Xuất một số giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền về biển đảo trên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về Biển Đảo (Khảo sát tạp chí Biên giới biển đảo phát sóng VTC1 và chuyên mục Núi sông bờ cõi phát sóng VTV4, từ 6.2012 đến 6.2014) (Trang 87 - 140)

7. Kết cấu luận văn:

3.2.xuất một số giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền về biển đảo trên

trên chuyên mục Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giới biển đảo

3.2.1 Về cơ chế chính sách

Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp tạo điều kiện cho cho sự phát triển của các chương trình TC BGBĐ và CM NSBC.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp, cải thiện nâng cao đời sống cho đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động; có cơ chế, chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên... tham gia học tập, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, chế độ nhuận bút phù hợp với tình hình thực tế để đội ngũ cán bộ phóng viên yên tâm công tác và cống hiến. Có chế độ cấp thẻ nhà Báo cho những phóng viên của ĐABP, tạo điều kiện thuận lợi cho các anh chị em khi tác nghiệp.

Có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời các nhà báo có những thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền về biển đảo, quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của họ.

Đối với CM NSBC cần có cơ chế chính sách về tài chính, nhân sự cho phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chương trình. Ngoài ra, cần có cơ chế hỗ trợ cụ thể hơn nữa từ ĐA BĐBP cho CM NSBC về các vấn đề như phối hợp tư liệu, thông tin địa bàn biên giới biển đảo… (vốn là lợi thế của ĐA BĐBP khi trực thuộc đơn vị có các đồn biên phòng ở khắp cả nước).

Điện ảnh biên phòng trực tiếp là đơn vị sản xuất chương trình TC BGBĐ trên truyền hình, tuy nhiên đơn vị vẫn chưa được công nhận giữ nhiệm vụ chức năng của “báo hình”. Đây là vấn đề cấp bách cần sớm được xem xét bổ sung trong thời gian tới. (Theo cơ chế hoạt động, ĐA BĐBP là: đơn vị chuyên trách thực hiện công tác tuyên truyền trên truyền hình (báo hình), kết hợp với sản xuất phim, lưu trữ tư liệu phim về công tác, chiến đấu của BĐBP, các lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc trong xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới).

3.2.2 Về việc nâng cao chất lượng nội dung và hình thức

Giải pháp căn bản để nâng cao chất lượng cho chương trình chính là phải ngày càng hoàn thiện về nội dung và hình thức của nó. Nói cách khác, sức hấp dẫn của mỗi chương trình truyền hình phụ thuộc vào chính nội dung và hình thức mà chương trình đem đến cho công chúng.

3.2.2.1 Về nội dung:

Cần tăng cường thông tin “nóng”, những vấn đề về chủ quyền biên giới biển đảo hàng ngày hàng giờ đang diễn ra trên cả nước được xã hội quan tâm. Những tin bài phản ánh tâm tư nguyện vọng, kiến nghị của người dân vùng biển đảo, cần được mở rộng đa dạng hơn trong chương trình.

Tăng cường các thông tin có chất lượng về phát triển nguồn lực biển đảo, thông tin về khai thác biển, giúp ngư dân làm kinh tế, hỗ trợ đời sống cho họ. Thực tế số thông tin này xuất hiện trên cả hai chương trình CM NSBC và TC BGBĐ là rất ít, trong khi thông tin thiết thực này sẽ thu hút được đông đảo công

Ngoài ra, xã hội càng phát triển, nhu cầu dùng truyền hình làm kênh giải trí ngày càng cao. Việc bố sung các chương trình ca nhạc, phim truyện sẽ tạo sức hút hơn với những khán giả thường xuyên theo dõi chương trình và sẽ cung cấp thêm một kênh giải trí cho rất nhiều khán giả xem truyền hình. Vấn đề tuyên truyền sẽ trở nên không còn khô cứng, nhàm chán khi xen kẽ các nội dung này.

Xây dựng một số chuyên mục mới phù hợp với nhu cầu và tâm lý tiếp nhận của công chúng. Với TC BGBĐ chú trọng đến vấn đề tuyên truyền biển đảo theo thị hiếu thích hợp với công chúng trong nước, trong khi CM NSBC cần tập trung vào các vấn đề mà kiều bào quan tâm. Ngoài ra, cần loại bỏ, thay đổi những chuyên mục không còn phù hợp, hoặc có nội dung khiên cưỡng, nặng nề. Cần tuyên truyền một cách sâu sắc nhưng linh hoạt, mềm dẻo.

