Tổng quan về nội dung và dung lượng tuyên truyền trên chuyên mục Núi sông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về Biển Đảo (Khảo sát tạp chí Biên giới biển đảo phát sóng VTC1 và chuyên mục Núi sông bờ cõi phát sóng VTV4, từ 6.2012 đến 6.2014) (Trang 44 - 49)

7. Kết cấu luận văn:

2.1Tổng quan về nội dung và dung lượng tuyên truyền trên chuyên mục Núi sông

Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giới biển đảo

Nghị quyết Trung Ương 4, khóa X về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" đã đi vào cuộc sống và báo chí đã góp một phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo. Nhiều cơ quan báo chí đã xây dựng được những chương trình với đa dạng các thể loại tuyên truyền về chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa cũng như các hoạt động của Hải quân nhân dân Việt Nam và các lực lượng chức năng về biển đảo. Cùng với các hoạt động của báo chí nói chung, trên truyền hình công tác tuyên truyền về biển đảo đã được triển khai một cách mạnh mẽ (đặc biệt sau vụ giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép vào vùng thềm lục địa của nước ta 2/5/2014 – 17/7/2014). Có nhiều chương trình của các đài truyền hình từ Trung Ương đến địa phương đã đề cập đến vấn đề này như: Ký sự Biển Đảo, Ký sự Biên phòng, Tạp chí biên giới biển đảo, Biên cương xanh, Chuyên mục núi sông bờ cõi…

Trong đó, hai chương trình truyền hình về biên giới biển đảo chủ quyền lãnh thổ xuất hiện khá lâu và được chú ý là tạp chí Biên giới biển đảo trên VTC1 và chuyên mục Núi sông bờ cõi trên VTV4. Đây là hai chương trình có ý nghĩa sâu sắc trong việc tuyên truyền về biển đảo hiện nay. Nó đã góp phần phản ánh kịp thời các chính sách của Đảng và Nhà nước, vấn đề chủ quyền, đời sống nhân dân các vùng biển đảo đến công chúng truyền hình trong nước. đưa biển đảo đến gần hơn với đất liền. Do thuộc hai đài truyền hình độc lập, khác nhau về đơn vị sản xuất, định hướng tuyên truyền… nên chúng có những đặc trưng riêng.

2.1.1 Nội dung CM NSBC và TC BGBĐ

Khảo sát nội dung CM NSBC và TC BGBĐ trong 2 năm (tháng 6/2012 – 6/2014), ta lập được bảng thống kê sau:

Số tác phẩm có nội dung tuyên truyền về

biển đảo CM NSBC TC BGBĐ

Tổng số tin bài đã phát trong chương trình 174 (100%) 267 (100%)

Tin bài về chủ đề biển đảo 96 (55,2%) 71 (26, 6%) Tin bài về chủ đề khác 78 (44,8%) 196 (73,4%)

Bảng 2.1: Thống kê số lượng tin bài có nội dung về tuyên truyền biển đảo trên chuyên mục Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giới biển đảo (từ 6/2012 đến 6/2014)

Qua bảng thống kê này, chúng ta có thể thấy. CM NSBC trong 52 chương trình (2 năm), với khoảng 174 tin bài thì trong đó có 96 tin bài đã phát sóng về đề tài biển đảo (chiếm 55,2%) và 78 tin bài về các đề tài khác (chiếm 44,8%). Số lượng tin bài đã phát trong 52 số của chuyên mục NSBC ít hơn, có 174 tin bài chỉ bằng 55% số tin bài của CT BGBĐ (267 tin bài). Tuy nhiên, các tác phẩm về đề tài biển đảo của CM NSBC lại nhiều hơn với 96 tác phẩm so với 71 tác phẩm đề tài tương tự của TC BGBĐ (gấp 1,35 lần).

Sở dĩ lượng tin bài về đề tài biển đảo của CM NSBC nhiều hơn là do đây là chuyên mục chuyên về các vấn đề bảo vệ lãnh thổ chủ quyền của Việt Nam. Trong thời gian gần đây, nhất là từ 2011, tình hình biển Đông thường xuyên xảy ra diễn biến bất ổn, đe dọa đến chủ quyền lãnh thổ trên biển và nguồn lực biển của nước ta, do đó vấn đề biển đảo được quan tâm nhiều hơn.

Về phía TC BGBĐ, đây là chương trình do ĐA BĐBP sản xuất, với nhiệm vụ phản ánh hoạt động của các chiến sỹ biên phòng và đời sống người dân nơi biên giới đất liền và biển đảo. Phạm vi hoạt động rộng lớn của bộ đội biên phòng trải dọc đất liền đến biển đảo. Do phải phân bố nội dung trải dài nên đề tài về biển đảo của chương trình này ít hơn so với chuyên mục NSBC và so với các đề tài khác trong chương trình cũng là điều dễ hiểu. Trong suốt 52 số phát sóng của TC BGBĐ, phần tin với những tin tức về hoạt động của lực lượng biên phòng xuất hiện với tần suất gần như 100% đã minh chứng cho điều này.

