Đối với nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tình dục trước hôn nhân trên báo điện tử (Trang 90 - 97)

3.2. Định hƣớng thông tin về vấn đề tình dục trƣớc hôn nhân trên

3.2.2. Đối với nguồn nhân lực

3.2.2.1. Cơ quan báo chí

Mỗi tòa soạn báo phải có định hướng rõ ràng, cụ thể về công tác tuyên truyền dựa theo tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của tờ báo. Dựa trên những định hướng đó, sẽ đưa ra các kế hoạch truyền thông phù hợp với từng giai đoạn, nhằm cung cấp những kiến thức về vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản cho giới trẻ. Việc tuyên truyền một vấn đề có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chỉ đạo của những người đứng đầu mỗi cơ quan báo chí. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên sẽ dựa vào định hướng cụ thể để lựa chọn những vấn đề cần thông tin.

Sức khỏe sinh sản và giới tính nói chung và TDTHN nói riêng là mảng đề tài lên quan đến giới trẻ, có ảnh hưởng rộng rãi đến dư luận xã hội, vì vậy người viết cần phải đầu tư thời gian và có nhiều kỹ năng nghiệp vụ để sáng tạo ra những tác phẩm có quan điểm rõ ràng, có tính phản bác và lý luận sâu sắc. Do đó, các cơ quan báo chí nên có những chính sách phù hợp để phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên phụ trách về mảng đề tài này. Cụ thể, các cơ quan báo chí sẽ tạo điều kiện cho những phóng viên, biên tập viên chuyên trách về mảng đề tài này được tham gia vào các khóa học về giáo dục sức khỏe sinh sản và giới tính; khóa học về tâm lý giới trẻ, đặc biệt là sự biến đổi trong tâm sinh lý của lứa tuổi vị thành niên.

Mỗi tòa soạn báo, bên cạnh lực lượng nòng cốt là đội ngũ phóng viên, biên tập viên, thì còn phải có sự hiện diện của đội ngũ cộng tác viên. Đội ngũ này có ảnh hưởng và tác động không nhỏ vào quá trình phát triển và lớn mạnh của mỗi tờ báo. Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ cộng tác viên là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách của tòa soạn. Đối với việc phát triển đội ngũ cộng tác viên về mảng đề tài sức khỏe sinh sản, giới tính, các tòa soạn báo sẽ hướng đến nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, các bạn trẻ sẽ có những chia sẻ, suy nghĩ của mình về lối sống thoáng; các chuyên gia sẽ có những nhìn nhận, giải thích vấn đề dưới góc độ tâm lý học, xã hội học. Để thu hút được

sự tham gia nhiệt tình của cộng tác viên, cơ quan báo chí phải có chế độ ưu đãi hấp dẫn như: nhuận bút, thưởng và sự hỗ trợ cần thiết về giấy tờ giới thiệu trong quá trình tác nghiệp.

Để tạo ra một môi trường làm việc năng động, cạnh tranh, mỗi tòa soạn báo phải có chế độ khen, phạt rõ ràng. Nên động viên, khen thưởng kịp thời đối với các phóng viên có nhiều phát hiện, tìm tòi những đề tài mới lạ, sáng tạo trong việc thể hiện các tác phẩm báo chí; các bài viết thể hiện được quan điểm cá nhân, có tính lý luận phản bác và đưa ra được giải pháp cho vấn đề. Bên cạnh việc khen thưởng, tòa soạn cũng phải quản lý, kiểm tra chặt chẽ để nhắc nhở kịp thời những vi phạm trong quá trình thông tin về vấn đề TDTHN. Luôn luôn nhắc nhở, đôn đốc các phóng viên, biên tập viên phải có tinh thần làm việc cầu thị, trách nhiệm; tránh đăng duyệt và xuất bản tràn lan những bài viết phản ánh vấn đề một cách khơi khơi, không rõ định hướng thông tin.

