Nội dung tuyên truyền về biển đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về Biển Đảo (Khảo sát tạp chí Biên giới biển đảo phát sóng VTC1 và chuyên mục Núi sông bờ cõi phát sóng VTV4, từ 6.2012 đến 6.2014) (Trang 49 - 64)

7. Kết cấu luận văn:

2.2Nội dung tuyên truyền về biển đảo

2.2.1 Nội dung tuyên truyền biển đảo trên CM NSBC và TC BGBĐ

Theo chủ trương của Đảng và chính phủ đối với phát triển ven biển và hải đảo từ 2011 – 2020: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển…”. Theo chủ trương này, công tác tuyên truyền biển đảo có hai vấn đề phải tập trung đó là: Bảo vệ chủ quyền và phát triển nguồn lực biển đảo. Đây là cơ sở để tác giả khảo sát phân tích vấn đề trên CM NSBC và

TC BGBĐ. Trên cơ sở đó, tác giả khảo sát chủ đề tuyên truyền biển đảo theo 2 nội dung chính: Một là tuyên truyền chủ quyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo, hai là phát triển nguồn lực biển đảo.

2.2.1.1 Tuyên truyền chủ quyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo

Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…”. Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm không gì lay chuyển được của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thời gian qua, sự biến đổi khôn lường của tình hình thế giới, khu vực và trên biển Đông khiến nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên biển trở thành nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức. Để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt ra là phải không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển. Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt.

Bên cạnh đó, nếu không bảo vệ được chủ quyền thì chúng ta không có căn cứ để thực hiện khai thác nguồn lực biển. Thêm nữa, vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển đông những năm qua đang trở nên căng thẳng. Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương biện pháp cụ thể về vấn đề tuyên truyền biển đảo và đặc biệt về chủ quyền biển đảo.

Theo kết quả khảo sát, nội dung tuyên truyền biển đảo về các vấn đề: Tuyên truyền về chủ quyền; Hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo; thông tin biển đảo quốc tế đều được 2 chương trình TC BGBĐ và CM NSBC tập trung khai thác trong những tác phẩm của mình. Vấn đề tuyên truyền chủ quyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo đều được phản ánh trong 2 chương trình của CM NSBC và TC BGBĐ, tuy nhiên mỗi chương trình có một cách khai thác và thể hiện khác nhau về nội dung này:

a) Chuyên mục Núi sông bờ cõi:

Vấn đề TT chủ quyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo được những người thực hiện quan tâm bởi biển đảo là một phần lãnh thổ quan trọng của nước ta. CM Núi sông bờ cõi đã xây dựng được một nội dung chủ đề hết sức đa dạng và thành công về tuyên truyền chủ quyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Tác phẩm về đề tài biển đảo của CM NSBC không chỉ đa dạng về số lượng (với 96 tác phẩm) mà còn nổi bật với sự khai thác vấn đề sâu sắc cuốn hút. Nói đến chủ quyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo chuyên mục đã có những tác phẩm phản ánh đa diện như: Chủ quyền biển đảo trên cửu đỉnh Huế; Việt Kiều Trần Thắng với bộ sưu tập bản đồ Trường Sa – Hoàng Sa; Nhà nghiên cứu Phan Thuận An với châu bản triều Nguyễn khẳng định chủ quyền Hoàng Sa (2/3/2013); Tuần lễ biển đảo Lý Sơn, dư luận quốc tế về chủ quyền Hoàng Sa, trường Sa; Nhà cổ Lý sơn, nhân chứng sống về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa…”

Điểm nhấn của CM NSBC là các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia về vấn đề biển đảo như: Phỏng vấn T.S Trần Công Trục – Nhà nghiên cứu của Ủy ban biên giới quốc gia; T.S Nguyễn Thị Lan Anh – Phó trưởng khoa luật Quốc tế, học viện ngoại giao; T.S Vũ Hải Đăng, nghiên cứu viên viện nghiên cứu Biển Đông, giảng viên khoa luật QT – Học Viện Ngoại Giao Việt Nam; T.S luật Nguyễn Đăng Thắng - Ủy viên chấp hành luật quốc tế châu áNhờ những cuộc phỏng vấn các chuyên gia mà vấn đề về chủ quyền, pháp lý về biển đảo được làm sáng tỏ một cách chi tiết và khách quan.

