Một số khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng bắc bộ (Trang 31 - 33)

1.3. Lý luận về truyền thôngchính sáchdân số trên sóng phát thanh

1.3.1. Một số khái niệm

1.3.1.1. Khái niệm Phát thanh

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Phát thanh là truyền âm thanh bằng sóng vô tuyến điện. [55, tr.742]

Theo tác giả Lois Baird, phát thanh có những tính năng dễ nhận thấy, đó là: thông tin được truyền tải bằng âm thanh, gồm: lời nói, tiếng động và âm nhạc, vừa sống động, vừa gần gũi, thân mật nhưng cũng rất riêng tư, vừa tỏa sóng rộng khắp, vừa rẻ tiền.[ Trích lại từ: 8,tr. 43]

So với các loại hình báo chí khác, ưu thế của truyền thông Radio là truyền tải không những thông tin, ý nghĩ, kích thích trí tưởng tượng của người nghe, mà còn cả tình cảm, thông qua cuộc trò chuyện giữa phát thanh viên và thính giả. Phát thanh có đối tượng thính giả rộng rãi; thông điệp len lỏi khắp nơi và có khả năng tác động nhanh, tức thời và tỏa khắp; ưu thế chiếm lĩnh không gian toàn bộ thời gian trong ngày; tính giao tiếp cá nhân; dễ tác động vào tình cảm; sinh động trong cách thể hiện; sự thuyết phục, lôi kéo của lời nói tác động vào thính giác; thiết bị rẻ tiền, đơn giản, dễ phổ biến…Thính giả luôn chờ đợi các chương trình phát thanh cung cấp kiến thức mọi mặt, đường lối chính sách mới, hướng tới văn hóa lành mạnh, đạo đức, thẩm mỹ, giải trí tích cực. Chính vì vậy, truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh là một lựa chọn tối ưu để đạt được mục đích mong muốn.

1.3.1.2. Khái niệm truyền thông

Truyền thông là quá trình liên tục cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức,tháiđộ,tìnhcảmvàkỹnăngtừngườitruyềnđếnngười

và hướng tới chuyển đổihành vi. [37, tr. 13].Trong khái niệm truyền thông nêu trên, có thể nhấn mạnh hai từ quan trọng như sau: Truyền thông là “quá

trình” - tức phải có thời gian; phải lặp đi lặp lại; phải liên tục và cụm từ “chia sẻ”, tức là phải có sự trao đổi hai chiều giữa bên truyền và bên nhận.

Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm truyền thông theo các nhà nghiên cứuDương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang.

1.3.1.3. Khái niệm truyền thôngchính sách dân số

Truyền thông chính sách dân số là một quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng thuộc lĩnh vực chính sách dân số giữa người truyền và đối tượng tiếp nhận, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và chuyển đổi hànhvi về dân số - kế hoạch hóa gia đình theo mục tiêu truyền thông đặtra.

Trong quá trình nghiên cứu về khái niệm truyền thông chính sách dân số, cần thiết phải phân biệt hai khái niệm gần giống nhau là khái niệm “thông tin

chính sách dân số” và khái niệm “truyền thông chính sách dân số”. Cụ thể là:

- Thông tinlà một khái niệm rộng, tuỳ thuộc vào lĩnh vực và mục đích nghiên cứu, người ta đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Theo cách hiểu thông thường: Thông tin là những dữ liệu (thô hoặc đã được xử lý, phân tích) được các tổ chức, cá nhân phổ biến thông qua các phương tiện truyền thông, sách, báo, các báo cáo, kết quả nghiên cứu, các bảng biểu…để tạo và nâng cao nhận thức của đối tượng tiếp nhận và sử dụng thông tin. Thông tin còn là quá trình đưa những tin tức từ ngườitruyền đến người nhận (các nhà hoạch

định chính sách, các nhà quản lý, công chúng…).

Thông tin dân số - kế hoạch hóa gia đình là những tin tức, số liệu liên quan đến quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và sự biến động của chúng,như:số cặp vợ

…), tháiđộcủacácnhómdâncư đốivớiChươngtrìnhdân số - kế hoạch hóa gia đình… Sự khác biệt giữa thông tin chính sách dân số và truyền thông chính sách dân số được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG

Thông tin có thể diễn ra một lần Truyền thông là một quá trình liên tục

Không đòi hỏi khắt khe về sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận

Bắt buộc phải có sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận

Thông tin chỉ hạn chế trong nội dung thông tin và kiến thức

Truyền thông còn mở rộng thêm thái độ, tình cảm và kỹ năng

Thông tin nhằm đạt mục tiêu tăng

cường kiến thức

củađốitượngtiếpnhận

Truyền thông đòi hỏi phải tạo được sự thay đổi về nhận thức, thái độ và hành động

Thông tin ít quan tâm đến yếu tố phản hồi từđối tượng, có thể thông tin một chiều hoặc nhiều chiều

Phản hồi từ đối tượng là một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả truyền thông và điều chỉnh nộidung, kênh truyền thông cho những lần truyền thông tiếptheo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng bắc bộ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)