Chương trình CM BSBC và TC BGBĐ biểu hiện qua các nội dung cụ thể như sau:

* Khảo sát TC BGBĐ trong 2 năm (6/2012 – 6/2014), qua thống kê số lượng và tỉ lệ nội dung tin bài đã phát trong chương trình [Bảng 2.2, phụ lục 1], chúng ta vẽ được biểu đồ sau:

26,6 %

40,5 % 17,6 %

7,1 %

8,2 % Đề tài Biển Đảo

Lực lượng biên phòng

Nhân dân Biên giới Lịch sử

Quốc tế

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nội dung tác phẩm của tạp chí Biên giới biển đảo (6/2012 – 6/2014)

Chúng ta có thể thấy, ở TC BGBĐ, chủ đề về lực lượng BP chiếm tỷ lệ lớn nhất với 108 tác phẩm, (chiếm tới 40,5% - chủ yếu đề cập đến hoạt động của lực lượng BP vùng biên giới), tiếp đến là mảng đề tài về biển đảo với 71 tác phẩm (chiếm khoảng 26,6%). Chủ đề đời sống nhân dân vùng biên giới cũng được chú trọng với 47 tác phẩm chiếm 17,6% chương trình (đây vừa là đối tượng phản ánh, vừa là công chúng mục tiêu mà tác giả muốn hướng đến). Khiêm tốn hơn là một số tác phẩm thuộc đề tài quốc tế với 22 tác phẩm (chiếm 8,2%) và đề tài lịch sử với 19 tác phẩm (chiếm 7,1% ). Nhìn chung, nội dung TC BGBĐ mang đậm tính tuyên truyền, chủ yếu tập trung vào các hoạt động của lực lượng biên phòng. Mảng đề tài biển đảo đã được quan tâm nhưng ở mức độ khiêm tốn, chỉ chiếm 26,6% tổng thời lượng chương trình.

* Khảo sát CM NSBC trong 2 năm (6/2012 – 6/2014), về thống kê số lượng và tỉ lệ nội dung tin bài đã phát trong CM NSBC [Bảng 2.3, phụ lục 1], chúng ta vẽ được biểu đồ 2.2 sau:

55,2% 9,2%

13,8% 9,8%

8% 4%

Đề tài về Biển Đảo Lực lượng chức năng Nhân dân Biên giới Lịch sử

Vấn đề Quốc tế Đề tài khác

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nội dung tác phẩm của chuyên mục Núi Sông bờ cõi (6/2012 – 6/2014)

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong CM NSBC là chủ đề về biển đảo với 96 tác phẩm (chiếm 55,2%), điều này cho thấy đây là mảng đề tài trọng tâm. Đề tài về nhân dân vùng biên giới cũng được quan tâm với 24 tác phẩm (chiếm 13,8% ít hơn TC BGBĐ 17,6%). Tiếp đó là các mảng đề tài chiếm tỷ lệ khá ngang bằng như: Hoạt động của lực lượng chức năng vùng Biên giới biển đảo với 16 tác phẩm (9,2 %); lịch sử với 17 tác phẩm (9,8%); vấn đề quốc tế chiếm (8,0%) và đề tài khác với 7 tác phẩm (chiếm 4%). Có thể thấy trong 2 năm qua, CM NSBC đã tập trung phản ánh về đề tài biển đảo với các mảng đề tài phong phú và đa dạng hơn so với TC BGBĐ.

Khảo sát chương trình TC BGBĐ và CM NSBC trong hai năm (từ 6/2012 đến 6/2014), chúng tôi nhận thấy, các tin bài về tuyên truyền biển đảo được phát sóng chỉ chiếm tỷ lệ 26,6% (đối với TC BGBĐ) và 55,2% (đối với CM NSBC) trong toàn bộ thời lượng chương trình. Nhưng khi tình hình Biển Đảo có những biến động lớn (như vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 vào thềm lục địa nước ta ngày 2/5/2014) thì toàn bộ 2 chương trình đã chuyển hướng tập trung phản ánh đề tài tuyên truyền biển đảo với tỷ lệ từ 90% đến 100%.

2.1.2 Về nội dung biển đảo trên CM NSBC và TCBGBĐ

Vấn đề về biển đảo được phản ánh trong hai chương trình không giống nhau về cả tỷ trọng và nội dung chủ đề. Mỗi chương trình có một cách phản ánh với số lượng và nội dung thể hiện riêng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.

