Hình thức chuyển tải thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tình dục trước hôn nhân trên báo điện tử (Trang 60 - 79)

2.3. Phân tích thực trạng vấn đề tình dục trƣớc hôn nhân trên báo

2.3.2. Hình thức chuyển tải thông tin

2.3.2.1. Cách tổ chức bài viết qua các chuyên mục

Đối với báo chí, ngoài việc chú trọng đến nội dung thông tin thì việc chăm chút cho hình thức tờ báo cũng rất quan trọng. Để tạo nên sự logic, chặt chẽ trong cách thể hiện nội dung và tiện cho việc theo dõi bài viết theo chủ đề của độc giả, các tờ báo thường phân chia thành những chuyên trang, chuyên mục cụ thể. Chuyên mục tạo nên bản sắc của tờ báo: tương đối ổn định về dung lượng và thời gian, phạm vi đề cập, luôn hướng tới một lượng độc giả nhất định theo ngành nghề, sở thích, giới tính, lứa tuổi…

Báo chí là xuất bản phẩm định kỳ. Và các chuyên mục trên báo chí chính là một góc phản ánh tính chất “xuất bản phẩm định kỳ” cũng như tính thời sự của báo chí. Trong công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí, khi chúng ta bảo đảm được tính định kỳ sẽ đem đến cho công chúng một cái nhìn xuyên suốt, liên tục về thông tin, cũng như làm tăng tính hấp dẫn, thu hút đối với chuyên mục và tờ báo. Bởi trong thực tế, có rất nhiều công chúng đọc một tờ báo hàng ngày chỉ là muốn theo dõi một dòng thông tin, một chuyên mục nào đó trên báo.

Hơn nữa, thông qua chuyên mục, ban biên tập tòa soạn báo cũng nhận được sự phản hồi, góp ý, khen chê nhiều hơn từ bạn đọc, góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng chuyên mục, tờ báo. Nếu như một chuyên mục có được những vấn đề mà đông đảo công chúng quan tâm, tờ báo đó có thể nhận được nhiều ý kiến bạn đọc tranh luận sẽ tạo ra một diễn đàn thực sự. Không những thế, từ chuyên mục, chúng ta có thể tìm ra được những cộng tác viên viết cho chuyên mục rất tốt, có kiến thức chuẩn, đúng chuyên ngành.

Qua khảo sát, cả ba tờ báo VnExpress.net, Tuoitre.vn, Thanhnien.vn đều có những chuyên mục đăng tải những bài viết phản ánh về thực trạng, hậu quả và nguyên nhân của vấn đề TDTHN trong giới trẻ hiện nay. Đề

tài này nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bạn trẻ, những thông tin đưa ra đều có tính định hướng, giáo dục lối sống cho giới trẻ, nên các bài viết thường được tập trung ở những chuyên mục dành cho đối tượng độc giả trẻ tuổi. Sự bố trí các bài viết theo chuyên mục cụ thể sẽ giúp cho độc giả dễ theo dõi và thể hiện được tính khoa học, chuyên nghiệp trong cách sắp sếp tin bài của tờ báo.

Đối với báo Thanhnien.vn, các bài viết về vấn đề này tập trung không cố định ở một chuyên mục cụ thể, mà nó xuất hiện ở chuyên mục giới trẻ, đời sống, nhưng cũng thỉnh thoảng cũng xuất hiện ở những chuyên mục như: pháp luật, thời sự, tôi viết… Đây là những chuyên mục hướng tới lớp công chúng trẻ tuổi, chính vì thế những đề tài được phản ánh trong chuyên mục này rất gần gũi với các bạn trẻ. Báo Thanhnien.vn cũng thường xuyên mở các diễn đàn theo chủ đề, đăng tải ý kiến của dư luận khi bàn về vấn đề TDTHN. Cụ thể là các diễn đàn như : Vấn đề trinh tiết và tình dục trƣớc hôn nhân hay Sống chung trƣớc khi kết hôn: Nên hay không?. Những chủ đề này đã nhận được

sự quan tâm của các bạn trẻ, các chuyên gia, bác sĩ, nhà tâm lý học, xã hội học… tạo nên bầu không khí tranh luận, phản biện sôi nổi trên tờ báo.

Những bài viết về vấn đề TDTHN trên tờ VnExpress.net chủ yếu tập trung ở hai chuyên mục: gia đình và tâm sự, nhưng cũng thỉnh thoảng cũng xuất hiện một hoặc hai bài ở chuyên mục thời sự, cộng đồng, sức khỏe. Tuy nhiên, tờ báo lại chưa xây dựng được những diễn đàn về mẳng đề tài TDTHN để thu hút sự quan tâm theo dõi của độc giả.

