Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu giai cấp địa chủ việt nam ở đồng bằng bắc bộ từ đầu thế kỷ XX đến trước cuộc cải cách ruộng đất (Trang 81 - 83)

3.2.2 .Đổi mới công tác kế hoạch hoá và chủ trương đầu tư của các dự án

3.3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa

dựng cơ bản trên địa bàn huyện Đông Anh

3.3.1. Khuyến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

- Nâng cao chất lượng, tầm nhìn dài hạn, tính đồng bộ, tính liên kết, tính pháp lý trong công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.

Chính Phủ cần sớm ban hành Nghị định về quy hoạch hoặc chỉ đạo soạn thảo Pháp lệnh về quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản; Tăng cường phân cấp, phân quyền, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, gắn quyền với trách nhiệm trong công tác quy hoạch giữa các Bộ, Ngành, địa phương.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế chính sách đầu tư, trước mắt tập trung triển khai có hiệu quả Luật đầu tư, Luật đấu thầu, Luật kinh doanh bất động sản, Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán...; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế phân bổ vốn đầu tư, vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc đầu tư, tôn trọng tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức theo hướng công khai, minh bạch và có chủ định rõ rệt.

- Thiết lập môi trường cạnh tranh minh bạch. Đứng trước thực trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư của Nhà nước khá trầm trọng nhu hiện nay thì giải pháp cơ bản là cần hạn chế tối đa các cơ hội để xảy ra thất thoát. Muốn thực hiện được điều này và để nâng cao hiệu quả đầu tư thì Nhà nước chỉ nên đóng vai trò là người tiêu dùng lớn nhất, không nên kiêm nhiệm vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng. Hay nói cách khác nhà nước không trực tiếp tham gia vào cạnh tranh mà chỉ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch. Nhà nước chỉ đầu tư vào những lĩnh vực mà tư nhân không được làm hoặc không muốn làm. Lĩnh vực nào mà tư nhân có thể làm tốt và mong muốn làm thì được nhà nước khuyến khích. Với biện pháp đó, dòng vốn đầu tư của nhà nước sẽ tránh bị chia cắt, dàn trải. Tóm lại, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục rà soát, sắp xếp lại khu vực DNNN, kiên quyết, mạnh dạn cổ phần hoá kể cả những TCT nhà nước mà bấy lâu đang ở thế độc quyền. Đây là biện pháp hữu hiệu để tạo môi trường cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước. Bên cạnh đó cần tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách quản lý đầu tư và xây dựng đối với nguồn vốn đầu tư của nhà nước.

- Nhà nước cần sớm ban hành Luật quản lý đầu tư vốn nhà nước. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật bao gồm toàn bộ quy trình quản lý đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trong đó cần quán triệt

những nội dung: cần luật hoá công tác quy hoạch, những dự án nằm ngoài quy hoạch dứt khoát bị loại bỏ; cần chống khép kín trong tổ chức quản lý bộ máy đầu tư xây dựng vì thực chất đây là hình ảnh thu gọn của mô hình Nhà nước vừa là người “mua hàng” (công trình), vừa là “ người sản xuất”, vừa là người giao thầu, vừa là người nhận thầu nên dễ dẫn đến việc đấu thầu chỉ là hình thức, không khuyến khích được cạnh tranh. Đây chính là mảnh đất tạo cơ hội cho thất thoát, lãng phí , tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản. Để chống khép kín trong quản lý, cần tổ chức lại bộ máy như sau: Các TCT nhà nước thuộc các Bộ, chuyên ngành cần nhanh chóng được cổ phần hoá. Tương tự như vậy, các hoạt động tư vấn như lập dự án, điều tra, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, lập và thẩm tra báo cáo quyết toán... cần được xã hội hoá, tách khỏi các Bộ chuyên ngành. Bộ chuyên ngành chỉ là cơ quan quản lý nhà nước; cần có các chế tài nghiêm, đủ mạnh để quản lý đúng pháp luật, đặc biệt là khâu đấu thầu, khâu nghiệm thu, kiểm soát thanh quyết toán. Để tăng cường quản lý chất lượng công trình, cần kéo dài thời gian bảo hành công trình so với quy định hiện nay.8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu giai cấp địa chủ việt nam ở đồng bằng bắc bộ từ đầu thế kỷ XX đến trước cuộc cải cách ruộng đất (Trang 81 - 83)