Hệ thống Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng bắc bộ (Trang 50 - 53)

2.1. Sơ lƣợc về các Đài Phát thanh-Truyền hình Thái Bình, Nam Định, Hà

2.1.3. Hệ thống Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nam

Tỉnh Hà Nam - cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng trung tâm (về vị trí địa lý) và trọng điểm phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng Sông Hồng, với dân số gần 1 triệu người. Hà Nam có lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước.

- Đài PT-TH Hà Nam:Trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất củaĐài PT-TH Hà Nam được đầu tư nâng cấp khang trang, hiện đại và chuyên nghiệp: máy phát hình 10KW + 1 (Tổng công suất 20kW), máy phát thanh 10kW, đang triển khai thực hiện dự án Trung tâm truyền thông Long Đọi Sơn, trong đó có hạng mục xây dựng cột phát sóng cao 252m trên núi Đọi.

Hiện đài có Trung tâm kỹ thuật 7 tầng, khu Truyền dẫn phát sóng liền kề; Tháp anten tự đứng cao 108m (là một trong những tháp anten cao và đẹp nhất trong các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng).

Diện phủ sóng: phủ sóng toàn tỉnh Hà Nam và 14 tỉnh lân cận (toàn phần hoăc 1 phần): Hà Nội, Hà Tây (cũ), Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh..v..v..và một phần địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Hải Phòng, Hòa Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh..v.v..

Sóng truyền hình: Phát chính trên kênh 45UHF và kênh 10VHF, thời lượng phát sóng 24/24 giờ.

Đài PT – TH Hà Nam cũng đã đưa tín hiệu lên vệ tinh AVG và vào hệ thống Internet toàn quốc phục vụ nhu cầu xem truyền hình trực tuyến của mọi đối tượng khán giả.

Số lượng người theo dõi các kênh phát sóng của Đài PT – TH Hà Nam ngày càng tăng, kể cả lượng người xem ở các tỉnh bạn, tập trung mạnh vào các chương trình giải trí.

Sóng Phát thanh: Phát thanh trên sóng FM tần số 93.3MHZ, máy phát hình 10KW - phủ sóng toàn bộ khu vực các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.

Thời gian phát sóng liên tụctừ 5h30 – 22h30, gồm nhiều chương trình đa dạng, hấp dẫn như:Nhịp sống Sài Gòn, Phụ nữ và cuộc sống, Góc tâm hồn, Hài, kịch truyền thanh, Giao lưu trực tuyến Bạn hữu đường xa…Đặc biệt là các chương trình ca nhạc theo yêu cầu, Top ca khúc đang được yêu thích, Chat với nghệ sĩ, Ca khúc vượt thời gian… đang được rất nhiều đối tượng khán giả yêu thích và quan tâm theo dõi.Tất cả các nội dung đều thể hiện sự trẻ trung sôi nổi, nhiều màu sắc, cung cấp thông tin đa chiều, lôi cuốn nhiều đối tượng khán, thính giả quan tâm, theo dõi.

Tỉnh Hà Nam có 06 đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện, thành phố.

Là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền cấp huyện, đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện đã thực hiện tốt việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị trọng tâm theo sự chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, như: Kỷ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, các chính sách về dân số, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân; công tác giữ gìn an ninh trật tự; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, trật tự an toàn giao thông...

- Đài truyền thanhcấp xã, phường, thị trấn:

Hiện nay, Hà Nam có 116 đài truyền thanh cơ sở thuộc xã, phường, thị trấn.Đài truyền thanh cơ sở là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu của các địa phương. Đây là cơ quan thông tin, tuyên truyền để nhân dân nắm bắt các chủ trương, chính sách của cấp trên và chính quyền địa phương. Hoạt động của đài truyền thanh cấp huyện và cơ sở đã bám sát định hướng chỉ đạo tuyên truyền của cấp ủy, chính quyền các cấp và ngành dọc cấp trên; kịp thời tuyên truyền chính sách dân số, hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Năm 2017, thực hiện công tác quản lý, phát triển sự nghiệp, các đài đã làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền tiếp tục đầu tư nâng cấp đài truyền thanh cơ sở, điển hình như: Huyện Thanh Liêm tu sửa và nâng cấp hệ thống truyền thanh của các đài cơ sở với kinh phí khoảng 03 tỷ đồng; huyện Kim Bảng đã đầu tư trên 2,6 tỷ đồng cho tu sửa, nâng cấp hệ thống truyền thanh; thành phố Phủ Lý đầu tư cấp kinh phí sửa chữa, nâng cấp cho Đài thành phố và Đài cơ sở: Bảo dưỡng, sơn cột ăng ten; 01 bộ máy vi tính, 01 máy tăng âm 1000W với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng; Đài truyền thanh xã Trịnh Xá đầu tư nâng cấp với tổng kinh phí trên 700 triệu đồng (01 tăng

âm, 01 bộ máy vi tính, 01 bàn trộn, 01 đầu thu KTS, 02 micro.... và trên 5 km đường dây, 10 cụm loa 25W); huyện Lý Nhân tổng kinh phí đầu tư cho sự nghiệp truyền thanh cơ sở trong năm 2017 gần 01 tỷ đồng; huyện Bình Lục có 7 xã đầu tư hệ thống dây cáp, loa trị giá từ 600 triệu đồng đến 01 tỷ đồng như các xã: An Đổ, Tiêu Động, Đồng Du, Vụ Bản, An Nội, Đồn Xá, Bồ Đề. Đài PT - TH tỉnh phân công cán bộ chuyên môn phụ trách đài truyền thanh cơ sở, thường xuyên kiểm tra hướng dẫn đôn đốc các đài truyền thanh xã, thị trấn thực hiện nghiêm quy định của ngành, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đài truyền thanh 4 cấp, tiếp sóng và phát lại chương trình của đài phát thanh và truyền hình tỉnh, đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện, chương trình phát thanh của địa phương, hoạt động 3 buổi/ngày, ghi chép nhật ký, bảo dưỡng thiết bị đúng quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng bắc bộ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)