Đánh giá chung về công tác tuyên truyền biển đảo trên chuyên mục Núi sông bờ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về Biển Đảo (Khảo sát tạp chí Biên giới biển đảo phát sóng VTC1 và chuyên mục Núi sông bờ cõi phát sóng VTV4, từ 6.2012 đến 6.2014) (Trang 80 - 87)

7. Kết cấu luận văn:

3.1Đánh giá chung về công tác tuyên truyền biển đảo trên chuyên mục Núi sông bờ

Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giới biển đảo

3.1.1 Thành công

3.1.1.1 Chuyên mục Núi sông bờ cõi: a) Về nội dung:

CM NSBC có chủ đề tuyên truyền phong phú, nội dung đa dạng. Vấn đề tuyên truyền biển đảo chủ yếu tập trung vào 2 mảng đề tài chính, đó là: tuyên truyền chủ quyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo và phát triển nguồn lực biển đảo. Tuy nhiên, để thể hiện hai mảng đề tài trên được thành công và hấp dẫn như vậy không phải đơn giản. Nó đòi hỏi nhiều nỗ lực thực hiện của các PV, BTV chuyên mục. Họ đã thực sự sáng tạo khi khai thác nội dung tuyên truyền về biển đảo vốn khô cứng một một cách sinh động và đa chiều nhất. Ví dụ, nói về chủ đề “tuyên truyền chủ quyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo”, CM NSBC đã khai thác trên các khía cạnh vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam, căn cứ lịch sử pháp lý chủ quyền, vấn đề chủ quyền biển đảo quốc tế…

Các nội dung được tập trung phản ánh theo chủ đề, chủ điểm tập trung ở mỗi chương trình. Ví dụ trong chương trình phát sóng số 6/2013 với đề tài: “Những thông điệp về Trường Sa” các tin bài trong số này đều tập trung thể hiện theo đề tài này như: Màu xanh trên đảo Trường Sa; Đời sống của chiến sỹ nhà giàn DK 1/15;

Trạm khí tượng Song Tử Tây – góp phần thể hiện chủ quyền lãnh thổ; Bình Minh ở Sinh Tồn.

Ví dụ, trong số phát sóng tháng 6/2014 có đề tài mang tên: “Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”, tất cả tác phẩm trong số đó cũng đều thể hiện đề tài này: Tổng hợp diễn biến chính của vụ việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981; Những căn cứ lịch sử khẳng định chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa. Cách thể hiện này khiến chương trình có trọng tâm, vấn đề được thể hiện liền mạch và hết sức logic.

b) Về hình thức

CM NSBC đã sử dụng đa dạng và hiệu quả nhiều thể loại như: Tin tức, phóng sự, phỏng vấn… để làm sáng tỏ nội dung những vấn đề được khai thác trong chương trình. Việc lựa chọn thể loại phù hợp đã làm nên sự thành công cho tác phẩm. Nổi bật ở CM NSBC là các cuộc phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia tại trường quay để đối thoại, trao đổi về những vấn đề đang được xã hội quan tâm. Cách làm này làm cho chương trình sâu sắc về nội dung và trở nên gần gũi với khán giả.

Kết cấu của chương trình được bố cục chặt chẽ theo từng phần và theo các chủ đề chủ điểm rõ ràng. Từ đó, đảm bảo được tính linh hoạt, lô-gic cho các tác phẩm. Đây là một đặc điểm hình thức nổi bật của VTV4, đồng thời nó cũng là yêu cầu quan trọng đối với việc thực hiện các chương trình truyền hình.

Công nghệ kỹ thuật số hiện đại đã được ứng dụng vào sản xuất chương trình NSBC. Đối với những tác phẩm về mảng đề tài lịch sử, những kỹ thuật viên của chương trình đã rất kỳ công trong việc dựng đồ họa 3D nhằm tái hiện lại sự kiện. Ví dụ như trong số ra tháng 10/2013, để tái hiện sự kiện: Ải Chi Lăng - Tử huyệt của quân xâm lược phương Bắc, kỹ thuật viên - đồ họa Bùi Phương đã rất vất vả để dàn dựng nên bối cảnh lịch sử từ xa xưa, tạo nên sự sống động và thuyết phục cho đề tài này.

c) Về ý nghĩa:

Đối với CM NSBC: Thực hiện sự chỉ đạo của Ban tuyên giáo TƯ trong công tác tuyên tuyền về biên giới, biển đảo hướng vào cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng như khán giả thế giới, chuyên mục ‘Núi sông bờ cõi” ra đời trên kênh VTV4 sẽ góp phần đáp ứng tốt nhu cầu cung cấp thông tin giúp người Việt Nam đang học tập, công tác và sinh sống ở nước ngoài và cả bạn bè thế giới hiểu rõ hơn về tình hình an ninh biên giới và chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam.