Tuoitre.vn cũng đã tổ chức, xây dựng được nhiều chuyên mục nhằm liên kết các nôi dung có liên quan đến vấn đề TDTHN. Các bài viết thường được bố trí trong các chuyên mục nhịp sống trẻ, sống khỏe, bạn đọc; nhưng cũng thỉnh thoảng cũng xuất hiện ở những chuyên mục như: chính trị xã hội, giáo dục, thế giới, tạo cho người đọc thuận tiện theo dõi. Nội dung thông tin đa chiều với hình thức thể hiện phong phú đã tạo nên sức hút đối với đông đảo công chúng, đặc biệt là giới trẻ. Tờ báo đã xây dựng được các topic thu

hút được sự quan tâm, bình luận của các độc giả như: Bạn nghĩ gì về "chữ

trinh" ngày nay?; Nếu biết bạn trai hay bạn gái, vợ hay chồng của bạn không còn "trinh" khi đến với bạn, bạn sẽ phản ứng thế nào? và Bạn đã tự trang bị cho mình những kiến thức giới tính nhƣ thế nào?

Như vậy, các bài viết, diễn đàn về vấn đề TDTHN trên ba tờ báo VnExpress.net, Tuoitre.vn, Thanhnien.vn đều được tổ chức một cách linh hoạt, thống nhất qua các chuyên mục cụ thể. Chính điều đó đã thu hút được sự tham gia tương tác của đông đảo độc giả một cách thường xuyên, liên tục.

2.3.2.2. Thể loại

Việc phân chia nhóm và thể loại báo chí ở nước ta cũng như trên thế giới hiện còn rất nhiều phức tạp. Căn cứ vào thực tiễn báo chí Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể tạm chia các thể loại ra làm ba nhóm chính: nhóm thông tấn, nhóm chính luận, nhóm chính luận nghệ thuật. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động báo chí, khi các phóng viên xây dựng tác phẩm, thường có hiện tượng những yếu tố của thể loại này xâm nhập vào thể loại kia hoặc ngược lại. Điều đó không gây hại đến quá trình sáng tạo của tác giả, nhà báo, mà ngược lại, làm cho bộ mặt của báo chí ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Điều đáng quan tâm là khi xây dựng tác phẩm, nhà báo cần nhấn mạnh những đặc điểm quan trọng của mỗi thể loại.

Một tác phẩm báo chí hay và hấp dẫn công chúng không chỉ ở nội dung thông tin mà còn được thể hiện ở thể loại, ngôn ngữ và thủ pháp báo chí được sử dụng. Mỗi tác phẩm báo chí là một sản phẩm sáng tạo, là sự kết hợp logic giữa nội dung thông tin và hình thức thể hiện, mang dấu ấn riêng của mỗi nhà báo. Việc phân chia thành các thể loại báo chí khác nhau nhằm giúp cho việc khai thác thông tin và thể hiện nội dung thông tin đạt hiệu quả tối ưu nhất

Qua nghiên cứu và khảo sát ba tờ báo VnExpress.net, Tuoitre.vn, Thanhnien.vn, tác giả nhận thấy các bài viết liên quan đến vấn đề TDTHN chủ yếu sử dụng thể loại: bài phản ánh, câu chuyện báo chí và bình luận ngắn. Số lượng được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Số lƣợng thể loại đƣợc sử dụng để viết về vấn đề TDTHN Báo Tổng số Phản ánh Câu chuyện

báo chí Bình luận ngắn Thể loại khác VnExpress.net Số bài 86 28 30 19 9 Tỉ lệ (%) 100 32,6 34,9 22,1 10,4 Tuoitre.vn Số bài 63 36 12 10 5 Tỉ lệ (%) 100 57,1 19,1 15,9 7,9 Thanhnien.vn Số bài 54 38 5 9 2 Tỉ lệ (%) 100 70,4 9,2 16,7 3,7

Từ bảng trên có thể nhận thấy rằng, trên tờ VnExpress.net, thể loại câu chuyện báo chí được sử dụng nhiều nhất khi chiếm tới 34,9%, trong khi đó, trên tờ Tuoitre.vn và Thanhnien.vn thì thể loại phản ánh chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 57,1% và 70,4%. Sở dĩ, dạng bài phản ánh và câu chuyện báo chí được sử dụng nhiều khi thông tin về vấn đề TDTHN là do hai thể loại này có nhiều tính ưu việt trong cách truyền tải thông tin nhanh và hiệu quả đến công chúng.

*Bài phản ánh

Thể loại phản ánh thường được dùng để thông tin, phản ánh về những vấn đề, sự kiện, nhân vật, hoàn cảnh, tình huống... ở cấp độ trung bình, vừa phải. Bài phản ánh có chức năng phản ánh cuộc sống hiện thực của đời sống xã hội, nhằm đánh động dư luận xã hội về vấn đề cần phản ánh. Nó có thể biểu dương cuộc sống hiện thực của xã hội nhưng đồng thời nó cũng có thể phê phán một vấn đề nào đó của hiện thực xã hội. Bài phản ánh thường đi sâu vào một vấn đề, có quan điểm của người viết nhằm dẫn dắt người đọc vào hiện thực.

