Nội dung thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tình dục trước hôn nhân trên báo điện tử (Trang 43 - 60)

2.3. Phân tích thực trạng vấn đề tình dục trƣớc hôn nhân trên báo

2.3.1. Nội dung thông tin

Qua các bài viết được khảo sát, tác giả đã phân tích, tổng hợp thành các khía cạnh nội dung được phản ánh. Đó là sự phản ánh chung về thực trạng TDTHN trong xã hội ngày nay; chỉ ra một trong những nguyên nhân dẫn đến việc quan hệ TDTHN là do quan niệm về trinh tiết thoáng và cởi mở hơn trước; việc sống chung trước HN diễn ra khá phổ biến và hậu quả mà TDTHN để lại cho giới trẻ về mặt tinh thần cũng như thể chất. Những khía cạnh nội dung thông tin trên ba tờ báo khảo sát được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Tỷ lệ nội dung thông tin về vấn đề TDTHN trên ba tờ báo

(Tỷ lệ %)

Nội dung thông tin Thanhnien.vn Tuoitre.vn VnExpress.net

Thực trạng báo động của TDTHN 44,4 30,2 27,9 Quan niệm về chữ “trinh” trong xã hội

hiện đại 13 12,7 12,8

Ảnh hưởng đối với giới trẻ 14,8 19 23,3

Sống thử - tất yếu dẫn đến TDTHN 16,7 11,1 15,1

Các ý kiến về vấn đề TDTHN 11,1 27 20,9

Tổng số 100 100 100

Từ biểu đồ có thể nhận thấy rằng, nội dung phản ánh thực trạng báo động của vấn đề TDTHN được đề cập nhiều nhất trên ba tờ báo Thanhnien.vn, Tuoitre.vn , VnExpress.net với tỷ lệ lần lượt là 44,4%, 30,2%, 27,9%. Trong khi đó, nội dung các ý kiến về vấn đề TDTHN được tờ Thanhnien.vn phản ánh ít nhất với 11,1%; tờ Tuoitre.vn phản ánh nội dung sống thử - tất yếu dẫn đến TDTHN ít nhất với 11,1% và với 12,8% quan niệm về chữ “trinh” trong xã hội hiện đại được đề cập ít nhất trên tờ VnExpress.net.

2.3.1.1. Thực trạng báo động của vấn đề TDTHN

Xã hội hiện đại cùng quá trình giao thoa văn hóa mãnh liệt khiến những người trẻ tuổi ngày càng có lối sống khá Tây và rất thoải mái trong việc quan hệ TDTHN. Họ cho rằng khi hai người đến với nhau, đủ yêu nhau thì việc “đi xa hơn” là điều dễ hiểu. Thậm chí, TD còn là “chất xúc tác” cho tình yêu. Nhìn một cách khách quan nhất, TDTHN không xấu, miễn là cả hai đã suy nghĩ nghiêm túc, có biện pháp phòng tránh hiệu quả và sẵn sàng chịu trách nhiệm về nhau.

Qua những bài báo được khảo sát, thực trạng báo động của vấn đề TDTHN đã được hiện lên khá rõ nét. Đó là những bài viết đưa ra những số liệu thống kê của Bộ Y tế về tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên hoặc số

liệu của các cuộc điều tra xã hội học về vấn đề “ăn cơm trước kẻng”, tuổi quan hệ TD lần đầu… Tất cả những bài phản ánh này đều được nhà báo dựa vào những báo cáo, tổng kết trên thực tế, nhằm giúp cho độc giả có cái nhìn khái quát nhất về thực trạng TDTHN trong xã hội ngày nay.

Những con số thống kê được đưa ra trong các bài viết đã khiến cho người đọc phải giật mình khi có tới: 44% thanh niên VN đồng ý “ăn cơm trước kẻng”, để từ đó chúng ta thấy được quan niệm sống ngày càng thoáng thoáng và chấp nhận việc quan hệ TDTHN ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Trong một cuộc khảo sát hơn 2.000 cặp vợ chồng mới cưới của công ty Vocher Codes Pro (Anh) năm 2013 đã cho thấy: “52% không „động phòng‟ trong đêm tân hôn và 17% số cặp cho biết họ đã phải chờ thêm 3 ngày sau đám cưới mới làm “chuyện ấy” với một trong những lý do là đã từng quan hệ

TD trước ngày cưới nên đêm tân hôn không còn hào hứng và ý nghĩa (52%

không „động phòng‟ trong đêm tân hôn - TNO, ngày 16/10/2013).