CM NSBC đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền các chính sách của Đảng và nhà nước về vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với hàng triệu kiều bào của ta ở nước ngoài, truyền tải được chủ trương quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về biển đảo đến toàn bộ nhân dân trong và ngoài nước. Chuyên mục đã đưa thông tin về biển đảo một cách phong phú và đầy đủ, và đến gần hơn với đời

sống người dân, đáp ứng được mục tiêu tuyên truyền, cung cấp thông tin cho 4 triệu NVNONN ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Việc thông tin về tình hình biển đảo cùng với đời sống của nhân dân nơi đây đã góp phần giúp các cơ quan chức năng nắm bắt được tình hình, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp khi hoạch định chính sách với biển đảo quê hương. Những vấn đề đặt ra về sự vi phạm chủ quyền, những đe dọa đối với vùng biên giới biển đảo ở trong và ngoài nước đã được tuyên truyền cho người dân và được truyền đến các cơ quan chức năng. CM NSBC đã có những tác phẩm mang tính chất phát hiện, góp phần đề xuất những kiến nghị, giải pháp cho những vấn đề “nóng bỏng” của xã hội về đề tài biển đảo.

3.1.1.2 Tạp chí Biên giới biển đảo: a) Về nội dung:

TC BGBĐ đã thể hiện đề tài biển đảo một cách chân thực từ chính những người lính đang ngày đêm gắn bó với miền biên giới biển đảo xa xôi của tổ quốc. Những người chiến sỹ biên phòng “cùng ăn cùng ở” với đồng bào, hiểu rõ đời sống văn hóa tinh thần, chia sẻ với họ trong khó khăn của cuộc sống. Do đó, những tác phẩm của ĐA BĐBP thường rất chân thực, thấm đẫm cái hồn của biên giới biển đảo xa xôi, gây nhiều cảm xúc cho người xem.

Có nhiều đề tài mới lạ trong TC BGBĐ xuất hiện nhờ việc am hiểu về phong tục tập quán của đồng bào dân tộc vùng biên giới biển đảo. Có thể kể ra những tác phẩm với cái tên rất thu hút như: Phà Noi – văn hóa vùng biên; Sáo Mông – Nỗi niềm trăn trở; Gian nan cõng chữ lên hòn; Nghề Bàng, Nỗi niềm Ma Coong… Đây là những đề tài thể hiện sự độc đáo, riêng biệt của chương trình BGBĐ.

Tạp chí Biên giới biển đảo do điện ảnh BĐBP sản xuất có nguồn tin tức cập nhật do có lực lượng cộng tác viên ở các đồn biên phòng đóng trên những vùng biên giới khắp cả nước cung cấp. Vì thế, trong chương trình luôn thể hiện những tin tức về biên giới biển đảo phong phú và nóng bỏng. Đây cũng là nguồn tin để trao đổi với các cơ quan báo đài và các chương trình truyền hình khác khai thác, sử dụng

b) Về hình thức thể hiện:

TC BGBĐ đã sử dụng nhiều thể loại được như tin tức, phóng sự, phim tài liệu… khiến cho chương trình trở nên phong phú, đa dạng, tránh được phần nào sự nhàm chán, đơn điệu của đề tài vốn nặng tính tuyên truyền.

Với kinh nghiệm làm điện ảnh, hình ảnh trong những cảnh quay của ĐABP trở nên đẹp, sinh động và hấp dẫn. Vì thế, chương trình TC BGBĐ nổi bật và đạt giải cao với các phóng sự về văn hóa đời sống của nhân dân vùng biên giới do có những cảnh quay đẹp, giàu tính tạo hình và nội dung mới lạ. Điều đó là những điểm riêng biệt và là thương hiệu của TC BGBĐ nói riêng và ĐA BĐBP nói chung.

c) Về ý nghĩa:

TC BGBĐ có ý nghĩa chính trị lớn lao: góp phần tuyên truyền, đường lối, chính sách của đảng về quốc phòng, an ninh biên giới, xây dựng hình ảnh đẹp về người chiến sĩ biên phòng trên mặt trận bảo vệ an ninh biên giới trong lòng nhân dân, củng cố tình quân dân “Cá - Nước”…

