Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tuyên truyền biển đảo:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về Biển Đảo (Khảo sát tạp chí Biên giới biển đảo phát sóng VTC1 và chuyên mục Núi sông bờ cõi phát sóng VTV4, từ 6.2012 đến 6.2014) (Trang 28 - 38)

7. Kết cấu luận văn:

1.2Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tuyên truyền biển đảo:

1.2.1 Mục tiêu, định hướng vấn đề tuyên truyền biển đảo 1.2.1.1 Mục tiêu tuyên truyền

Đẩy mạnh hơn nữa các hình thức tuyên truyền biển đảo nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí chiến lược của biển đảo nước ta, từ đó dẫn đến các hành động cụ thể với phương châm hiệu quả, thiết thực, đảm bảo tuyên truyền được duy trì thường xuyên, tạo bước chuyển biến mới. Phấn đấu thực hiện mục tiêu đến 2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh từ biển, làm giàu từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo của Tổ quốc.

Chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền nhằm tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy các cấp, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết TƯ 4, khóa X của Đảng về chiến lược biển Việt Nam đến

2020; Quyết định số 373/QĐ -TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tướng chính phủ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.

Tăng cường phối hợp giữa đài TH Việt Nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC, điện ảnh BĐBP với các cơ quan báo chí phát thanh truyền hình, dân sự quân sự, phát huy tối đa vai trò của các tổ chức, quần chúng, tạo sức mạnh trong công tác tuyên truyền về biển đảo. Từ đó, mỗi người dân cũng như toàn xã hội hiểu sâu sắc về chủ quyền cũng như nguồn lực phát triển của biển đảo nước ta.

Phải có trách nhiệm đánh giá, dự báo đúng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của toàn hệ thống nhà nước về biển và hải đảo. Cần đặt ra mục tiêu góp phần đưa đến một hệ thống luật pháp chặt chẽ về công tác biển đảo, phù hợp với Luật Biển và công ước quốc tế. Đây là nhiệm vụ khó khăn song cũng đầy cao cả của báo chí, thể hiện chức năng định hướng dư luận, phản biện và giám sát xã hội.

Theo quyết định phê duyệt đề án nâng cấp hạ tầng mạng lưới thông tin công cộng phục vụ nhu cầu thông tin đa dạng cho khu vực biển đảo [1041 QĐ -Ttg ngày 22/7/2009], nhiệm vụ tuyên truyền biển đảo của VTV4 và ĐA BĐBP cần phát huy hơn nữa công tác tuyên truyền của mình, hướng tới vùng sâu vùng xa của Tổ quốc.

1.2.1.2 Định hướng tuyên truyền

Trong các kỳ họp quốc hội, Đảng và nhà nước đã rất chú trọng vấn đề TT về BĐ như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6-1996), Đại hội IX (tháng 4-2001; Đại hội X (tháng 4-2006)… Đặc biệt, ngày 9-2-2007, hội nghị Trung ương 4, khóa X, ra Nghị quyết số 09-NQ/TW về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó xác định: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”. Tiếp tục chủ trương, đường lối phát triển kinh tế biển, đảo được xác định trong các văn kiện trước đây của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2011-2020), được Đại hội XI của Đảng (tháng 1- 2011) thông qua, nhấn mạnh: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế

và tiềm năng biển của nước ta…”; Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa X… cũng đồng thời tạo điều kiện cho công tác thông tin, tuyên truyền về biển, đảo cả về chủ trương, cả về nguồn nhân lực triển khai.

Trên tinh thần đó, hoạt động tuyên truyền biển, đảo đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo ở nước ta. Hoạt động này đã được triển khai trong bối cảnh khu vực biển Đông diễn biến phức tạp, tranh chấp về chủ quyền biển, đảo và tài nguyên thiên nhiên biển có chiều hướng gia tăng, gây hậu quả khó lường và có tính lâu dài. Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo và hướng dẫn của các cơ quan chức năng ở Trung ương, của các bộ, ngành và địa phương, công tác tuyên truyền biển, đảo vừa qua được triển khai khá mạnh mẽ, rộng khắp, đối với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi trong xã hội và đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận.

Đảng và Nhà nước ta có thái độ hết sức rõ ràng, mềm mại khi thương thuyết về vấn đề tranh chấp chủ quyền biên giới biển đảo và cũng rất quyết liệt trước những luận điệu sai trái. Thời gian gần đây, việc Trung Quốc tranh chấp với việt Nam quyền sở hữu quần đảo Hoàng sa và đặc biệt là vào 5/2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 vào vùng thềm lục địa nước ta đang là vấn đề nóng được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm. Để kịp thời cung cấp thông tin về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, phát huy đúng hướng truyền thống yêu nước của nhân dân, Đảng và chính phủ đang chỉ đạo tích cực thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng trên mọi lĩnh vực trong nhân dân. Từ đó, tạo động lực mạnh mẽ để mỗi công dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần xung kích, tình nguyện, đồng lòng cùng Đảng và Nhà nước bảo vệ biên giới, hải đảo và xây dựng đất nước giàu mạnh.Trong thời gian tới, tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo cần có chiến lược thông tin lâu dài, xác định đối tượng, địa bàn cụ thể, lựa chọn phương thức thông tin phù hợp. Có thể tập trung vào tuyên truyền về cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn về bảo về chủ quyền biển đảo; hỗ trợ ngư dân, các gương ngư dân bám biển, phát triển kinh tế; sự dũng cảm, mưu trí, anh dũng của các lực lượng như kiểm ngư, cảnh sát biển, hải quân trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo...

