Quan điểm truyền thông về vấn đề tình dục trước hôn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tình dục trước hôn nhân trên báo điện tử (Trang 88 - 90)

3.2. Định hƣớng thông tin về vấn đề tình dục trƣớc hôn nhân trên

3.2.1. Quan điểm truyền thông về vấn đề tình dục trước hôn nhân

Có thể nói rằng, quá trình truyền thông về vấn đề TDTHN trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng hiện nay còn đang gặp nhiều khúc mắc. Chính vì thái độ nhìn nhận về vấn đề này còn nhiều mâu thuẫn, không phản đối cũng không đồng tình nên việc đưa ra thông điệp truyền thông chưa được nhất quán. Trong cùng một tờ báo, có khi là sự phản đối gay gắt, lên án thực trạng này, nhưng cũng có khi lại là sự đồng tình, cảm thông với lối sống cởi mở của giới trẻ hiện nay. Chính vì thế mà sự định hướng thông tin về vấn đề TDTHN trên báo chí chưa được rõ ràng, cụ thể.

Để quá trình truyền thông về vấn đề TDTHN được hiệu quả, các tòa soạn báo điện tử phải có quan điểm rõ ràng đối với từng đối tượng độc giả. Đối với lứa tuổi vị thành niên, các bạn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, việc học tập phải được ưu tiên lên hàng đầu, vì thế chuyện yêu đương, đi quá giới hạn

với bạn khác giới là điều không nên. Bởi vì, ở lứa tuổi vị thành niên, những kiến thức về sức khỏe sinh sản, giới tính, TD hầu như là không có, nên nếu để xảy ra chuyện “vượt rào” thì dễ để lại hậu quả như có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai và dẫn dến những tổn thương nặng nề về tinh thần trong tương lai. Vì vậy, quan điểm truyền thông của báo điện tử về vấn đề TDTHN đối với lứa tuổi vị thành niên là gay gắt phản đối bằng việc đăng tải những bài phân tích, lý giải những nguyên nhân vì sao lứa tuổi học sinh không nên để tình trạng TDTHN xảy ra. Đó là những bài phản ánh về hậu quả nặng nề mà TDTHN để lại cho các bạn trẻ như: học hành dở dang, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần… Từ những bài viết đó sẽ góp phần vào việc cảnh tỉnh giới trẻ, giúp các bạn có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về giới tính, tình yêu và TD.

Ngoài việc phản đối thực trạng TDTHN xảy ra trong lứa tuổi vị thành niên, các tờ báo mạng điện tử cần phải đăng tải những bài viết có tính giáo dục, cung cấp kiến thức sinh sản, giới tính, TD cho giới trẻ, nhằm giúp cho các bạn thêm tự tin trước những mối quan hệ khác giới, biết bảo vệ mình và bạn tình. Đối với những người đã đủ tuổi trưởng thành, có suy nghĩ chín chắn, nghiêm túc hoặc đến với nhau bằng tình yêu chân thành thì việc lên án TDTHN là không nên. Bởi lẽ đó là những nhu cầu tất yếu, là tình cảm và cảm xúc rất tự nhiên của con người. Tuy nhiên, cũng cần phải tư vấn hoặc đưa ra những bài học kinh nghiệm để các bạn trẻ có thể tránh được những sự cố như mang thai ngoài ý muốn hoặc phải biết tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.

Như vậy có thể nói rằng, cách truyền thông về vấn đề TDTHN đến với mỗi đối tượng, lứa tuổi sẽ có những quan điểm khác nhau. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo điện tử, các nhà báo cần phải có những hướng đưa thông tin rõ ràng tới từng đối tượng, lứa tuổi của độc giả. Hiệu quả của quá trình truyền thông chính là sự tác động đến đúng đối tượng, giúp cho họ có nhận thức đúng đắn về vấn đề TDTHN và tránh được những hậu quả mà TDTHN để lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tình dục trước hôn nhân trên báo điện tử (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)