Các tòa soạn cũng cần tìm hiểu kỹ hơn nhu cầu của giới trẻ để cải tiến, nâng cao chất lượng về nội dung lẫn hình thức cho tờ báo. Ban lãnh đạo các tờ báo nên có ý kiến chỉ đạo tổ chức ra các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến của độc giả về các vấn đề như: hình thức tờ báo, cách đưa thông tin về mọi vấn đề trong đời sống xã hội, trong đó nhấn mạnh đến mảng đề tài về sức khỏe sinh sản và giới tính. Từ những ý kiến, nhận xét, đóng góp tổng hợp được từ cuộc khả sát, tòa soạn sẽ có những thay đổi, điều chỉnh kịp thời để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của độc giả.

Các cơ quan báo chí phải nâng cao hiệu quả tương tác giữa báo chí với giới trẻ. Để làm được điều này thì những thông tin mà báo chí đem lại phải thực sự hữu ích, có tính định hướng trong lối sống, làm cho cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn. Báo chí truyền thông có mục đích của mình thì người đọc cũng có những nhu cầu phong phú của họ. Tính tương tác cao sẽ nói lên báo chí đã đáp ứng được nhu cầu của người đọc. Hồ Chí Minh đã khuyên “muốn viết báo thì cần gần gũi quần chúng cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực”.

3.2.2.2. Nhà báo

Nhà báo được coi là chủ thể sáng tạo nên các tác phẩm báo chí, chất lượng một tác phẩm phụ thuộc vào kỹ năng nghề nghiệp, vào phông nền kiến thức của nhà báo. Vì vậy, để có một đội ngũ nhân lực chuyên trách mảng thông tin về sức khỏe sinh sản giới tính nói chung và vấn đề TDTHN nói riêng, chúng ta cần phải làm được những vấn đề sau đây:

Nhà báo, phóng viên phải trau dồi, bồi đắp cho mình phông nền kiến thức, hiểu biết sâu rộng về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Trong đó, đặc biệt chuyên sâu vào lĩnh vực được phân công theo dõi, phụ trách trên báo chí. Với TDTHN, đây là một vấn đề khá tế nhị, nên yêu cầu nhà báo không chỉ có hiểu biết sâu rộng về mọi vấn đề trong cuộc sống mà nhất thiết phải có hiểu biết sâu sắc về mảng sức khỏe sinh sản và giới tính. Để viết được một tác phẩm có chất lượng về vấn đề TDTHN, tác giả phải có sự nhìn nhận đánh giá qua mọi góc độ như tâm lý, xã hội, sức khỏe… Chính vì thế, nhà báo phải học hỏi, trau dồi để có thể nắm vững những quy định về hôn nhân - gia đình trong xã hội Việt Nam truyền thống cũng như trong xã hội hiện đại; để hiểu rõ tâm sinh lý của lứa tuổi thanh thiếu niên cũng như vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản của giới trẻ hiện nay. Những kiến thức này sẽ giúp nhà báo phát hiện nhiều góc độ phản ánh khi thông tin cùng một vấn đề. Khi nhà báo có nền kiến thức phong phú trong một lĩnh vực và các lĩnh vực khác có liên quan, thì sẽ giúp cho việc tiếp cận và phản ánh vấn đề được đa chiều hơn, có sự so sánh tương quan sâu sắc hơn.

Để có được những hiểu biết tổng quan và sâu sắc về vấn đề TDTHN, nhà báo cần phải tham gia các lớp đào tạo kiến thức về lĩnh vực sức khỏe sinh sản nói chung và vấn đề TDTHN nói riêng. Hơn nữa, cũng cần phải tham gia các khóa học, khóa đào tạo ngắn ngày về tâm lý học và khoa học hành vi của giới trẻ để từ đó hiểu hơn về đối tượng bạn đọc này. Cũng chính vì sự hiểu biết và cách nhìn của mỗi nhà báo về vấn đề TDTHN là khác nhau nên có nhà báo khai thác dưới góc độ lên án; có nhà báo khai thác dưới góc độ

cảm thông, chia sẻ; có nhà báo lại tổ chức ra các diễn đàn để thu hút ý kiến của các chuyên gia về vấn đề.

Mỗi nhà báo cần phải tự trang bị cho mình những kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Cho dù sáng tạo một tác phẩm báo mạng điện tử thuộc đề tài nào đi chăng nữa, nhà báo cũng cần tuân thủ một quy trình chung, bao gồm các bước sau: tìm hiểu và nghiên cứu thực tế; xác định chủ đề, đề tài, tư tưởng chủ đề cho tác phẩm; thu thập và khai thác thông tin; thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức; duyệt và xuất bản; lắng nghe thông tin phản hồi qua các kênh khác nhau. Quy trình này đòi hỏi nhà báo cần phải thật tinh thông và chính sự tinh thông, khéo léo đó là các kỹ năng nghề nghiệp của nhà báo.