Cụ thể định hướng TT của CT Núi sông bờ cõi trên VTV4 và CT Tạp chí Biên giới biển đảo trên VTC1 như sau:

- Về phía CM NSBC:

Thực hiện sự chỉ đạo của Ban tuyên giáo T.Ư trong công tác tuyên tuyền về biên giới, biển đảo hướng vào cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng như khán giả thế giới, chuyên mục ‘Núi sông bờ cõi” đã ra đời trên kênh VTV4 đài Truyền hình Việt Nam (VTV). CM NSBC phát sóng đều đặn hai tuần một số, thời lượng 30 phút. Sự ra đời của chương trình sẽ góp phần đáp ứng tốt nhu cầu cung cấp thông tin, giúp 4 triệu người Việt Nam đang học tập, công tác và sinh sống ở nước ngoài và cả bạn bè thế giới hiểu rõ hơn về tình hình an ninh biên giới và chủ quyền, lãnh thổ của nước ta.

Năm 2009, CM “Núi sông bờ cõi” chính thức lên sóng, cung cấp thông tin và đưa những nét văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số trên các tuyến biên giới đến với đông đảo công chúng và bạn bè thế giới. Chương trình giúp cho cộng đồng hiểu một cách đầy đủ, chính xác hơn về chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, những thành tựu đã đạt được của công cuộc đổi mới trên đất nước ta. Ý tưởng và mục đích của chương trình: Giúp khán giả tiếp cận những thông tin về Biên giới hải đảo, chủ quyền liên quan tới Việt Nam và các nước trong khu vực thông qua những tin bài và phân tích chuyên gia của chương trình. Qua đó, giúp dư luận quốc tế hiểu rõ quan điểm bảo vệ chủ quyền đất nước và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia (biên giới và biển đảo). Phản ánh những câu chuyện lịch sử, nhân vật và chiến thuật nổi tiếng gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ; Thông tin sự kiện thời sự liên quan tới biên giới biển đảo diễn ra trong nước và khu vực hay cộng đồng quốc tế; Câu chuyện đời sống của người dân vùng biển.

- Về phía TC BGBĐ:

Điện ảnh BĐBP trực tiếp sản xuất chương trình TC BGBĐ và phát sóng trên VTC1 – Đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Từ tháng 12/2008, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh, điện ảnh BĐBP sản xuất “Tạp chí Biên giới biển đảo” phát sóng trên đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ nâng cao chất lượng chương trình. Sự ra đời của

TC BGBĐ có ý nghĩa quan trọng đối với sự công tác tuyên truyền vận động của cục chính trị bộ đội biên phòng. Ngoài ra, trên hệ thông tin tổng hợp VTC1 của đài truyền hình VTC cũng có thêm một chương trình thực tế, hay và độc đáo về đề tài biên giới biển đảo xa xôi. Chương trình góp phần tuyên truyền, đường lối, chính sách của đảng về quốc phòng, an ninh biên giới. Xây dựng hình ảnh đẹp về người chiến sĩ biên phòng trên mặt trận bảo vệ an ninh biên giới trong lòng nhân dân. Củng cố tình quân dân “cá nước”… Nhờ có truyền hình mà đồng bào những vùng sâu vùng xa, những nơi biên giới xa xôi ít tiếp cận với thông tin đại chúng có dịp cập nhật những thông tin xã hội, củng cố nhận thức và trách nhiệm của đồng bào cũng như toàn xã hội về việc bảo vệ an ninh biên giới. Hoạt động tuyên truyền của bộ đội biên phòng diễn ra dễ dàng hơn, các cán bộ chiến sĩ có dịp hoc hỏi lẫn nhau qua những tấm gương tiêu biểu, phá tan những âm mưu chính trị của địch.

Sau 5 năm phát sóng TC BGBĐ ngày càng đến gần hơn với người dân và được công chúng đánh giá cao.

Tóm lại, các chương trình NSBC và TC BGBĐ được thực hiện theo những định hướng và nhiệm vụ chính trị riêng của mình. Trong thời gian tới, việc tuyên truyền về biển đảo quê hương, cần có những hoạt động tuyên truyền thiết thực, phù hợp với định hướng chung của Đảng và nhà nước trong từng giai đoạn.