3.2.2.2 Về hình thức thể hiện:

Muốn nâng cao hiệu quả của chương trình, cần chú trọng việc cải tiến hình thức. Sẽ không thể có chương trình truyền hình hấp dẫn, lay động tình cảm, chuyển biến nhận thức của công chúng nếu những thông tin và thông điệp được chứa đựng trong một hình thức khuôn sáo, tẻ nhạt. Nhất là trong tình hình hiện nay, người làm truyền hình đang đứng trước sự biến đổi và cạnh tranh không ngừng của công nghệ và xã hội.

Các đài cần sử dụng đa dạng các thể loại của báo truyền hình nói riêng và báo chí nói chung như: tin, phỏng vấn, phóng sự, ghi nhanh, bình luận, chính luận, ghi chép, ký... Mỗi thể loại báo chí đều sử dụng để đáp ứng một nhiệm vụ cụ thể. Việc vận dụng các thể loại tác phẩm, tạo nên tính hấp dẫn và hiệu quả thông tin tuyên truyền đưa đến cho khán giả những góc độ tiếp cận thông tin khác nhau. Trên thực tế, không có quy định người làm báo phải sử dụng một thể loại báo chí theo khuôn mẫu nào. Nhưng việc xác định thể loại sẽ giúp cho người làm báo tận dụng mọi khả năng để biểu đạt, sáng tạo tác phẩm một cách tốt nhất theo ý đồ của mình.

Cần đổi mới, linh hoạt về kết cấu của chương trình theo từng đề tài chủ đề, tránh tình trạng dập khuôn. Ví dụ trong các chương trình về đề tài khác nhau thì có thể sắp xếp phân bố các chuyên mục theo thứ thự thời gian và dung lượng khác nhau. Thậm chí, có thể cắt bớt một số mục nếu cần thiết.

Tăng cường các chương trình truyền hình tương tác, truyền hình thực tế, yêu cầu các phóng viên dẫn chương trình hiện trường (CM NSBC đã có PV dẫn hiện trường trực tiếp, tuy nhiên hình thức này chưa được thực hiện ở TC BGBĐ). Đây là cách làm theo xu hướng của truyền hình hiện đại. Ví dụ, có thể chuyển CM NSBC và TC BGBĐ sang truyền hình trực tiếp, tăng cường khả năng tương tác với khán giả, giải đáp những thắc mắc hoặc trưng cầu ý kiến qua những sự kiện, vấn đề mà chương trình đưa ra. Đây là cách làm mới và có sức thu hút công chúng cao. Trên thế giới, các chương trình truyền hình trực tiếp, thực tế.. không còn xa lạ. Ở Việt Nam, một số chương trình của VTV và VTC đã làm theo hình thức này và thu được hiệu quả đáng ghi nhận.

Chất lượng kỹ thuật cũng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hình ảnh, âm thanh. Bởi vậy cần chú ý tới kỹ thuật dàn dựng, chú trọng vào ngôn ngữ, hình ảnh để tác phẩm được sâu sắc. Đảm bảo chất lượng sóng phải ổn định để đảm bảo hiệu quả các chương trình truyền hình đến công chúng trong và ngoài nước.

Các chương trình cần sử dụng nhiều hơn âm thanh (lời nói) nhân chứng và tiếng động hiện trường. Bởi truyền hình là thế giới của hình ảnh, âm thanh do truyền hình tác động đến công chúng qua con đường thị giác và thính giác. Tiếng động hiện trường bao gồm âm thanh của thiên nhiên (mưa, gió, nước chảy...), âm thanh do sinh hoạt của con người tạo nên (tiếng máy, dụng cụ lao động, tiếng bước chân, tiếng reo hò, nói chuyện...), tiếng động nhân tạo... Có người cho rằng: “Phim tài liệu, phóng sự truyền hình không có tiếng động chẳng khác nào phim câm”. Rõ ràng tiếng động sẽ làm tăng sự gợi cảm, tính chân thực của tác phẩm truyền hình. Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng động phải phù hợp, đúng cường độ, đúng lúc và phải là tiếng động của cuộc sống.

Cần có sự thay đổi cho phù hợp về hình hiệu, nhạc hiệu, hình cắt, lô gô .. phong cách dẫn cho chương trình. Thực tế là hai chương trình được phát sóng từ 2008 - 2009 đến nay nhưng gần như giữ nguyên hình hiệu, nhạc hiệu và cách dẫn. Điều đó gây ra sự nhàm chán cho người xem truyền hình.