Coi nhiệm vụ tuyên truyền về pháp lý chủ quyền là nhiệm vụ hàng đầu, CM NSBC đã khéo léo khẳng định chủ quyền của chúng ta qua những chứng cứ trong lịch sử: “Chủ quyền Việt Nam trên cửu đỉnh Huế; Nhà nghiên cứu Phan Thuận An với châu bản triều Nguyễn khẳng định chủ quyền Hoàng Sa (số 2/3/2014); Những căn cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa (21/6/2014); Nhà cổ Lý Sơn, nhân chứng sống về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (18/5/2013)… Đây là một cách tuyên truyền khéo léo do sự khẳng định chủ quyền hiện tại từ những chứng cứ chủ quyền lịch sử không thể chối cãi của chúng ta về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Song song với hoạt động tuyên truyền về chủ quyền, chuyên mục NSBC có những tác phẩm về vấn đề bảo vệ chủ quyền như: “Các hành động cản trở gây hấn

của tàu Trung Quốc với tàu chấp pháp của Việt Nam; Xu hướng giải quyết vụ việc của Việt Nam; Diễn biến chính vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam; Các tuyên bố của Trung Quốc trước phản đối của Việt Nam, hành động cản trở gây hấn của Tàu Trung Quốc đối với tàu chấp pháp của Việt Nam (10/5/2014)…”. Những tác phẩm này đã nêu được ý chí kiên định, quyết tâm giữ vững chủ quyền lành thổ của chúng ta, từ những người dân yêu nước đến các lực lượng chức năng đang ngày đêm bám biển.

Cách tuyên truyền của các chương trình cũng hết sức thuyết phục, dám nhìn thẳng vào vấn đề với những phân tích lập luận chặt chẽ. Ví dụ, trong số 06/2014, chương trình “Chấp pháp trên biển”: “Tình hình khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vẫn còn diễn biến phức tạp. Bất chấp sự kiên trì phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, phía Trung Quốc vẫn chưa chấm dứt các hành vi vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, làm tình hình trong khu vực căng thẳng, ảnh hưởng tới an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, làm sói mòn trật tự pháp lý quốc tế trên biển, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực và quốc tế…”.

Nói đến việc lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ, trong CM NSBC tác phẩm: “Kiên cường bám biển” [phát sóng số 07/06/2014] đã đề cập rất xúc động về tinh thần của cảnh sát biển và ngư dân kiên cường bám biển trước hành động ngang nhiên vi phạm chủ quyền lãnh thổ biển đảo của Việt Nam:

Ngay từ những ngày đầu tiên, khi Trung Quốc tiến hành hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã có mặt để tiến hành đấu tranh bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Mặc dù liên tục gặp sự cản trở, gây hấn, khiêu khích của các tàu Trung Quốc, Cảnh sát biển Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ thực hiện nhiệm vụ… Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục kiên quyết đấu tranh bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.”

CM NSBC rất chú trọng tuyên truyền các vấn đề biển đảo quốc tế, bao gồm các vấn đề như hợp tác quốc tế, thông tin quốc tế liên quan đến vấn đề biển đảo... Có thể kể đến như các tác phẩm: Biển Đông – Địa thế chiến lược và tiềm năng kinh

tế; Vấn đề biển Đông trên bàn nghị sự ASEAN khi có DOC; Vấn đề tranh chấp biển Đông tại hội nghị ADMM – 6 tại Bruney vừa qua; Hàn quốc – Hội thảo những dấu hiệu mang tính chính sách và tranh chấp. Dư luận thế giới đánh giá cao bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri la 2013… Những tác phẩm này vừa thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về các vấn đề biển đảo Quốc tế, đồng thời là bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về vấn đề biển đảo. Theo tác giả, đây là điểm đột phá mới của chương trình so với các chương trình khác cùng đề tài.