1.2.2 Nội dung tuyên truyền:

Tuyên truyền biển, đảo có thể hiểu là những hành động truyền bá, phổ biến, giáo dục các giá trị tinh thần (tâm thức biển của dân tộc Việt Nam); quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về biển, đảo; kiến thức và tình hình biển Đông liên quan tới chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, nhằm làm thay đổi nhận thức và hành vi của đối tượng tuyên truyền. Đích chung và cuối cùng của tuyên truyền biển, đảo là phục vụ sự nghiệp bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nước. [Theo tài liệu tuyên giáo của tuyên giáo Hậu Giang, 2013].

Theo Nghị quyết số 09-NQ/TW về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” và “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm” (2011-2020), được Đại hội XI của Đảng (tháng 1-2011) thông qua: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương

xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển…”. Do đó, công tác truyền truyền phải đảm bảo 2 vấn đề là tuyên truyền về chủ quyền lãnh thổ và tuyên truyền về phát triển nguồn lực biển đảo.

* Trong Hướng dẫn số 105 – HD/BTGTW, ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Ban Tuyên Giáo TƯ về công tác tuyên truyền biển đảo năm 2014 nhấn mạnh một số yêu cầu trong công tác tuyên truyền biển đảo như sau:

Tuyên truyền tạo sự thống nhất, đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và toàn xã hội đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về biển, đảo; tạo môi trường thuận lợi để thực hiện thắng lợi hai mục tiêu chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công tác tuyên truyền cần đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành chặt chẽ, thống nhất, xuyên suốt từ TƯ đến cơ sở; tăng cường tính chủ động, kịp thời, chính xác trong việc cung cấp thông tin, sự phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng tuyên truyền của cả hệ thống chính trị, nhất là đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm và các tình huống đột xuất.

Sử dụng các hình thức tuyên truyền phù hợp với đối tượng cụ thể để truyền tải kịp thời tình hình biển đảo và các quan điểm, lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề biển Đông tới các tầng lớp nhân dân trong tỉnh và xác định đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.

* Về nội dung tuyên truyền, Ban Tuyên giáo TƯ định hướng một số nội dung trọng tâm:

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội lợi dụng về tranh chấp biển, đảo để xuyên tạc, kích động, gây phức tạp tình hình an ninh trật tự.

Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông, phổ biến và giáo dục những kiến thức cơ bản, chủ trương quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước; các văn bản pháp luật về biển, đảo như: Luật biển Việt Nam; Công ước của Liên hợp Quốc về luật biển năm 1982 mà Việt Nam là thành viên; Tuyên bố

cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và Bộ quy tắc ứng xử mang tính pháp lý của các bên ở biển Đông (COC) khi được thông qua và Tuyên bố chung về nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về biển Đông. Đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin đối ngoại làm cho bạn bè và dư luận quốc tế hiểu rõ lập trường chính nghĩa của Việt Nam; những cơ sở Pháp lý, chứng cứ lịch sử và thực tiễn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước ta về vấn đề biển Đông, tạo sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè và dư luận quốc tế đối với Việt Nam.

Tuyên truyền nhân rộng các điển hình về phát triển kinh tế biển đảo, các mô hình hợp tác, tổ đội đoàn kết hỗ trợ nhau trong sản xuất trên biển, đấy mạnh phát triển kinh tế-xã hội các vùng biển, ven biển và hải đảo; Tuyên truyền giới thiệu những chính sách đúng đắn, những thành tựu phát triển kinh tế biển, đảo của các địa phương, các ngành trong cả nước; đóng góp của các ngành kinh tế vào phát triển kinh tế biển.

Tuyên truyền, phổ biến những kiến thức ứng dụng, chuyển giao những thành tựu khoa học, công nghệ phục vụ phát triển các ngành kinh tế biển; những thành tựu hợp tác về quốc tế về biển. Tăng cường tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên, môi trường biển; kiến thức về tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, về thông tin dự báo thời tiết, về phòng chống thảm họa thiên tai, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng.

Tuyên truyền các quy định về đảm bảo hoạt động an toàn trên biển; nâng cao ý thức, chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về biển trong ngư dân, những người lao động trên biển; đấu tranh chống các hành vi và hoạt động sai trái, tiêu cực và vi phạm pháo luật trên biển đảo như: vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông trên biển; buôn bán hàng cấm, trốn lậu thuế; đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn thủy hải sản, phá hoại môi trường sinh thái biển; lao động bất hợp pháp làm ảnh hưởng quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong vùng; tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển, thềm lục địa,vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.

Tuyên truyền về các chính sách khuyến khích nhân dân định cư ổn định lâu dài trên đảo, làm ăn dài ngày trên biển; tuyên truyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân đối với cán bộ, chiến sỹ và nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về Biển Đảo (Khảo sát tạp chí Biên giới biển đảo phát sóng VTC1 và chuyên mục Núi sông bờ cõi phát sóng VTV4, từ 6.2012 đến 6.2014) (Trang 28 - 38)