Tóm lại, CM NSBC và TC BGBĐ cần có sự cải thiện về hình thức cũng như chất lượng nội dung các chương trình. Bởi trong xã hội ngày càng phát triển, trình

độ dân trí của người dân ngày càng tăng lên, nhất là với NVNONN ở nước ngoài, phần đông sống ở các nước phát triển, họ sẽ không thể tiếp nhận những thông tin đơn điệu tẻ nhạt cả về nội dung và hình thức. Trước sự cạnh tranh giữa các chương trình truyền hình ngày càng khốc liệt, nếu không thu hút được khán giả, chương trình sẽ không thể tồn tại.

3.2.3 Tăng cường nguồn kinh phí, đầu tư phát triển hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật.

Muốn nâng cao chất lượng cho chương trình cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất đi trước một bước, cải thiện trang bị kỹ thuật, phương tiện, kinh phí đảm bảo yêu cầu hoạt động.

3.2.3.1 Về kinh phí

Đây là vấn đề lớn nhất với CM NSBC, bởi lẽ để thực hiện chương trình này, chi phí đi lại sản xuất là rất lớn. Tốn kém nhất là khâu dựng đồ họa cho mảng các đề tài lịch sử. Khi thể hiện lại những sự kiện đã không còn hiện hữu, đòi hỏi kỹ thuật viên phải tốn công sức trong rất nhiều ngày để tái dựng nó. Với những chủ đề lịch sử lớn, đòi hỏi phải có cả một ê kíp dựng đồ họa cho một bộ phim lịch sử hoàn chỉnh. Do đó, kinh phí cho việc sản xuất đề tài này là rất lớn, và để tác phẩm thành công, nhất thiết cần phải có sự đầu tư dàn dựng đồ họa công phu như vậy.

Khoản kinh phí eo hẹp đã làm hạn chế rất nhiều hoạt động của CM NSBC như về tuyển nhân sự, dựng đồ họa, chế độ đãi ngộ… Trong điều kiện nền kinh tế đất nước còn khó khăn thì việc phủ sóng để VTV4 đưa chương trình truyền hình quốc gia đến với cộng đồng kiều bào ở nước ngoài là công việc thể hiện sự nỗ lực cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mà trực tiếp là của Đài THVN. Theo ông Vũ Văn Hiến, TGĐ đài Truyền hình Việt Nam thì “Việc truyền dẫn kênh VTV4 đi toàn thế giới rất tốn kém; đài TH Việt Nam phải trả tiền thuê vệ tinh tương đương tất cả các kênh của VTV cộng lại”.

VTV4 là kênh duy nhất trong hệ thống truyền hình cả nước có chương trình bằng tiếng Việt phát sóng ra thế giới, phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền vận động cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài. Bởi vậy đài T.H Việt Nam, VTV4 cần phải có một cơ chế tài chính thích hợp, trong đó ưu tiên phát triển chương trình

NSBC. Việc làm này sẽ giúp VTV4 và CM NSBC chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng chương trình, đảm bảo hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa, cạnh tranh thông tin ngày càng trở nên gay gắt.

Đối với TC BGBĐ, kinh phí cũng là vấn đề được đặt ra hàng đầu để đổi mới công nghệ, kỹ thuật công nghệ, bổ sung nhân lực và vật lực tạo điều kiện cho chương trình phát triển.

3.2.3.2Tăng cường phương tiện di chuyển

Do đặc thù thường xuyên phải đi công tác ở các vùng biên giới xa xôi của tổ quốc, phương tiện đi lại có một ý nghĩa vô cùng quan trọng và được ví như “đôi chân” của các phóng viên, quay phim.

Những người thực hiện CM NSBC thường xuyên có những chuyến đi lên biên giới biển đảo để tác nghiệp. Do những chuyến đi quá dày đặc và cơ sở vật chất của VTV4 còn eo hẹp nên có những hạn chế nhất định trong việc sắp xếp phương tiện đi lại.