Trên CM NSBC [số ra tháng 12/2003] trong Mục Câu chuyện quốc tế, dành thời lượng để thông tin về phản ứng của thế giới trước việc Trung Quốc lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông… Cuối tháng 11 vừa qua, Trung Quốc đã tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không trên bầu trời vùng biển này, bao trùm khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với

Nhật Bản... Nội dung này phản ánh về phản ứng của các nước xung quanh ý tưởng

lập vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc trên biển Hoa Đông.

CM NSBC đã đạt được những hiệu quả to lớn trong lĩnh vực tuyên truyền về biển đảo. Những vấn đề được đề cập đến đều rất thẳng thắn, chính xác và kịp thời. Cách khai thác với góc nhìn rộng, đa diện trong cả không gian (trong và ngoài nước) và thời gian (quá khứ, hiện tại), CM NSBC đã thành công trong việc tuyên truyền về Biển Đảo cũng như xây dựng thương hiệu uy tín cho mình. Theo một số chuyên gia, đây là một trong những chương trình thể hiện xuất sắc nội dung tuyên truyền về biển đảo trên truyền hình Việt Nam hiện nay.

b) Tạp chí Biên giới biển đảo:

Công tác tuyên truyền về chủ quyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo là một trong hai nội dung chính được phản ánh trong TC BGBĐ. Có thể kể đến một số phóng sự như: BĐBP giúp ngư dân yên tâm bám Biển [1/6/2013]; Những cột mốc trên biển;Ngư dân quảng nam kiên cường bám biển; Trung úy Lê Công Chiến với sáng kiến làm ngàn phao cảnh báo an toàn trên biển; Điểm tựa vươn khơi; Ngư dân quảng nam kiên cường bám biển; Và một số tin tức: Đồn BP Lý Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo... Cho dù chủ đề này không phải là thế mạnh của mình nhưng TC BGBĐ đã thể hiện khá thành công. Với

những tác phẩm có nội dung sinh động và hấp dẫn, CT đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo công chúng là lực lượng bộ đội biên phòng, nhân dân vùng biên giới cũng như nhân dân cả nước.

Trên một số tin bài của TC BGBĐ, chủ quyền về biển đảo đã được thể hiện một cách mạnh mẽ và quyết liệt bằng ý chí của toàn Đảng toàn dân ta. Có thể kể đến những tác phẩm như: BĐBP Phú Yên tuyên truyền về chủ quyền biên giới biển đảo tại các trường học [23/3/2013]; Những cột mốc trên biển… đã thể hiện rõ nét những điều này.

Bên cạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền, hành động bảo vệ chủ quyền biển đảo đã được thể hiện qua những tin bài: Bộ tư lệnh BĐBP ký kết với lực lượng

Cảnh sát biển[28/6/2014]; Trung úy Lê Công Chiến với sáng kiến làm ngàn phao cảnh báo an toàn trên Biển;Những người lính bám đảo[28/12/2013]; Những người lính giữ biển [5/4/2014]…

Cụ thể, trong phóng sự “Những cột mốc trên biển” đã thể hiện ý chí kiên cường của ngư dân quyết tâm bám biển, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của biển đảo nước ta: “Đã gần 2 tháng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Mặc cho tàu hải cảnh, tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn để đâm va, ngư dân các tỉnh miền Trung vẫn một lòng vươn khơi bám biển giữ ngư trường, giữ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ở phóng sự ngắn: Ngư dân Quảng Nam kiên cường bám biển [số ra tháng 6/2014] đã khẳng định và giải thích rất rõ ý chí quyết tâm của ngư dân với biển: “Với ngư dân biển là nguồn sống. Vì thế dù trong những ngày gần đây, ngư dân Quảng Nam liên tục bị tàu Trung Quốc cản trở, đe dọa phun vòi rồng gây thiệt hại lớn về tài sản khi đi ngang qua khu vực giàn khoan HD 981 hạ đặt trái phép. Tuy nhiên họ vẫn không hề chùn bước, vẫn kiên cường bám biển, chuẩn bị hậu cần, ngư lưới cụ sẵn sàng cho những chuyến biển tiếp theo.”