Nhờ có những chương trình truyền hình tập trung về vấn đề biên giới BĐ mà đồng bào những vùng sâu vùng xa, những nơi biên giới xa xôi ít tiếp cận với thông tin đại chúng có dịp cập nhật những thông tin xã hội, củng cố nhận thức và trách nhiệm của đồng bào cũng như toàn xã hội về việc bảo vệ an ninh biên giới. TC BGBĐ đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng xem truyền hình, đặc biệt là đồng bào vùng biên giới biển đảo do có những đề tài gần gũi với cuộc sống của họ.

Qua sự phản ánh của chương trình, các cán bộ chiến sĩ có dịp học hỏi qua những tấm gương tiêu biểu, phá tan những âm mưu chính trị của địch. Chương trình đã động viên kịp thời cán bộ, chiến sĩ nhân dân biên giới biển đảo vốn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Ngoài ra, TC BGBĐ còn là nguồn tư liệu quý giá, cung cấp cho các chương trình khác những hình ảnh, thông tin về những miền biên giới biển đảo xa xôi ít người biết đến của Tổ quốc.

Tóm lại, qua những thành công của hai chương trình được khảo sát, có thể thấy, nó đã hoàn thành nhiệm vụ của mình trong công tác tuyên truyền những thông

tin về biển đảo. Vấn đề trọng tâm trong tuyền truyền biển đảo là tuyên truyền chủ quyền, bảo vệ chủ quyền và phát triển nguồn lực biển đảo đều được phản ánh với những cách tiếp cận phong phú, dưới nhiều góc cạnh.

3.1.2 Hạn chế:

Hai chương trình NSBC và TC BGBĐ có những nét tương đồng ở những đề tài phản ánh nhạy cảm, thời lượng và mật độ phát sóng giống nhau nên có một số hạn chế và trở ngại chung như sau.

Thứ nhất, hai chương trình chưa có một kế hoạch truyền thông cụ thể mang tính chiến lược, khai thác đề tài mang tính thời vụ, khi có sự kiện nổi cộm thì phản ánh một cách rầm rộ, khi thì thưa thớt vắng bóng… dẫn đến việc tuyên truyền thiếu tập trung, hiệu quả tuyên truyền không cao. Tình trạng này có xuất hiện ở CM NSBC nhưng chủ yếu trong TC BGBĐ nó thể hiện rõ nhất. Đây là chương trình chuyên biệt về đề tài biên giới biển đảo nhưng chỉ có 26,6% tỷ lệ tin bài phản ánh về biển đảo.

Ngoài ra 2 chương trình có hạn chế chung rất lớn đó là chưa khai thác được những vấn đề “nóng bỏng, nổi cộm” mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Điều này là do phóng viên gặp khó khăn khi khai thác những thông tin “nóng” và “nhạy cảm”. Một số thông tin về chính trị không được phép cung cấp, một số thông tin thì do nguồn tin cố tình bưng bít, gây khó dễ, do đó không thể hiện được đúng chức năng thông tin của báo chí. Ngoài ra, các chương trình vẫn còn tư tưởng ngại va chạm khi phản ánh vấn đề, tuyên truyền một chiều gây nhàm chán.

Do nặng tính tuyên truyền nên thông tin nhiều khi mang tính áp đặt, khiên cưỡng, không phù hợp với tâm lý tiếp nhận của công chúng. Đây là mặt trái của các chương trình có nội dung truyền ở nước ta. Sở dĩ khô cứng là vì đa phần các tác phẩm đều là nhân vật người tốt việc tốt, không hề có tác phẩm nào thể hiện những mặt còn hạn chế hay chưa hoàn thiện của lực lượng chức năng. Trong khi báo chí cần có tính phản biện đa chiều.

Bên cạnh những hạn chế chung, chuyên mục Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giới biển Đảo có những đặc điểm riêng về hạn chế và nguyên nhân của nó.

a) Tạp chí Biên giới biển đảo:

Lãnh đạo của ĐA BĐBP là sỹ quan quân đội, nguyên đồn trưởng đồn biên phòng, được chuyển sang làm công tác điện ảnh, truyền hình. Do không được đào tạo về nghiệp vụ báo chí nên khả năng định hướng và hoạch định về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế.

