Đặc trưng, thế mạnh của truyền hình trong việc tuyên truyền về biển đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về Biển Đảo (Khảo sát tạp chí Biên giới biển đảo phát sóng VTC1 và chuyên mục Núi sông bờ cõi phát sóng VTV4, từ 6.2012 đến 6.2014) (Trang 38 - 40)

7. Kết cấu luận văn:

1.3Đặc trưng, thế mạnh của truyền hình trong việc tuyên truyền về biển đảo

Từ khi tờ báo đầu tiên ra đời cho đến nay, trải qua hơn 4 thế kỷ tồn tại, báo chí đã trở thành phương tiện truyền tải thông tin quan trọng bậc nhất trong hệ thống phương tiện thông tin đại chúng. Báo chí trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của con người. Ở nước ta, báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong việc nâng cao dân trí, hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự cường dân tộc, động viên ý thức trách nhiệm của công dân. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, báo chí truyền hình luôn là công cụ, là vũ khí sắc bén được Đảng và nhà nước sử dụng tích cực nhằm động viên sức người, sức của, giải quyết các nhiệm vụ đấu tranh cách mạng. Bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, cùng với các loại hình báo chí nói chung, truyền hình là một công cụ có hiệu quả, là vũ khí đấu tranh mạnh mẽ chống các hiện tượng, hành vi bảo thủ tiêu cực, tham nhũng…động viên và góp phần hình thành các phong trào cách mạng để thực hiện các mục tiêu chiến lược trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt trong gần 30 năm đổi mới, báo chí, truyền hình đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần kiến tạo nên bầu không khí dân chủ trong đời sống xã hội.

Theo báo cáo tháng 6/2013 của Bộ thông tin và truyền thông; 815 cơ quan báo in, 1084 ấn phẩm; 67 đài phát thanh, truyền hình; 75 báo và tạp chí điện tử; 1.110 trang thông tin điện tử (>300 trang của cơ quan báo chí); 382 mạng xã hội trực tuyến đăng ký hoạt động. Sóng phát thanh phủ kín 97,5% diện tích lãnh thổ và có trên 85% dân số cả nước xem truyền hình Việt Nam.

Trong thời gian qua, vấn đề TT BĐ được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm và chú trọng. Các cơ quan báo chí của nhà nước đã làm rất tốt vai trò tuyên truyền biển đảo của mình. Trong các loại hình báo chí, mỗi loại hình đều có vị trí, thế mạnh và lợi thế riêng. Song dưới góc độ truyền thông đại chúng ở Việt Nam, truyền hình có nhiều ưu điểm. Truyền hình là một loại hình báo chí có diện phủ sóng 95% cả nước và là phương tiện truyền thông hữu hiệu và hiệu quả đối với công chúng nước ta hiện nay. Nó là phương tiện chủ yếu và được ưa thích nhất bởi khả năng tương thích với mặt bằng trình độ dân trí, do khả năng phổ biến thông tin rộng khắp và sức hấp dẫn của các yếu tố hình ảnh sống động. Việc sử dụng yếu tố hình ảnh và âm thanh có khả năng tác động lớn khi tuyên truyền về biển đảo tổ

quốc cũng là một lợi thế lớn của TH. Nó chiếm ưu thế trong việc tuyên truyền chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước đến với đông đảo công chúng bởi những đặc trưng riêng của mình. Báo chí nói chung và truyền hình nói riêng được nhấn mạnh là một trong những lĩnh vực quan trọng, một trong những công cụ tuyên truyền sắc bén, góp phần tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, nâng cao tinh thần yêu nước, phát triển nguồn lực biển đảo, tạo dư luận tốt.

Truyền hình ngoài mang những đặc điểm chung của báo chí, nó còn có những đặc trưng riêng của mình:

- Tính thời sự:

Tính thời sự là đặc trưng chung của báo chí. Nhưng truyền hình với tư cách là một phương tiện truyền thông đại chúng có thể đưa thông tin nhanh chóng kịp thời hơn các phương tiện khác. Với truyền hình, sự kiện có thể được phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn ra hoặc đang diễn ra. Người xem có thể quan sát chi tiết trường tận qua cầu truyền hình và truyền hình trực tiếp. Truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24h/24h trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thông tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những thông tin mới nhất. Khác với mạng internet, cần có thiết bị phức tạp và đường truyền ADSL, truyền hình với thiết bị rẻ tiền, tiện dụng có thể xem các chương trình ở khắp mọi nơi. Đây chính là ưu thế đặc biệt của truyền hình so với các loại hình báo chí khác.

Nhờ khoa học kỹ thuật phát triển, ngành truyền hình cũng ngày được cải tiến, chất lượng hình ảnh ngày càng tăng. Truyền hình trực tiếp không còn xa lạ với những người thực hiện cũng như công chúng truyền hình. Khi có sự kiện mới diễn ra, người ta thường nói: “Phát thanh và truyền hình trình bày và báo in giảng giải nó”.

- Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh:

Một ưu thế của truyền hình chính là đã truyền tải cả hình ảnh và âm thanh cùng một lúc. Khác với báo in, người đọc chỉ tiếp nhận bằng con đường thị giác, phát thanh bằng con đường thính giác, người xem truyền hình tiêp cận sự kiện bằng cả thị giác và thính giác. Qua quá trình nghiên cứu, người ta thấy 70% thông tin con người tiếp cận được bằng thị giác và 20% qua thính giác. Do vậy truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện.

- Tính phổ cập và quảng bá:

Do những ưu thế về gì thể hiện trên TH, miễn là họ không bị khiếm khuyết về thị giác và thính giác. TH cùng lúc đem đến cho khán giả hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh đem lại thông tin có độ tin cậy cao cho công chúng và có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người.

Tác giả Dương Xuân Sơn trong cuốn "Giáo trình Báo chí Truyền hình" nêu rõ: "Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh truyền hình có khả năng thu hút hàng tỷ người xem cùng một lúc. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, truyền hình ngày càng phát triển về cả bề rộng lẫn bề sâu, khả năng phủ sóng rộng rãi và chất lượng đường truyền tốt, thu hút hàng tỷ người xem một lúc. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ nhiều đối tượng người xem ở vùng sâu vùng xa. Tính truyền bá của truyền hình còn thể hiện ở chỗ một sự kiện xảy ra ở bất kỳ đâu được đưa lên vệ tinh sẽ truyền đi khắp thế giới, được hàng tỷ người biết đến." [35,tr 11]

Trên cơ sở lí luận báo chí và thực tiễn xã hội cho thấy, với chức năng của mình, báo chí truyền hình đóng vai trò quan trọng trong công tác TT về BĐ thời gian qua. Hiện chúng ta có đài truyền hình lớn như VTV, VTC… trong đó có rất nhiều bản tin chương trình, phim tài liệu về đề tài tuyên truyền biển đảo. Do công tác tuyên truyền trên TH sẽ đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều (so với các loại hình báo chí khác như: báo in, báo mạng, báo phát thanh...) nên việc phát triển các chương trình truyền hình chuyên về đề tài biển đảo như “Núi sông bờ cõi” (VTV4), và Tạp chí truyền hình “Biên giới biển đảo” phát trên VTC1 là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về Biển Đảo (Khảo sát tạp chí Biên giới biển đảo phát sóng VTC1 và chuyên mục Núi sông bờ cõi phát sóng VTV4, từ 6.2012 đến 6.2014) (Trang 38 - 40)