Trong các bài viết được khảo sát, tình trạng mang thai và phá thai ở trẻ vị thành niên cũng được phản ánh một cách rõ nét. Đây chính là một trong những khía cạnh nêu bật lên mức báo động của thực trạng TDTHN trong xã hội hiện nay. Những con số thống kê “giật mình” được đưa ra trong các bài viết đã làm cho mỗi chúng ta phải suy nghĩ, trăn trở về lối sống của giới trẻ hiện nay. Có những bài viết trên báo Tuoitre.vn, chỉ cần đọc qua tít bài, người đọc cũng có thể nắm bắt được nội dung cốt lõi. Sự cụ thể và chi tiết sẽ giúp độc giả tiếp thu thông tin một cách nhanh nhất nhưng điều đó cũng làm giảm đi sự tò mò của độc giả click. Chỉ cần lướt qua tít bài, độc giả đã có được những nội dung chính như: TP.HCM có 4,03% ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (TTO, ngày 20/3/2013); 300.000 ca/năm, tỉ lệ phá thai của VN cao nhất Đông Nam Á (TTO, ngày 11/7/2013)…

Khi đề cập đến vấn đề TDTHN, cả ba tờ báo đều chọn góc độ phản ánh để độc giả thấy được rằng: tuổi quan hệ TD lần đầu ngày càng thấp và việc quan hệ TD tiền hôn nhân ngày càng tăng. Trong các bài viết: Tuổi quan hệ

tình dục lần đầu ngày càng thấp” (TTO, ngày 12/12/2012); Thanh niên Việt quan hệ tình dục tiền hôn nhân tăng (TNO, ngày 5/12/2013) đã phản

ánh một cách khách quan về độ tuổi quan hệ TD lần đầu tiên ngày cảng giảm: “Trong nghiên cứu quốc gia về vị thành niên và thanh niên lần 1 (công bố

năm 2005) cho thấy tuổi quan hệ TD lần đầu ở nam nữ thanh niên Việt Nam là hơn 19 tuổi, đến điều tra lần 2 (công bố năm 2010), độ tuổi này hạ xuống còn 18. Tuy nhiên, thăm khám lâm sàng thực tế và khảo sát trên các trẻ vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ và Trung tâm Sức khỏe sinh sản TP.HCM cho thấy có những trường hợp quan hệ TD (tự nguyện) từ 10-12 tuổi.”. Trong bài “14

tuổi đã quan hệ tình dục” (TNO, ngày 13/12/2013), tác giả cũng chỉ ra một

trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quan hệ TD sớm trong lứa tuổi vị thành niên là do sự phát triển mạnh mẽ của internet. Với sự tác động của internet thì lứa tuổi vị thành niên, thanh niên đã có cái nhìn thoáng hơn, cởi mở hơn đối với vấn đề TDTHN.

Đặc biệt, để thông tin có tính chính xác và khách quan nhất, báo Tuoitre.vn đã triển khai bài viết dưới dạng phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực y tế. Trong đó tiêu biểu là bài viết “Trẻ vị thành niên 12-13 tuổi đã

mang thai” (ngày 17/09/2015) là cuộc trao đổi với Bác sĩ Mai Xuân Phương, phó vụ trưởng Vụ Truyền thông-giáo dục Tổng cục Dân số-KHHGĐ (Bộ Y tế). Bài viết đã nhấn mạnh: “Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Với con số trên, VN là nước có tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới”. Ngoài ra, chuyên gia trong bài phỏng vấn cũng giúp cho

độc giả phần nào hiểu được nguyên nhân dẫn đến việc quan hệ TDTHN và mang thai ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên chưa có gia đình, đó là: tuổi kết hôn trung bình tăng lên, thanh thiếu niên Việt Nam gặp nhiều cản trở trong việc tiếp cận các thông tin và dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản. Cả hai tờ

Thanhnien.vn và VnExpress.net đều nêu bật lên mức độ “đáng lo ngoại” của tình trạng nạo phá thai ở trẻ vị thành niên, thanh niên - hậu quả của vấn đề TDTHN, TD không an toàn với bài viết có tựa đề tương tự nhau “Tỷ lệ nạo

phá thai ở Việt Nam cao nhất Đông Nam Á”.

Mặc dù không phản ánh trực diện về vấn đề TDTHN, nhưng qua bức tranh toàn cảnh về thực trạng nạo phá thai ở trẻ vị thành niên, thanh niên, độc giả cũng hiểu rõ được vấn đề TDTHN đã và đang diễn ra trong xã hội ở mức độ nào. Vấn đề này còn được báo chí nước ngoài đăng tin, chứng tỏ rằng nó đã trở thành một vấn nạn mà mỗi người trong chúng ta không thể thờ ơ (Chuyện phá thai ở Việt Nam trên báo Anh - VNE, ngày 19/12/2014).

