Đánh giá những mặt mạnh và những hạn chế trong hiệu quả sử dụng vốn XDCB trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu giai cấp địa chủ việt nam ở đồng bằng bắc bộ từ đầu thế kỷ XX đến trước cuộc cải cách ruộng đất (Trang 54 - 58)

Chương 1 Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản

2.4. Đánh giá những mặt mạnh và những hạn chế trong hiệu quả sử dụng vốn XDCB trên địa bàn

vốn XDCB trên địa bàn Huyện Đông Anh

2.4.1. Trong khâu sử dụng vốn

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đông Anh thời kỳ 2003 - 2006 trên 10% năm trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của cả nước là 7,5%/ năm. Do Đông Anh là một huyện còn nghèo, có xuất phát điểm thấp so với mặt bằng chung của cả nước do vậy mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với thu nhập bình quân của đất nước, năm 2003 chỉ đạt 204 USD năm 2006 là 430 USD.

Trong những năm qua (2003 - 2006) bình quân mỗi năm huyện tạo được cho 4 vạn lao động trong đó lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Các dự án của khu vực đầu tư nước ngoài và ngoài Huyện đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 1300 lao động trực tiếp, dự kiến đến năm 2007 tạo thêm khoảng 700 lao động trực tiếp nữa, chưa kể đến việc tạo ra những lao động gián tiếp khác. Cũng nhờ đầu tư xây dựng cơ bản tạo công ăn việc làm cho các công ty xây lắp trong và ngoài tỉnh, làm ăn có hiệu quả, tăng thu nhập cho công nhân lao động trong các công ty.

Đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm qua đã đạt được một số thành tựu nhất định, song cũng bộc lộ không ít những hạn chế, ta có thể thấy rõ điều này qua các mặt sau đây.

Tình trạng thất thoát và lãng phí vốn xây dựng cơ bản, đậc biệt trong việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước là một trong những vấn đề lan giải của Đông Anh nói riêng và của đất nước nói chung. Do vậy chúng ta phải tìm hiểu kỹ những nguyên nhân, những kẽ hở gây ra tình trạng thất thoát và lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Thất thoát và lãng phí nguồn lực đầu tư xây dựng cơ bản được biểu hiện dưới dạng sau:

 Thất thoất về của cải vật chất: được thể hiện là việc sử dụng bảo quản máy móc, thiết bị để mất mát hư hỏng nguyên nhiên vật liệu ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

 Thất thoát dưới dạng lãng phí sức lao động mà biểu hiện rõ nhất là ngày công lao động của các đơn vị thi công xây lắp, do bố trí lao động không hợp lý dẫn đến tình trạng khi thừa lao động, khi thiếu lao động phục vụ trong các dự án.

 Thất thoất dưới dạng tiền vốn: tức lầ khoản vốn bằng tiền không được đầu tư cho công trình mà mất mát dưới hình thức nào đó.

Chúng ta có thể xem xét những kẽ hở gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản, để từ đó tìm ra được những giải pháp thích hợp nhằm ngăn chặn tình trạng này.

2.4.2. Trong khâu hoạch định đầu tư

Đây là một trong những khâu quan trong quyết định đến hiệu quả sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện Đông Anh. Trong đó, đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào...? được xem là những vấn đề then chốt đồi hỏi người làm công tác hoạch định cần phải có câu trả lời thật thấu đáo. Thời gian qua, huyện Đông Anh đã tiến hành hoạch định hàng loạt các dự án đầu tư như làm đường liên Huyện, cải tạo, nâng cấp các trạm y tế, trường học...tuy nhiên các dự án này còn mang tính dàn trải, chưa xuất phát từ thực tiễn nhu cầu người dân. Có những nơi tập trung quá nhiều trạm y tế như

trung tâm thị trấn Đông Anh, nhưng có những nơi lại quá thiếu thốn, có khi cả hai xã cũng không có một trạm y tế nào. Như vây, khâu hoạch định đầu tư của Huyện đôi lúc còn mang tính cục bộ địa phương, hiệu quả thấp không phải là do không đầu tư mà do không đầu tư đúng chỗ,chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân.

Bên cạnh đó, vấn đề quy hoạch còn mang tính phong trào, tình trạng quy hoạch treo còn phổ biến. Một số dự án như nâng cấp đường 23B, cải tạo nâng cấp kênh mương nội đồng, xây dựng nhà văn hoá xã ... cho đến nay vẫn chưa được thi công đưa vào sử dụng.