Dựa vào những số liệu đã khảo sát trên CM NSBC và TC BGBĐ (từ 6/2012 đến 6/2014), chúng tôi lập đượcbảng thống kê tỉ lệ tác phẩm về đề tài biển đảo trên CM NSBC và TC BGBĐ [Phụ lục 2.4]. Biểu thị bảng thống kê trên ra biểu đồ ta có hình vẽ: 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tạp chí Biên giới Biển Đảo Chuyên mục Núi sông Bờ cõi 41% 62.50% 59% 37.50% Phát triển nguồn lực Biển Đảo Tuyên truyền chủ quyền và bảo vệ chủ quyền Biển Đảo

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ tác phẩm về đề tài biển đảo trên CM NSBC và TC BGBĐ (6/2012 – 6/2014)

Theo như biểu đồ này, vấn đề tuyên truyền biển đảo của CM NSBC với nội dung chủ đề tuyên truyền chủ quyền, bảo vệ chủ quyền chiếm tỷ trọng lớn hơn so với chủ đề phát triển nguồn lực biển đảo. Ngược lại, ở TC BGBĐ vấn đề tuyên truyền chiếm tỷ trọng không lớn bằng chủ đề phát triển nguồn lực biển đảo.

Trong CM NSBC, nội dung tuyên truyền chủ quyền bảo vệ chủ quyền biển đảo là trọng tâm chiếm đến 62,5% với 60 tin bài, trong khi chủ đề phát triển nguồn lực biển đảo chỉ chiếm 37,5% với 36 tin bài. Sở dĩ như vậy vì đây là một chương trình phát trên VTV4 – kênh truyền hình đối ngoại, hướng đên 4 triệu kiều bào ở nước ngoài nên vấn đề khẳng định chủ quyền lãnh thổ là vô cùng quan trọng. Song song với nó là phần phát triển nguồn lực biển đảo, vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và phát triển nguồn lực kinh tế biển luôn được đi đôi với nhau. Điểm đặc biệt của chuyên mục NSBC chính là ở chỗ đã đề cập đến các vấn đề quốc tế, đặt bối cảnh tình hình biển đảo của ta trong bối cảnh quốc tế nói chung, vừa tạo được sự ủng hộ đồng thuận, vừa tạo được tiếng nói khẳng định chủ quyền của chúng ta ngoài lãnh thổ Việt Nam.

chiếm 41% với 29 tin bài, và không có tin bài nào đề cập đến vấn đề biển đảo quốc tế. Sở dĩ như vậy là bởi đặc thù của chương trình là do lực lượng BĐ BP sản xuất, là tiếng nói của lực lượng nên ít đề cập đến mảng đề tài tuyên truyền chủ quyền mà thiên về mảng đề tài phát triển nguồn lực biển đảo. Ở các đảo, lực lượng biên phòng chỉ xuất hiện ở một số đảo lớn (giữ chức năng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì phối hợp với các lực lượng vũ trang, các địa phương, các ngành liên quan và dựa vào nhân dân để quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới) nên TC BGBĐ không thiên về khai thác mảng đề tài chủ quyền mà khai thác về vấn đề phát triển nguồn lực biển. Ngoài ra, về yếu tố chủ quan, do TC BGBĐ chưa có sự quan tâm chưa đúng mức đến vấn đề quốc tế biển đảo nên không có tin bài nào ở chủ đề này.

Nhìn chung, hai chương trình truyền hình có nhiều nét tương đồng về thời lượng và đề tài, khác nhau về công chúng mục tiêu, CM NSBC hướng đến 4 triệu kiều bào ở nước ngoài, còn TC BGBĐ hướng đến lực lượng BĐBP và nhân dân trong lãnh thổ của Việt Nam. Chúng có nội dung, chủ đề khái quát cao về phạm vi biên giới lãnh thổ, biển đảo. Nhưng trong đó, mảng đề tài biển đảo không chiếm trọn vẹn chương trình. Nguyên nhân là do nước ta trải dài theo hình chữ S, biên giới giáp đất liền và giáp biển nên mảng đề tài biển đảo chỉ chiếm một phần nhất định trong thời lượng của các chương trình về biên giới lãnh thổ như TC BGBĐ và CM NSBC. Tuy nhiên, với tỷ lệ 26,6% đến 55,2%, hai chương trình này được coi là những chương trình phản ánh tập trung nhất các vấn đề biển đảo của nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về Biển Đảo (Khảo sát tạp chí Biên giới biển đảo phát sóng VTC1 và chuyên mục Núi sông bờ cõi phát sóng VTV4, từ 6.2012 đến 6.2014) (Trang 44 - 49)