Hệ thống Đài Phát thanh-Truyền hình Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng bắc bộ (Trang 46 - 49)

2.1. Sơ lƣợc về các Đài Phát thanh-Truyền hình Thái Bình, Nam Định, Hà

2.1.1. Hệ thống Đài Phát thanh-Truyền hình Thái Bình

Thái Bìnhphía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương; phía đông giáp thành phố Hải Phòng, Vịnh Bắc Bộ; phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam. Toàn tỉnh có 1 thành phố, 7 huyện, 286 xã, phường, thị trấn. Hệ thống đài PT -TH của tỉnh gồm:

- Đài PT - TH Thái Bình:Ngày 2/9/1956, tiếng nói của Đảng bộ, chính

quyền và nhân dân Thái Bình lần đầu tiên được truyền đi trên bản tin phát thanh, đánh dấu sự ra đời của Đài Truyền thanh Thái Bình, tiền thân của Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình ngày nay. Trải qua 62 năm xây dựng và phát triển, hệ thống cơ sở vật chất của Đài không ngừng được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Năm 1977, Đài sử dụng máy phát sóng trung AM; năm 1988, Đài phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên bằng máy thông tin của quân đội và được đổi tên thành Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình. Hiện nay, Đài đã được trang bị những thiết bị sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình theo chuẩn công nghệ HD, có máy phát sóng FM 30W, máy tăng âm công suất 300W, đường dây hữu tuyến 2km một trụ ăng-ten cao 25m, loa phóng thanh ở các khu dân cư và máy vi tính để đọc và thu chương trình.

Nội dung chương trình đa dạng, phong phú, với thời lượng phát sóng truyền hình lên tới 19 giờ/ngày và phát thanh 14 giờ/ngày, sản xuất 8 bản tin thời sự trong tỉnh, 9 bản tin trong nước và quốc tế, trên 60 chuyên mục và các chương trình giải trí, phổ biến kiến thức. Đài còn có một tờ báo điện tử

(thaibinhtv.vn), đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin thiết yếu phục vụ cuộc sống của người dân. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Đài ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng,luôn đoàn kết, thống nhất, chủ động khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện trọng trách là cơ quan truyền thông, cơ quan ngôn luận của tỉnh, là cầu nối thông tin của Đảng và Nhà nước với nhân dân.Tỷ lệ phủ sóng phát thanh ở Thái Bình đến nay đạt 100% khu vực dân cư.

- Đài Truyền thanh - truyền hình cấp huyện, Thành phố: Thái Bình

hiện có 8 Đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện, thành phố, thực hiện nhiệm vụ sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh trên hệ thống loa truyền thanhđược trang bị thiết bị phát sóng phát thanh. Đến nay 8/8 Đài truyền thanh truyền hình huyện, Thành phố được bố trí trụ sở riêng để hoạt động, có phòng làm việc, phòng đặt máy phát và được đầu tư trang thiết bị, máy móc thiết yếu để phục vụ cho việc tiếp âm, tiếp sóng và sản xuất các chương trình phát thanh. Nhiệm vụ Đài truyền thanh truyền hình cấp huyện là tiếp sóng chương trình phát thanh của đài tiếng nói Việt Nam, Đài PT-TH Tỉnh và phát sóng chương trình phát thanh của huyện, với tổng thời lượng từ 2h đến 4h30 phút/ngày. Năng lực sản xuất chương trình của đài từ 1-2h/ngày. Nội dung chủ yếu tập trung phản ánh các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện. Một số đài xây dựng chương trình giải trí, trung bình mỗi tháng, đài truyền thanh truyền hình huyện, thành phố thực hiện phát sóng trên 200 tin, bài, trên 50% tin, bài do các đài tự sản xuất. 10% thời lượng tin bài cho truyền thông chính sách dân số.

-Đài Truyền thanh cấp xã - phường, thị trấn:Tỉnh Thái Bình có

286/286 xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh, trong đó có 100% Đài truyền thanh vô tuyến (truyền thanh không dây). Đài truyền thanh cấp

xã,phường thực hiện 2 chức năng: tiếp âm và là công cụ tuyên truyền của đảng bộ, chính quyền xã, phường, thị trấn. Hầu hết các Đài truyền thanh cấp xã phường hiện nay đều thực hiện nghiêm việc tiếp sóng và phát lại chương trình thời sự của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh - Truyền hình Tỉnh, đài Truyền thanh truyền hình huyện, Thành phố. Tuy nhiên, có một số đài xã không thu được do máy thu đã quá cũ nên ảnh hưởng đến việc tiếp sóng. Đài truyền thanh cấp xã thực hiện chế độphát sóng bình quân 2 chương trình/ngày với thời lượng từ 30-120 phút/ngày. Ngoài việc tiếp sóng các đài cấp trên, truyền thanh cấp xã phát các văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, đọc các thông báo hỗ trợ về hoạt động y tế, giáo dục, nông nghiệp, nông thôn tại địa phương.Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên môn còn thiếu; bộ máy tổ chức và nhân lực còn ít, không đáp ứng được yêu cầu hoạt động; trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, chưa qua đào tạo cơ bản,mà chủ yếu qua các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn, đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều việc, chế độ phụ cấp thấp nên cán bộ đài chưa yên tâm công tác.

Có thểthấy, việc xây dựng và phát triển hệ thống truyền thanh ở cơ sở đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Từ những chiếc loa truyền thanh, mọi người dân đã nắm bắt được các chủ trương của Đảng, của Nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhân dân, nhân rộng những điển hình tiên tiến, xây dựng nông thôn mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, đài truyền thanh cơ sở đã và đang phát huy hiệu quả - vừa là cơ quanngôn luận của Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân. Trước những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã tạo ra sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi nhanh chóng cả hình thức và nội dung của các loại hình báo chí truyền thống, trong đó có phát thanh - truyền thanh ở tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng bắc bộ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)