Có một thực tế, giới trẻ ngày nay có tư tưởng sống rất thoáng nhưng kiến thức về TD, về sức khỏe sinh sản lại vô cùng ít. Điều này dẫn đến những hậu quả khôn lường khi để xảy ra tình trạng quan hệ TDTHN. Tình trạng chung đang diễn ra hiện nay là: Giới trẻ biết nhiều về TD nhƣng lại hiểu sai (TTO, ngày 8/6/2015), Thích 'ăn cơm trƣớc kẻng' nhƣng sợ mang thai(VNE, ngày 19/12/2014), Biết "chuyện ấy" nhiều nhƣng không chắc đúng hay không

(VNE, ngày 9/12/2014), Hôn nhau đã có bầu (TTO, ngày 18/6/2014). Trong cuộc khảo sát "Hành vi tuổi teen đô thị" do Công ty nghiên cứu thị trường TITA thực hiện từ tháng 6/2014 cho thấy: “43% học sinh cấp 2 và 3 đã có người yêu cho biết ủng hộ quan hệ trước hôn nhân. Với những em chưa có người yêu, 15% cho rằng sex là chuyện bình thường khi yêu”. (Teen thoáng

với sex nhƣng kém kiến thức sinh lý - VNE, ngày 22/9/2014).

Không chỉ phản ánh thực trạng TDTHN của nước ta hiện nay, các tờ báo còn phản ánh được thực trạng của các nước trên thế giới. Vấn đề này được các nước phương Tây chấp nhận khá dễ dàng, bởi lối sống của họ khá thoáng và cởi mở. Hơn nữa, giới trẻ ở đây lại được trang bị các kiến thức về sức khỏe sinh sản và giới tính đầy đủ, nên họ có thể bảo vệ được mình và người bạn tình. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn có nhiều quốc gia rất coi trọng vấn đề trinh tiết và đưa ra những hình thức phạt rất nặng đối với việc quan hệ

TDTHN. Trên tờ Thanhnien.vn có phản ánh thông tin: ở đất nước Ma Rốc có quy định, nếu các cặp đôi yêu nhau mà trót “ăn cơm trước kẻng” là vào tù hoặc bị ném đá trừng phạt. Đây là nét độc đáo riêng biệt trong cách phản ánh về thực trạng TDTHN của tờ Thanhnien.vn

Như vậy, qua các bài viết về tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên và thanh niên chưa lập gia đình, độc giả đã nhận thấy được thực trạng quan hệ TDTHN trong xã hội ngày nay diễn ra rất phổ biến và đang ở mức độ đáng lo ngại. Hơn nữa, nhìn mặt bằng chung, giới trẻ ở nước ta không có nhiều kiến thức, hiểu biết về các vấn đề sức khỏe sinh sản giới tính, TD, HN nên đây chính là một trong những nguyên dẫn dẫn đến tình trạng nạo phá thai ở giới trẻ hiện nay.

2.3.1.2. Quan niệm về chữ “trinh” trong xã hội hiện đại

Khi phản ánh về vấn đề TDTHN, chúng ta phải tìm hiểu đến nguyên nhân vì sao thực trạng này lại diễn ra phổ biến trong xã hội hiện đại. Và một trong những nguyên nhân là do quan niệm về trinh tiết ngày càng thoáng và cởi mở hơn trong xã hội truyền thống. Chuấn mực văn hóa của người Việt Nam rất coi trọng vấn đề trinh tiết và dựa vào đó người ta biết được một người con gái được giáo dục như thế nào và biết giữ mình hay không. Khi nghiên cứu về đề tài TDTHN thì vấn đề trinh tiết cũng được đề cập đến một cách rõ nét. Bởi lẽ, quan niệm về chữ “trinh” ngày càng thoáng trong xã hội hiện đại chính là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức, hành vi và lối sống của giới trẻ.

Trong xã hội hiện nay, sự nhìn nhận và đánh giá về trinh tiết của thế hệ trẻ đã thoáng hơn xưa, gánh nặng trinh tiết được giảm nhẹ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều người vẫn có những suy nghĩ rất truyền thống, họ xem trinh tiết là phẩm hạnh của người con gái và là sự thùy mị nết na của người phụ nữ. Các tờ báo được khảo sát đã đăng tải những quan niệm khác nhau về chữ trinh thời hiện đại, bên cạnh những ý kiến đồng tình thì còn không ít những ý kiến phản đối.