Đối với đơn vị điện ảnh bộ đội biên phòng, những trường hợp trễ xe, xe hư hỏng trên đường công tác là việc hết sức bình thường (đơn vị có 01 xe Gát tuy nhiên đã hư hỏng không sử dụng được từ lâu, 3 xe UAZ thì có 2 xe cũ đã hư hỏng, sửa chữa nhiều lần). Trước yêu cầu cơ động nhanh nhậy của nghề báo, sự trang bị phương tiện của hai chương trình như vậy gây khó khăn rất nhiều trong quá trình tác nghiệp của các phóng viên... Thậm chí, ngay cả khi có xe đi thuận lợi thì đến vùng địa hình rừng núi, các anh chị cũng buộc phải đi bộ, trèo đèo lội suối để tiếp cận với hiện trường.

Do đó cần trang bị phương tiện đủ để cung cấp đủ xe cho anh chị em phóng viên quay phim chủ động tác nghiệp. Đối với TC BGBĐ phương tiện cần có là 3 xe chất lượng tốt để cơ động quay phim (xe UAZ hoặc loại xe khác có hệ thống điều hòa khắc phục được những khó khăn do thời tiết). Còn với CM NSBC cần tăng gấp đôi lượng xe hiện có để sử dụng, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tác nghiệp của phóng viên.

3.2.3.3 Về cơ sở vật chất kỹ thuật:

Cần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc, trang bị hệ thống máy tính, máy camera kỹ thuật số hiện đại cho phóng viên tác nghiệp. Bên

cạnh đó, cần đầu tư các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình theo hướng chuyên môn hoá và hiện đại hóa. Ưu tiên đầu tư cho những nhu cầu bức thiết nhằm phục vụ cho việc sản xuất các chương trình phát thanh và truyền hình như các bộ dựng hình phi tuyến, kỹ thuật số để chất lượng hình ảnh và âm thanh chuẩn. Tránh tình trạng đầu tư tràn lan, chắp vá, thiếu đồng bộ, gây lãng phí và kém hiệu quả.

Xây dựng và phát triển kinh tế báo chí là điều kiện rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo cho các chương hoạt động tốt. Khuyến khích việc tăng nguồn thu từ quảng cáo, tài trợ sản xuất chương trình vừa góp phần thông tin kinh tế phục vụ công chúng bạn đọc, vừa có các khoản thu để trang bị và hỗ trợ chi trả nhuận bút thỏa đáng cho phóng viên và cộng tác viên, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho đội ngũ cán bộ, phóng viên.

Xúc tiến triển khai “Dự án xây dựng ĐA BĐBP thành trung tâm Điện ảnh bộ đội biên phòng”, có sóng riêng cho TC BGBĐ.

Nâng cấp công suất thiết bị các đài truyền thanh, trạm tiếp phát sóng đảm bảo đưa thông tin đi xa. Việc làm này sẽ giúp các chương trình đến được với công chúng ở khắp nơi trên cả nước, từ nhân dân vùng đồng bằng châu thổ đến những chiến sỹ biên phòng, đồng bào những vùng biên giới xa xôi nhất của tổ quốc.

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể như trên, tác giả tin rằng có thể khơi dậy được tinh thần sáng tạo của những người làm truyền hình nói chung và những người thực hiện CM NSBC và TC BGBĐ nói riêng. Tăng cường hiệu quả tuyên truyền về biển đảo trên báo chí, truyền hình.

3.2.4 Về nâng cao hệ thống nhân lực:

Nhân lực là yếu tố quyết định đến sự thành công của mọi công việc. Muốn nâng cao chất lượng chương trình, trước hết phải nâng cao trình độ đội ngũ phóng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng.

3.2.4.1 Tăng cường bản lĩnh chính trị, đạo đức cho phóng viên:

Nâng cao bản lĩnh chính trị của người làm truyền hình là một vấn đề quan trọng, cần phải đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Chỉ thị 22 – CT/TƯ của Bộ chính trị đã chỉ rõ: “Người hoạt động báo chí xuất bản phải theo định hướng của Đảng và pháp luật của nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính chiến đấu cao, phẩm

chất đạo đức trong sáng, kiến thức trong sáng, kiến thức sâu rộng, trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ ngày một nâng cao, luôn gắn bó với thực tiễn đất nước”.

Bản lĩnh chính trị của người làm báo được hình thành trên cơ sở thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bản lĩnh chính trị giúp cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về Biển Đảo (Khảo sát tạp chí Biên giới biển đảo phát sóng VTC1 và chuyên mục Núi sông bờ cõi phát sóng VTV4, từ 6.2012 đến 6.2014) (Trang 87 - 140)