2.4.3. Trong khâu chuẩn bị đầu tư

Để thực hiện một dự án phải thông qua rất nhiều công đoạn, tạo ra những kễ hở gây ra tình trạng thất thoát và lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản .

 Thứ nhất: xuất phát từ công tác kế hoạch hoá đầu tư của Huyện còn nhiều yếu kém, không thể hiện rõ ràng việc bố trí trình tự ưu tiên của các dự án, đôi khi kế hoạch hoá đầu tư không sát với nhu cầu thực tế của cơ sở gây ra tình trạng chạy vốn, hiện tượng này xảy ra không ít. Các chủ đầu tư phải tìm cách xin được quyết định đầu tư, và được ghi vào kế hoạch đầu tư, chính vì vậy khâu này góp một phần không nhỏ gây ra tình trạng thất thoát và lãng phí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

 Thứ hai: trong công tác thẩm định dự án. Để thực hiện quá trình đầu tư thì chủ đầu tư phải thuê các tổ chức tư vấn, lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, báo cáo đầu tư , xin giấy phep xây dựng. Việc lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán trong thực tế thực tế thường cao hơn định mức của Nhà nước quy định. Nhưng để lọt được các “cửa ải” khâu thẩm định thì các chủ đầu tư tìm mọi cách để vượt qua.

 Thứ ba: trong công tác đấu thầu.

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu. Do đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản rất phức tạp, nên mối quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu được thực hiện dưới hai hình thức đấu thầu và chỉ định thầu.

-Hình thức chỉ định thầu: đây là việc chủ đầu tư trực tiếp lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu cơ bản của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Như vậy trong khâu chỉ định thầu, thì cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ đầu tư chỉ định ai? Phải chăng là những người đem lại lợi ích cho chủ đầu tư. Chủ thầu nào đem laị lợi ích cho người có thẩm quyền chỉ định thầu thì sẽ được làm chủ thầu của công trình, hiện tượng này diễn ra phổ biến chứ không phải là cá biệt.

-Trong công tác đấu thầu: do trình độ chuyên môn và nhận thức chưa đồng bộ và các điều kiện để thực hiện đấu thầu, nên chất lượng thầu còn thấp. Mặt khác công tác kiểm tra kiểm soát, quản lý công tác đấu thầu còn thiếu nên nhiều trường hợp đấu thầu chỉ là mua bán thầu. Mục đích của đấu thầu là tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà thầu (bên B) với nhau để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, tránh sự làm rối làm ẩu... Từ đó sẽ hạn chế được sự móc ngoặc thông đồng không có lợi cho bên A, tức Nhà nước. Nhưng trên thực tế hình thức này bị biến dạng, tạo ra nhiều kẽ hở gây ra thất thoát và lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Hiện tượng này thể hiện dưới hai góc độ sau:

+ Sự móc ngoặc, sự thông đồng của chủ đầu tư với một nhà thầu nào đó.

+ Sự móc ngoặc của các nhà thầu với nhau để ép giá chủ đầu tư . Hai hình thức này biến cuộc đấu thầu chỉ là hình thức để được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận ra quyết định thực hiện đầu tư mà thôi chư không mang lại hiệu quả gì từ công tác đấu thầu

2.4.4. Trong quá trình thực hiện đầu tư

Trong thi công xây dựng công trình: thường trong thi công đều sai lệch so với thiết kế (sai lệch này là tiêu cực) hoặc do thiết kế cao hơn dự toán. điều này diễn ra rất phổ biến.

2.4.5. Trong khâu tư vấn giám sát

Hiện tượng móc ngoặc giữa nhà tư vấn và nhà thầu làm không đúng theo thiết kế. đây cũng là một khâu gây thát thoát vốn trong đầu tư XDCB.

2.4.6. Trong khâu nghiệm thu và thanh quyết toán công trình xây dựng cơ bản. bản.

Đây là khâu cuối cùng của công cuộc đầu tư, những tiêu cực trong khâu này như nghiệm thu và quyết toán không phản ánh đúng hiện thực về giá cả, chủng loại nguyên vật liệu... Tất cả những tiêu cực gây thất thoát và lãng phí nguồn vốn đầu tư XDCB làm cho hiệu quả đầu tư thấp. Do vậy, vấn đề đặt ra cho mọi ngành mọi cấp ra được để khắc phục tình trạng này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu giai cấp địa chủ việt nam ở đồng bằng bắc bộ từ đầu thế kỷ XX đến trước cuộc cải cách ruộng đất (Trang 54 - 58)