giáo khoa… với các hoạt động sôi nổi nhƣ: mở lớp giảng dạy, gửi các tăng ni sinh đi học tại các Sơn môn khác,...; miền Trung tổ chức trƣờng Sơn môn học đƣờng tại chùa Trúc Lâm, thành lập các hội An Nam Phật học, mở các lớp cấp tiểu học, trung học, cao đẳng,…; miền Bắc mở nhiều lớp ở các chùa nhƣ Quán Sứ, Bồ Đề,… Thời kỳ này, Phật giáo Việt Nam cũng đã cử nhiều chƣ Tăng ra nƣớc ngoài du học, nghiên cứu…

Thời kỳ 1954 – 1975 với hiệp định Giơnevơ, Việt Nam chia thành hai miền Nam, Bắc, ranh giới là vĩ tuyến 17. Ở miền Bắc thời kỳ này vẫn duy trì trƣờng hạ của các Tổ đình, Sơn môn. Năm 1958. Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam thành lập. Nội dung giáo dục có nhiều biến chuyển tích cực, đã có thêm các môn học văn hóa, chính sách của Đảng, Chính phủ về tôn giáo…; Ở miền Nam, công tác giáo dục Phật giáo phát triển mạnh với 04 trƣờng Cao Đẳng, Viện Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn là trung tâm giáo dục nổi tiếng và có ảnh hƣởng lớn…

Từ năm 1975, đất nƣớc thống nhất, công tác giáo dục Phật giáo Việt Nam đƣợc chỉnh đốn và đƣợc chú trọng phát triển, tuy nhiên cũng giống nhƣ các thời kỳ trƣớc do hoàn cảnh lịch sử, do chƣa có sự nhất quán giữa các tổ chức nên phần lớn các hoạt động giáo dục vẫn mang tính tự phát, công tác quản lý vẫn mang tính riêng lẻ. Chỉ đến khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời tháng 11/ 1981 thì nền giáo dục của Phật giáo Việt Nam mới đi vào hệ thống có quy củ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Ngay từ khi mới thành lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra và đặt nhiệm vụ trọng yếu, hàng đầu đó là giáo dục và đào tạo Tăng Ni sinh toàn diện. đào tạo những ngƣời có trí tuệ đáp ứng yêu cầu của xã hội và yêu cầu phát triển của đạo Phật trong hoàn cảnh mới của đất nƣớc. (Công tác giáo dục Việt Nam từ năm 1981 đến nay sẽ đƣợc đề cập chi tiết ở các chƣơng sau)

Tiểu kết chƣơng 1

Giáo dục là một chức năng sinh hoạt không thể thiếu của con ngƣời trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội. Bất kỳ một tôn giáo nào cũng đề cao vai trò của công tác giáo dục trong sự nghiệp truyền bá và phát triển đạo của mình. Phật giáo cũng vậy. Bản thân Đức Phật – ngƣời sáng lập đạo Phật đã chính là một nhà giáo dục vĩ đại. Với những đặc trƣng rất riêng, Phật giáo có mục tiêu, phƣơng pháp, nội dung giáo dục rất đặc trƣng.

Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm, ngay trong quá trình du nhập, các hoạt động giáo dục của Phật giáo Việt Nam đã hình thành gắn liền với quá trình truyền giáo. Công tác giáo dục Phật giáo Việt Nam ở mỗi thời kỳ khác nhau có những vấn đề đặc trƣng riêng nhƣng vẫn luôn tồn tại, phát triển và đóng vai trò không nhỏ đối với sự phát triển Phật giáo Việt Nam nói riêng, sự phát triển của đất nƣớc nói chung. Ở những thời kỳ Phật giáo phát triển đỉnh cao, công tác giáo dục của Phật giáo đã góp phần không nhỏ vào việc đào tạo ra nhân tài cho đất nƣớc. Năm 1981, với sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam từ đây bƣớc sang một trang mới cả về lƣợng và về chất.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 40)