Trong hầu hết các bài viết đều nêu lên những quan niệm về chữ trinh thời hiện đại. Có những quan niệm trái chiều nhau, bên cạnh những vấn đề thoáng và cởi mở thì vẫn còn những quan niệm khắt khe. Trong bài “Mất

trinh có phải là mất phẩm hạnh?: Nhiều ý kiến trái chiều” (TTO, ngày

13/4/2012) có rất nhiều ý kiến được đưa ta. Có người không chấp nhận TDTHN thì đưa ra lý do: “Tôi không bao giờ chấp nhận việc quan hệ tình dục trước hôn nhân. Có những người trêu chọc tôi là đồ cổ hủ, lạc hậu hoặc là gặp vấn đề về giới tính. Tuy nhiên, tận mắt chứng kiến từ thực tế với biết bao ê chề, đổ vỡ, bất hạnh của những người trong cuộc, tôi thấy cần bảo lưu đến cùng quan điểm của mình”. Trên bài viết “Đừng nghĩ trinh tiết thời nay

không quan trọng” (VNE, ngày 25/11/2013) cũng đăng tải một ý kiến phản

đối gay gắt việc những người con gái vin vào cái cớ “thời đại ngày nay”, “xã hội hiện đại” để bao biện cho hành động không giữ được mình: “Tôi chỉ muốn nói hiện đại nhưng đừng đánh mất bản sắc của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời cũng không có ý đả kích những người trót lầm lỡ bởi dù sao các bạn vẫn xứng đáng có được hạnh phúc. Tuy trinh tiết không phải thứ quan trọng nhất nhưng cũng xếp thứ hai sau tình yêu”.

Bên cạnh đó là những ý kiến thoáng, đồng cảm hơn về vấn đề TDTHN:

“Có lẽ thanh niên bây giờ cũng suy nghĩ như tôi là không quan trọng chuyện người con gái còn trinh hay không trước ngày cưới. Nếu phụ nữ phải giữ gìn thì đàn ông phải giữ mới là công bằng. Tuy nhiên, cũng đừng vì sự thông cảm mà chị em “làm tới”, vì ngoài ảnh hưởng thanh danh còn dễ dẫn mình đến con đường buông thả” (Mất trinh có phải là mất phẩm hạnh?: Nhiều ý

kiến trái chiều - TTO, ngày 13/4/2012).

Điều đáng nói, có quan niệm chấp nhận việc sống thoáng hiện nay đã cho rằng: chọn được cô “còn”, chắc gì đã hạnh phúc hơn khi chọn phải cô “mất”? Sống với nhau hạnh phúc hay không là do tâm hồn, tính cách hòa hợp, có thực sự yêu thương, chăm sóc, chia sẻ với nhau không... Qua các cuộc thăm dò ý kiến, chúng tôi thấy cách suy nghĩ về “chữ trinh” ngày nay của

nhiều bạn trẻ đã khác xưa rất nhiều. Anh Trần Quân ở Q.Ba Đình, Hà Nội, một kỹ sư tin học 30 tuổi nói: “Bạn lập gia đình để làm gì? Mưu cầu hạnh phúc suốt đời hay chỉ cần là người được “bóc tem” trong đêm tân hôn? Thà lấy người vợ không còn trinh, thậm chí đã có con nhưng biết yêu thương hết lòng, sống tốt và hòa hợp với mình còn hơn lấy người vẫn còn “nguyên xi” nhưng lại quá quắt, sống ích kỷ, không biết điều” (Chữ trinh kia cũng có ba

bảy đƣờng - TNO, ngày 15/3/2015).

Đặc biệt, trên báo VnExpress.net có đăng tải bài viết 'Cái ngàn vàng'

và chuyện 'trao thế nào cho đáng' (ngày 22/9/2013) đã đưa ra quan điểm, lời khuyên của thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung: “Quan hệ tình dục là

một thứ gây nghiện, nếu bạn đã có lần thứ nhất, chắc chắn sẽ có lần thứ hai, thứ ba… và thứ n. Nếu thiếu kỹ năng yêu, mỗi buổi hẹn hò chỉ là một lần khám phá bản năng của nhau, thì kết quả cuối cùng chắc chắn sẽ là bội thực và chia tay”. Hay trên tờ VnExpress.net ngày 27/8/2013 đã đăng tải bài viết

nêu lên 5 lý do không nên “ăn cơm trƣớc kẻng” của Chuyên viên tâm lý

Trần Đăng Thảo, Văn phòng Tư vấn TT&T, Tổng đài 1088 TP.HCM.

Ở các nước trên thế giới, có một số quốc gia rất nặng nề về vấn đề trinh tiết cũng được phản ánh một cách rõ nét. Trên báo Thanh niên online, có đăng tải hai bài phản ánh có tựa đề: Ai Cập: Bị ném từ ban công xuống đất vì không còn trinh (ngày 30/10/2015) và Trung Quốc: Trƣờng học buộc nữ

sinh cam kết giữ 'trinh tiết' (ngày 10/11/2015). Ngôi trường này được biết nằm ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Các nữ sinh bị bắt ký cam kết trong khóa học được gọi là “Tuổi trẻ không hối tiếc”. Sự việc này đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ không chỉ sinh viên trong trường mà còn từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tình dục trước hôn nhân trên báo điện tử (Trang 43 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)