Quan điểm, định hướng sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu giai cấp địa chủ việt nam ở đồng bằng bắc bộ từ đầu thế kỷ XX đến trước cuộc cải cách ruộng đất (Trang 63 - 67)

Chương 1 Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản

3.1. Quan điểm, định hướng sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản của huyện

cơ bản của huyện Đông Anh.

3.1.1. Quan điểm sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Đông Anh. huyện Đông Anh.

Theo đánh giá tình hình nghị quyết đại hội IX tại Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ tháng 2 năm 2004 cho thấy: “Tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp được đổi mới một bước, góp phần tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ pháp luật, cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức; đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi quan liêu, tham nhũng, lãng phí đang được chú trọng... Tuy nhiên... nhiều đề án quy hoạch kinh tế chất lượng còn thấp, lại không được bổ sung, điều chỉnh kịp thời; còn nặng về chỉ định các dự án, công trình cho khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Quan lý quy hoạch còn lỏng lẻo, nhiều yếu kém và tiêu cực. Chưa khắc phục được tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, cơ cấu trùng lắp, dập khuôn tại các vùng, chưa tính toán kỹ hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản. Nợ XDCB từ nguồn vốn ngân sách rất lớn” (Nguồn: Báo Nhân dân, ngày 4/2/2004)

Từ đó Đảng ta đã chủ trương đưa ra 1 số chính sách, giải pháp trong nửa cuối của nhiệm kỳ khóa IX, đó là: “Nâng cao hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. Xác định đầy đủ trách nhiệm và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt quy chế đầu tư và xây dựng, đặc biệt là quy chế đấu thầu, quy chế giám sát đầu tư. Chấm dứt tình trạng đơn vị thi công và tổ chức giám sát thi công đều thuộc một cơ quan quản lý. Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách phải được công bố rộng rãi để nhân dân biết và tham gia giám sát việc thực hiện; tạo điều kiện cho các cơ

quan dân cử làm tốt chức năng giám sát việc thực hiện đầu tư” (Nguồn: báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ ĐH IX)

Trong công tác xây dựng Đảng: “Đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí phải được tiến hành bằng hệ thống các biện pháp đồng bộ. Trong đó chú trọng đổi mới thể chế thực hiện công khai, dân chủ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước các cấp, nhất là quản lý về đất đai và XDCB, quản lý doanh nghiệp nhà nước và ngân sách nhà nước. Quy định việc tặng quà, nhận quà; việc kê khai tài sản trước và sau khi nhận chức đối với cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp”.

Về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Trong 1 cuộc họp giữa lãnh đạo các Bộ, ngành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Quy mô xây dựng cơ bản cần làm lớn hơn nhưng phải có hiệu quả. Các Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm với các công trình của bộ mình. Chủ tịch các tỉnh phải chịu trách nhiệm quản lý chặt lĩnh vực này. Tránh quyết định đầu tư sai bất cứ công trình nào, quyết định sai thì rất nguy hiểm. Thứ hai, khi quyết định đầu tư rồi thì xem xét kỹ các khâu trong quá trình đầu tư để tìm ra những chỗ có thể xảy ra tiêu cực”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương rà soát lại các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, trên cơ sở đó đình chỉ các dự án không nằm trong quy hoạch, chưa có kế hoạch vốn hoặc nhìn rõ chưa có hiệu quả. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ rà soát các dự án nhóm A, các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố rà soát lại các dự án nhóm B và C. Trong quý I năm 2007, phải tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. Các dự án đầu tư đều được đưa vào sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả. Trong nhiều dự án, Chủ đầu tư đã cố gắng đưa ngay từng hạng mục xây dựng hoàn thành vào sử dụng. Những dự án mua sắm thiết bị được các Chủ đầu tư cân nhắc, lựa chọn kỹ về tính năng kỹ thuật, mức độ cần thiết trước, sau để mua sắm và khai thác một cách hợp lý, hiệu quả. Bên cạnh đó cần đề cao trách nhiệm và xử lý nghiêm nếu vi phạm đối với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, ban quản lý dự án...

Nhanh chóng sửa đổi bổ sung những văn bản pháp luật, quy định về đầu tư xây dựng không còn phù hợp thực tiễn, xóa bỏ tình trạng khép kín trong quản lý đầu tư xây dựng...

Về công tác quy hoạch, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương quan tâm hơn nữa quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội. Quy hoạch này phải đồng bộ, chặt chẽ để đầu tư có hiệu quả. Đặc biệt quy hoạch phát triển sản phẩm phải là quy hoạch mở có tính định hướng, không hạn chế sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Các Bộ, ngành, địa phương cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát đầu tư trong việc thực hiện các dự án nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

3.1.2. Định hướng sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Đông Anh trong thời gian tới. của huyện Đông Anh trong thời gian tới.

Theo văn bản hướng dẫn thi hành Thông tư số 03/2005/TT-BTC về việc hướng dấn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính của ủy ban nhân dân thành phố hà Nội đối với huyện Đông Anh như sau:

- Hội đồng nhân dân huyện Đông Anh quyết định và phê chuẩn việc cân đối dự toán, quyết toán ngân sách;

- Hội đồng nhân dân dự toán, quyết toán ngân sách cấp huyện, ngân sách xã, phường, thị trấn;

- Hội đồng nhân dân dự toán, quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và thu ngân sách huyện;

- Hội đồng nhân dân dự toán, quyết toán chi ngân sách cấp huyện theo từng lĩnh vực;

- Hội đồng nhân dân tổng số và chi tiết từng lĩnh vực dự toán chi ngân sách cấp huyện cho các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện; Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao; tổng số và chi tiết theo từng lĩnh vực quyết toán chi ngân sách cấp huyện cho từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện;

- Hội đồng nhân dân dự toán, quyết toán chi xây dựng cơ bản ngân sách cấp huyện cho từng dự án, công trình;

- Hội đồng nhân dân dự toán, quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách của từng xã, phường, thị trấn; số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp huyện cho xã, phường, thị trấn.

Ngày 6-1-2005, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết 36/2004/QH 11 của Quốc hội về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương và các Tổng công ty 90 và 91.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc về tình hình tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm qua, Phó Thủ tướng đã phát biểu ý kiến chỉ đạo:

- Một trong những nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế năm 2004 đạt mức cao là do huy động vốn đầu tư cao và sử dụng hiệu quả. Mục tiêu năm 2005 là huy động khoảng 300 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tăng khoảng 16% so với thực hiện năm 2004 và chiếm khoảng 36,5% GDP. Vì vậy, cần tập trung bàn các giải pháp đẩy mạnh huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong xã hội. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước có thể tập trung phát triển các sản phẩm cơ bản như điện, xi măng; nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác hướng vào đầu tư các sản phẩm tiêu dùng, công nghiệp, xuất khẩu; vốn ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Chỉ thị số 29/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước: các dự án nhóm C được cân đối vốn đầu tư để đảm bảo thời gian thực hiện từ khi khởi công đến khi hoàn thành không quá 2 năm, các dự án nhóm B tối đa là 4 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu giai cấp địa chủ việt nam ở đồng bằng bắc bộ từ đầu thế kỷ XX đến trước cuộc cải cách ruộng đất (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)