Trong những tác phẩm này, nổi bật lên hình ảnh của những người dân như những người chiến sỹ, ngày đêm bám biển, thể hiện quyết tâm đập tan những ý đồ bành chướng của Trung Quốc. Bên cạnh họ luôn thấp thoáng hình ảnh những người chiến sỹ Biên phòng tuần tra, cứu hộ, sửa chữa tàu thuyền hỏng cho ngư dân vươn khơi.

Để thực hiện công tác đảm bảo an ninh vùng biển, lực lượng bộ đội biên phòng thể hiện sự phối hợp với các lực lượng chức năng qua tin “Bộ tư lệnh Cảnh sát biển ký kết Quy chế”: Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của 2 lực lượng và tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mỗi lực lượng trên các vùng biển, vừa qua tại Hà Nội, Bộ tư lệnh BĐBP và Bộ tư lệnh Cảnh sát biển ký kết Quy chế trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền và an ninh, trật tự trên các vùng biển.

TC BGBĐ đã thành công trong công tác tuyên truyền, thể hiện được chủ quyền và công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Tuy nhiên một số đề tài còn mang tính hình thức, chung chung, chủ yếu mới khai thác những đề tài trong nước, ít quan tâm đến mảng đề tài quốc tế cũng như lịch sử như CM NSBC. Đây là mặt hạn chế trong việc khai thác đề tài của TC BGBĐ.

2.2.1.2 Tuyên truyền về phát triển nguồn lực biển đảo:.

Biển Việt Nam chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn để phát triển về kinh tế. Đảng ta đã khẳng định trong chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020: “Thực hiện quá trình dân sự hóa trên biển, đảo gắn với tổ chức dân cư, tổ chức sản xuất và khai thác biển. Có chính sách đặc biệt để khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra định cư ổn định và làm ăn dài ngày trên biển; thí điểm xây dựng các khu quốc phòng - kinh tế tại các đảo, quần đảo Trường Sa, vùng biển, đảo của Tổ quốc”. Vì vậy, để khai thác, sử dụng hiệu quả và biến các tiềm năng ấy thành nguồn lực, động lực đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước đã tập trung đầu tư nguồn lực thích đáng cho các ngành kinh tế mũi nhọn, có thế mạnh ở các vùng ven biển, trên các đảo và quần đảo.

Chính vì ý thức được tầm quan trọng từ việc khai thác thế mạnh từ nguồn lực biển đảo, CM NSBC và TC BGBĐ đã có sự nỗ lực không ngừng trong việc thể hiện đề tài này.

a) Chuyên mục Núi sông bờ cõi:

CM NSBC đã đề cập đến vấn đề phát triển nguồn lực biển đảo bao gồm những nội dung: Hoạt động của lực lượng chức năng; Đời sống tinh thần của nhân dân vùng biển đảo, Nguồn lực biển đảo Việt Nam.

Đề tài phát triển nguồn lực biển đảo trên CM NSBC chỉ có 36 tác phẩm (chiếm 36,7% số tác phẩm về đề tài biển đảo tuy không nhiều bằng đề tài tuyên truyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo (với 53 tác phẩm chiếm 63,3% số tác phẩm về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về Biển Đảo (Khảo sát tạp chí Biên giới biển đảo phát sóng VTC1 và chuyên mục Núi sông bờ cõi phát sóng VTV4, từ 6.2012 đến 6.2014) (Trang 49 - 64)