Vấn đề đặtra đốivới truyền thôngchính sáchdân số trên sóng phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng bắc bộ (Trang 91 - 93)

phát thanh ở các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ

3.1.1. Truyền thông chính sách dân số là nhiệm vụ và mục tiêu tuyên truyền của địa phương. truyền của địa phương.

Các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ có mật độ dân số đông, số sinh hàng năm ở mức 2%, là nguy cơ bùng nổ dân số ở những năm 20 thế kỷ 21. Đây cũng là những tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp chưa thật phát triển, thiên tai, mất mùa thường xuyên xảy ra. Chính vì vậy, phát triển kinh tế, kiềm chế bùng nổ dân số là mục tiêu hàng đầu của mỗi địa phương. Để thực hiện được mục tiêu này, mọi người dân trong tỉnh phải nhận thức đúng, đầy đủ chính sách dân số mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Báo chí địa phương, trong đó có báo phát thanh, phải đặt mục tiêu và nhiệm vụ liên tục truyền thông chính sách dân số đến từng người dân, sao cho chính sách dân số và Nghị quyết 21 đi vào cuộc sống hiệu quả nhất.

Khảo sát những năm qua cho thấy, chất lượng truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh ở các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ chưa thực sự đạt được hiệu quả mong muốn, song, cũng không thể phủ nhận vai trò của hệ thống phát thanh - truyền thanh là một phương tiện thông tin có ưu thế đối với nông thôn, vùng sâu, vùng xa, là kênh thông tin quan trọng, gần gũi đối với nông dân, là công cụ lãnh đạo tư tưởng quan trọng của các nhà lãnh đạo, quản lý của địa phương. Chính vì vậy, hệ thống này cần phải khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.1.2. Nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng cao, càng đa dạng và tương đối chuyên biệt. dạng và tương đối chuyên biệt.

Trong thời đại công nghệ số, mọi phương tiện truyền thông ra sức cạnh tranh nhau để lôi kéo thị phần công chúng lớn nhất về phía mình. Phát thanh địa phương cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy đó. Tuy nhiên, những người làm phát thanh địa phương lại chưa thực sự quan tâm đến công chúng của mình, chưa nắm bắt được công chúng đang cần gì, vẫn còn làm ra những sản phẩm truyền thông trên sóng phát thanh kém chất lượng, vẫn chưa quan tâm đầu tư cho con người làm phát thanh, cho máy móc kỹ thuật. Công chúng ngày nay có trình độ tri thức, có hiểu biết khoa học kỹ thuật, sử dụng Internet thành thạo, cho nên, họ không chấp nhận những sản phẩm truyền thông kém chất lượng. Trong thực tế, vẫn còn nhiều đài không có máy móc tiên tiến, do đó, công chúng phát thanh chỉ là người tiếp nhận thông tin thụ động, mà không thể trở thành thính giả văn minh, có “ nghe Đài” thì có phản hồi, đối thoại với Đài, với cơ quan chức năng có liên quan với vấn đề mà Đài phản ánh. Đây là vấn đề chung đặt ra không chỉ đối với người làm phát thanh, mà còn đặt ra với các cơ quan lãnh đạo trong tỉnh, cơ quan ngành dọcquản lý về nghiệp vụ phát thanh.

3.1.3. Yêu cầu và mục tiêu phát triển của báo chí phát thanh địa phương. phương.

Phát thanh địa phương là cầu nối người dân với Đảng, Nhà nước, với chính quyền địa phương, phổ biến đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, định hướng nhận thức của người dân về mọi chủ trương, sách lược của tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh, truyền thông chính sách dân số thật hiệu quả, báo chí phát thanh địa phươngcần được đầu tư phát triển ngang tầm quốc gia và khu vực, không thể mãi yếu kém như hiện

nay. Đây là một yêu cầu bức thiết và cần được quan tâm đúng mức trong thời gian tới.

3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợngtruyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh ở các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng bắc bộ (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)