TDTHN là một vấn đề tế nhị, là chuyện riêng tư thầm kín của mỗi người, nên việc thông tin về vấn đề này trên báo chí cũng cần phải hết sức khéo léo. Ngoài việc phải có những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung, nhà báo, phóng viên cũng nên trang bị cho mình những kỹ năng riêng trong quá trình viết bài về vấn đề TDTHN. Với tình trạng đang ở mức báo động như hiện nay, TDTHN trong giới trẻ rất cần thiết phải có một sự định hướng đúng đắn và báo chí truyền thông chính là một kênh hiệu quả nhất để truyền đi những thông điệp. Nhà báo khi viết về TDTHN cần phải có quan điểm rõ ràng của mình, phân tích cặn kẽ, sâu sắc để các bạn trẻ có những nhìn nhận khách quan nhất. Kỹ năng viết bài về đề tài này là sự kết hợp khéo léo trong việc khai thác thông tin, khai thác tâm lý của giới trẻ và tự định hướng cách truyền thông để có thể giáo dục, răn đe giới trẻ trước lối sống Tây hóa như hiện nay.

Ngoài ra, cần phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhà báo trước những vấn đề được thông tin trên báo chí. Mỗi nhà báo đều có trách nhiệm cụ thể trước mỗi tác phẩm báo chí, đó là trách nhiệm trước sự thật, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm đạo đức. Để thông tin về vấn đề TDTHN đạt hiệu quả cao, nhà báo ngoài việc không ngừng trau dồi, nâng cao chuyên

môn, nghiệp vụ thì cần phải tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu tâm lý của bạn đọc trẻ để từ đó có những bài báo phù hợp, thu hút và hấp dẫn về cả nội dung lẫn hình thức. Và hơn hết, mỗi nhà báo cần phải rèn giũa mình để có tâm sáng, lòng trong, bút sắc.

3.2.2.3. Biên tập viên

Biên tập viên là những nhà báo làm nhiệm vụ nhận xét, biên tập nâng cao chất lượng tin bài do phóng viên, cộng tác viên gửi về; chỉ dẫn các yêu cầu trình bày kỹ thuật, mỹ thuật và tham gia tổng kết chuyên môn nghiệp vụ. Nói một cách đơn giản, người biên tập thường là những người làm việc ở “bếp núc” một tờ báo. Công việc của biên tập viên thường tĩnh hơn phóng viên.

Trước hết, đội ngũ biên tập viên phải chú trọng đến việc định hướng tuyên truyền về vấn đề TDTHN. Báo chí cần phải tập trung lựa chọn những vấn đề, sự kiện để phản ánh, tuyên truyền cho đúng mực. Rất khó để ngăn chặn thực trạng TDTHN, tuy nhiên với sức mạnh của mình, báo chí phải góp phần vào việc tuyên truyền định hướng một lối sống đúng mực cho giới trẻ. Đồng thời, góp phần vào việc giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính để các bạn trẻ có thêm nhiều kiến thức bảo vệ bản thân, tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Đội ngũ biên tập viên cần phải nhận thức được rằng, để quá trình truyền thông đạt hiệu quả cao nhất thiết phải hướng đến đúng đối tượng. Với việc thông tin về vấn đề TDTHN, đối tượng chính không chỉ là các bạn trẻ mà còn là những đối tượng xung quanh, có tác động rất lớn đến việc hình thành suy nghĩ và lối sống của giới trẻ. Đó là chú trọng hơn nữa trong việc tuyên truyền về trách nhiệm, vai trò từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Tổng kết từ những bài báo được khảo sát, chưa có bài viết nào phân tích và nhấn mạnh đến những đối tượng có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành lối sống của giới trẻ. Vì vậy, đội ngũ biên tập viên nên lưu ý đến điều này để quá trình truyền thông về vấn đề TDTHN đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả truyền thông ở đây chính là đem đến cho giới trẻ những kiến thức về sức khỏe sinh sản và giới tính để có thể tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc do TDTHN gây ra.