Về nội dung, bài phản ánh phải đảm bảo được yêu cầu về tính thời sự, tính xác thực và tính định hướng của nội dung thông tin. Về hình thức, một

bài phản ánh phải ngắn gọn, dao động trong khoảng từ vài ba trăm đến khoảng bảy, tám trăm chữ, kết cấu gắn liền với sự thật, xuất phát từ sự thật, ngôn ngữ linh hoạt, sinh động. Có nhiều cách để thể hiện một bài phản ánh nhưng thông thường nhất vẫn là lối kết cấu đi từ thực trạng đến giải pháp dưới dạng những đề xuất, kiến nghị.

Thực trạng TDTHN đã được các bạn đọc, các nhà xã hội học, nhà tâm lý học “mổ xẻ” dưới nhiều góc cạnh khác nhau và có những ý kiến trái chiều. Có ý kiến phản đối quyết liệt và cũng có những ý kiến đồng cảm, chia sẻ, tôn trọng sự lựa chọn cá nhân. Vấn đề TDTHN tồn tại khách quan nhưng lại có nguyên nhân từ quy luật tâm sinh lý của con người. Khi con người bước vào giai đoạn trưởng thành thì nhu cầu sinh hoạt TD là hết sức bình thường. Ngày nay,vì nhiều lý do mà các bạn trẻ thường kết hôn muộn hơn, do vậy việc để xảy ra tình trạng TDTHN cũng là điều tất yếu.

Theo ba tờ báo được khảo sát, thể loại phản ánh được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất. Trong đó, tờ Thanhnien.vn sử dụng bài phản ánh chiếm tới 70,4% trong tổng số tất cả các bài viết; tiếp theo là Tuoitre.vn với 57,1%; VnExpress.net với 32,6%. Có những bài phản ánh chỉ nêu vấn đề mà không đi sâu phân tích về nguyên nhân cũng như chưa đề ra các giải pháp triệt để khắc phục tình trạng này. Điều này làm cho bài viết không có chiều sâu, khiến độc giả cảm thấy khó hiểu và không có định hướng.

Trên tờ Thanhnien.vn, trong bài viết “Báo động tình dục không an

toàn trong giới trẻ” (ngày 20/9/2013) đã đem đến cho độc giả một cái nhìn khái quát nhất về vấn đề TD trong giới trẻ những năm vừa qua: “Điều tra gần

đây cho thấy, 46% đối tượng này không sử dụng bao cao su khi QHTD lần đầu”. Bài “Vị đắng từ trái cấm” (6/12/2014) đã thể hiện những đặc điểm rõ ràng nhất của một bài phản ánh báo chí. Tác giả bài viết đã dẫn dắt vấn đề bằng một vài tình huống về tình trạng lứa tuổi vị thành niên quan hệ TDTHN, từ đó chỉ ra những “hệ quả dây chuyền” của vấn đề này và từ đó đề ra những giải pháp cụ thể như bổ sung thêm nội dung trong chương trình giáo dục giới

tính của nhà trường. Hay trong bài viết “Tình dục trƣớc hôn nhân: Lớn mà

chƣa đủ khôn” (7/4/2013) cũng đã phản ánh tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên đang ở mức báo động, đây cũng chính là hậu quả đau đớn nhất từ việc quan hệ TDTHN không an toàn.

Tờ Tuoitre.vn có hàng loạt những bài phản ánh mà chỉ đọc qua tít bài, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy mức độ phổ biến của thực trạng TDTHN và hậu quả mà nó để lại: Tuổi quan hệ tình dục lần đầu ngày càng thấp” (ngày 12/12/2012); Gần một nửa thanh niên VN chấp nhận tình dục trƣớc

hôn nhân (ngày 28/3/2013); Lo ngại phá thai không an toàn ở ngƣời vị thành niên (ngày 13/11/2013)…

Cũng tương tự như tờ Tuoitre.vn, VnExpress.net cũng đăng tải hàng loạt bài phản ánh về hậu quả mà vấn đề TDTHN để lại trong giới trẻ như mang thai ngoài ý muốn khi vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, tổn thất về tình thần và sức khỏe: Nữ sinh đau đẻ trong lớp học (ngày 13/3/2012); Nữ sinh lớp 10

mang bầu hồn nhiên chờ ngày sinh (22/3/2012); Giới trẻ chủ động 'tậu nghé' trƣớc cƣới (ngày 22/2/2013), Nữ sinh mất tƣơng lai vì mang bầu

(ngày 10/6/2013)… Tất cả những bài viết trên đã được thể hiện dưới lối kết cấu đi từ thực trạng đến hậu quả và giải pháp cho vấn đề. Ngôn ngữ được sử dụng trong các bài phản ánh trên hết sức linh hoạt, sinh động; dung lượng ngắn gọn, chỉ dao động trong khoảng ba trăm đến bảy, tám trăm chữ.

Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy, dạng bài phản ánh được sử dụng trên ba tờ báo trên chiếm tỷ lệ nhiều nhất so với các thể loại khác. Thông qua các bài viết, người đọc có thể nắm được thực trạng TDTHN đang diễn ra như thế nào ở nước ta. Đồng thời các bài viết cũng đi sâu vào việc phản ánh những hậu quả mà việc quan hệ TDTHN không an toàn để lại cho giới trẻ.

*Bình luận ngắn

Bình luận ngắn đang nổi lên là một dạng bình luận phổ biến và hữu hiệu nhất hiện nay. Nó đáp ứng nhu cầu thông tin có chiều sâu về những vấn

đề cụ thể một cách nhanh chóng, chính xác, có lý lẽ phân tích thuyết phục. Đồng thời bình luận ngắn cũng là kênh để công chúng tham gia trực tiếp vào hoạt động báo chí với tư cách chủ thể sáng tạo. Bằng góc nhìn đa chiều, phong phú, bằng sự gợi mở, tranh luận, bình luận ngắn có thể tạo nên những cách nhìn, những chia sẻ sâu sắc về những vấn đề cụ thể một cách tương đối cởi mở và sinh động.

Thể loại bình luận ngắn đặc biệt đắc dụng với với báo mạng điện tử. Với đặc trưng nổi bật về tính tương tác, khả năng thông tin phi định kỳ và không bị hạn chế về số lượng bài vở như báo giấy, bình luận trên báo điện tử đã tạo được diễn đàn nhanh và rộng hơn so với các loại hình báo chí khác. Từ một sự kiện, vấn đề, độc giả có thể bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, từ đó tạo được diễn đàn trong dư luận. Thông qua diễn đàn, nhà báo sẽ nắm bắt được những suy nghĩ của công chúng, từ đó sẽ có những định hướng cho bài bình luận tiếp theo của mình về vấn đề đó.

Trên tờ Thanhnien.vn có rất nhiều bài viết thể hiện những quan điểm khác nhau về trinh tiết, về chuyện sống thử trước hôn nhân. Số lượng thể loại này chiếm 16,7% trong tổng số các bài viết, trong khi đó trên tờ VnExpress.net chiếm 22,1%, Tuoitre.vn chiếm 15,9%. Có ý kiến đồng tình, có ý kiến phản đối và để ý kiến của mình thuyết phục được mọi người, tác giả bài viết đã triển khai bài viết dưới dạng bình luận ngắn với những lý lẽ phân tích hợp lý, sâu sắc. Trong bài viết “Mất trinh có phải là mất phẩm hạnh?” (TNO, ngày 12/4/2012), chuyên viên tư vấn Nguyễn Thu Hiên đã chia sẻ:

“Tôi cho rằng giữ gìn trinh tiết là cần thiết đối với các bạn gái. Điều đó thể hiện sự trong trắng, niềm tin, tình yêu trọn vẹn đôi lứa trao cho nhau. Thế nhưng, nếu vì lý do nào đó mà mất màng trinh thì điều này không đồng nghĩa với việc cô gái ấy chẳng còn phẩm hạnh”. Cũng có ý kiến cho rằng, vấn đề

trinh tiết của phụ nữ có được nhìn nhận thoáng hơn hay không “Vẫn phụ

thuộc sự khoan dung của đàn ông” (TNO, ngày 14/4/2012). Qua kết luận

được quyền phán xét, lên án hoặc tha thứ đối với những phụ nữ không giữ được trinh tiết”. Hay như vấn đề sống thử trước hôn nhân, nhiều độc giả cũng

đã bày tỏ quan điểm của mình về Quyền 'sống thử' (TNO, ngày 2/1/2014), với những lý lẽ bình luận sắc sảo: “Tôi không khuyến khích các bạn "sống thử" nhưng tôi lại cho rằng đó là quyền của mỗi người mà xã hội cần tôn trọng. Nếu như bạn sống thử mà vẫn cưới nhau, không nạo phá thai… thì tôi nghĩ chẳng ai có thể lên án điều gì, kể cả ở góc độ pháp luật và đạo đức”.

Với quan niệm “Nói trinh tiết không quan trọng là dối lòng”, tác giả bài viết “Chữ trinh thật có „ba bảy đƣờng‟?” (TTO, ngày 6/3/2012) đã bình luận như sau: “Theo tôi, trinh tiết của người phụ nữ trước đây và bây giờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tình dục trước hôn nhân trên báo điện tử (Trang 60 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)