Nộidung truyền thôngchính sáchdân số ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng bắc bộ (Trang 33 - 36)

1.3. Lý luận về truyền thôngchính sáchdân số trên sóng phát thanh

1.3.2. Nộidung truyền thôngchính sáchdân số ở Việt Nam hiện nay

Tại Nghị quyết số 04-NQ/HNTW năm 1993 về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nêu rõ, cần tăng cường công tác thông tin về dân số, tuyên truyền rộng rãi các chủ trương và biện pháp kế hoạch hóa gia đình, nhằm làm

cho mọi người, trước hết là lớp trẻ, chuyển biến sâu sắc, hiểu rõ sự cần thiết và lợi ích của kế hoạch hóa gia đình, chấp nhận gia đình ít con. Cung cấp đầy đủ, kịp thời dụng cụ, phương tiện theo yêu cầu của người sử dụng. Từng bước đa dạng hóa các biện pháp tránh thai, bảo đảm chất lượng hiệu quả, an toàn và thuận tiện. Đặc biệt tăng tỷ lệ nam giới chấp nhận và sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Củng cố và phát triển mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình thông qua hệ thống y tế của Nhà nước, song song với việc tăng cường vai trò của cộng đồng để đưa dịch vụ đến từng gia đình và người sử dụng, bán rộng rãi các phương tiện, dụng cụ kế hoạch hóa gia đình. Khuyến khích các tổ chức, tập thể và tư nhân làm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình dưới sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Đến nay, căn cứ vào tình hình thực tế dân số của nước ta, như chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng, mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.... Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu công tác tuyên truyền, truyền thông, giáo dục phải chuyển mạnh sang chính sách dân số và phát triển. Nội dung truyên truyền được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới: “Tiếp tục chuyển trọng tâm

chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững”

Nghị quyết số 21-NQ/TW cũng nêu rõ, vẫn tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp.

Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao.

Bên cạnh đó, nhằm đạt mục tiêu chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5cm, nữ đạt 157,5cm, chỉ số Phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á, thì công tác tuyên truyền cần đẩy mạnh, tập trung vận động, khơi dậy phong trào mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực người Việt Nam. Nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cư trú, về cấm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Ngoài ra, cần đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường. Hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số, sức khỏe sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ.

Để đạt được mục tiêu trên, hoạt động truyền thông dân số cần được triển khai sớm, đổi mới cả về nội dung và phương pháp truyền thông vận động:

(1). Thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về chuyển trọng tâm chính sách từ tập trung vào KHHGĐ sang Dân số và Phát triển. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Nội dung truyền thông, giáo dục phải chuyển mạnh từ tập trung vào KHHGĐ sang giải quyết toàn diện các vấn đề quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số trong mối quan hệ qua lại với phát triển kinh tế- xã hội.

(2). Chính sách dân số và phát triển phải bảo đảm giữa quyền và nghĩa vụ của mọi người dân; giữa việc tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức,

thay đổi hành vi với thực thi nghiêm kỷ cương pháp luật; giữa việc mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật mới với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Tăng cường sự tham gia phối hợp liên ngành, phát huy vai trò, huy động mạnh mẽ sự tham gia của các đoàn thể xã hội và đảm bảo mọi người dân đều có quyền và nghĩa vụ tham gia công tác dân số trong tình hình mới.

(3). Đẩy mạnh công tác truyền thông vận động, tạo phong trào mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực người Việt Nam.

(4). Tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh và nuôi dạy con tốt. Ngăn ngừa tư tưởng tâm lý không hạn chế số con. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng có mức sinh cao, duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế, sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp. Nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

(5). Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao.

(6).Đổi mới toàn diện, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường. Hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số, sức khỏe sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng bắc bộ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)