Đội ngũ biên tập viên cần phải lên kế hoạch tăng cường những bài viết mang tính phản biện, mang tính tương tác, chống lại những mặt trái của TDTHN, đồng thời đề xuất được những can thiệp của xã hội đối với thực trạng trên. Cụ thể, các tờ báo thông qua những bài viết cần mạnh mẽ lên tiếng đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực của thực trạng nạo phá thai bừa bãi trong giới trẻ do tình trạng TDTHN gây nên. Đồng thời, báo chí cũng là nơi để giới trẻ bày tỏ suy nghĩ và quan điểm sống của mình trong xã hội hiện đại, từ đó làm tiền đề cho những phương pháp truyền thông và giáo dục tốt nhất cho các bạn trẻ. Ngoài ra, ban biên tập còn là những người cố vấn cho đội ngũ phóng viên viết bài lựa chọn được góc độ tiếp cận vấn đề một cách độc đáo nhất.

Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với đội ngũ biên tập viên là hết sức khắt khe. Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong quá trình thông tin về vấn đề TDTHN, mỗi biên tập viên cần phải tự rèn luyện và trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Ngoài việc phải có phông nền kiến thức phong phú về mọi lĩnh vực trong cuộc sống, đội ngũ biên tập viên cũng phải có những tư duy chiến lược rõ ràng để quá trình thông tin về vấn đề TDTHN đạt hiệu quả cao, góp phần vào việc định hướng cho giới trẻ một lối sống lành mạnh, biết bảo vệ sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất của bản thân.

3.2.2.4. Gia đình

Trong gia đình, các bậc cha mẹ luôn là người quan tâm dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có cách giáo dục giống nhau đặc biệt là vấn đề giới tính và TD. Đối với các gia đình giáo dục con theo tư tưởng khép kín thì vấn đề TD như là một chuyện người lớn và đặc biệt TDTHN bị coi như là một điều cấm kị. Với gia đình giáo dục con theo tư tưởng thoáng thì cha mẹ thường ít quan tâm kiểm soát và nhắc nhở con dẫn đến lối sống sa ngã, đua đòi. Tuy nhiên, trong thời hiện đại thì hai cách giáo dục trên không còn phù hợp nữa.

Riêng với lứa tuổi vị thành niên, những người cha, người mẹ phải có thái độ cởi mở chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cho con chứ không nên cấm đoán, áp đặt. Bởi vì trước sự biến đổi của cơ thể và tâm sinh lý khi đến tuổi dậy thì, nếu không được tư vấn, giải đáp thì các bạn trẻ sẽ tự tìm hiểu và có những nhận thức sai lầm, dẫn đến thái độ, hành vi, hành động không đúng. Người làm cha, làm mẹ hãy phân tích cho con mình thấy những tác hại của việc quan hệ trước hôn nhân khi con mình còn đang học. Thậm chí hãy nói con mình đưa bạn trai/gái về nhà để tiếp xúc, biết mặt và hãy khéo léo trao đổi để từ đó có những biện pháp phù hợp.

3.2.2.5. Nhà trường, tổ chức xã hội

Nếu như gia đình được coi là nền tảng trong việc giáo dục con người thì nhà trường được kì vọng là nơi cung cấp kiến thức, kỹ năng cho con người bước vào cuộc sống. Hiện nay, nhà trường mặc dù cũng cung cấp những kiến thức về giới tính và TD nhưng còn rất nhiều hạn chế, chủ yếu vào đại học thì sinh viên mới được tiếp cận vấn đề này một cách thường xuyên hơn. Trước thực trạng TDTHN ngày càng báo động như hiện nay, thì nhà trường cần phải góp sức vào việc giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính cho học sinh, sinh viên, thông qua những chương trình nội khóa và ngoại khóa có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia, những người có kinh nghiệm, kiến thức sâu rộng. Chương trình giảng dạy phải được thống nhất từ cấp trung học cở sở, trung học phổ thông và cao đẳng, đại học.

Xã hội hóa đóng vai trò như là quá trình cung cấp nền tảng về giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tình dục trước hôn nhân trên báo điện tử (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)