TC BGBĐ thuộc đơn vị ĐA BĐBP, do đó các tác phẩm vẫn nặng tính điện ảnh. Biểu hiện ở thể loại đơn điệu, ít có sự thay đổi, chủ yếu sử dụng dạng tin tức và phóng sự; hình ảnh nặng tính nghệ thuật nên có ít giá trị thông tin, ngôn ngữ thiên về kể, miêu tả tâm trạng, cảm xúc dễ bị miên man... đề tài khai thác luôn ở “vùng an toàn” nên không phong phú, thêm vào đó lại có sự lặp lại. Trong một vài số, chất lượng tin, bài chưa cao, chưa phát huy được đội ngũ cộng tác viên ở các tỉnh, thành biên phòng trên cả nước…. Ngoài ra, diện phủ sóng của chương trình hẹp do không được phát trên sóng đài truyền hình quốc gia. Đài T.H kỹ thuật số VTC, nơi TC BGBĐ được phát sóng lại cần phải có đầu kỹ thuật số mới xem được chương trình nên bị hạn chế về công chúng khán giả.

Thực tế, ĐA BĐBP hiện nay đã chuyển nhiệm vụ từ làm điện ảnh sang làm nhiệm vụ báo chí (báo hình) là chủ yếu, song chưa được xác định lại chức năng, nhiệm vụ để phù hợp với thời kỳ mới. Do chưa được cấp có thẩm quyền công nhận chính thức là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực truyền hình nên hoạt động tác nghiệp gặp khó khăn và phóng viên chưa được cấp thẻ nhà báo theo quy định của pháp luật.

Tổ chức biên chế của ĐA BĐBP theo quyết định 2239/QĐ – BTL không còn phù hợp, TC BGBĐ hiện đang thiếu về số lượng. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của ĐABP là 21 đồng chí. Để đảm bảo chương trình có thể phát triển, số nhân sự tham gia sản xuất cần 25 đồng chí (Theo đề án “Xây dựng và củng cố Điện ảnh biên phòng, đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ mới).

Cán bộ phóng viên của TC BGBĐ có chuyên môn về báo chí rất ít, chủ yếu tốt nghiệp các trường sân khấu điện ảnh. Theo như đánh giá của ông Nguyễn Minh Tùng - Thư ký ĐA BĐBP: “Ngoài tuổi đời còn trẻ, ít kinh nghiệm, lớp phóng viên mới nhìn chung không có sức sáng tạo về đề tài”. Do đó, ở TC BGBĐ, tin bài thường đơn điệu, nhàm chán, nặng về tuyên truyền một chiều, ít có sự liên hệ với đề tài lịch sử và phạm vi thế giới như CM NSBC.

Nhiều tin bài được thực hiện một cách hời hợt, theo lối mòn cũ, nặng về phản ánh, liệt kê số liệu, thiếu những bài bình luận sắc sảo. Nhiều phóng sự mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra mà chưa phân tích được nguyên nhân và biện pháp giải quyết vấn đề. Những người làm chương trình chưa thực sự chú trọng vào đổi mới cho chương trình, với hình hiệu quá cũ, cách thức và lời dẫn vào các chuyên mục khá giống nhau dẫn đến sự nhàm chán cho công chúng xem truyền hình.

Đây là những hạn chế mà TC BGBĐ cần nhanh chóng nhìn nhận và khắc phục, nâng cao khả năng tuyên truyền biên giới biển đảo trong thời kỳ mới.

b) Chuyên mục Núi sông bờ cõi:

Ở CM NSBC, các đề tài được khai thác chưa thực sự đi sâu, đi sát với đời sống vùng biên giới biển đảo. Do sự am hiểu đời sống về đồng bào vùng biên giới của phóng viên rất hạn chế, nên các tin bài chưa thực sự chân thực, xúc động, ít thu hút được người xem. Ngoài bất đồng ngôn ngữ, việc không am hiểu một cách sâu sắc phong tục tập quán của đồng bào nơi biên giới biển đảo nên các phóng viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc khai thác thông tin. Do vậy, trước hết phóng viên cần trang bị vốn văn hóa “nền” (– kiến thức về đời sống văn hóa tinh thần phong tục tập quán của người dân vùng biên giới biển đảo) thật vững vàng thì mới có thể thực hiện tốt đề tài này.

Một số chương trình của CM NSBC đề tài thường bị “nguội”, thường là các sự kiện cũ được phân tích lại. Sở dĩ có hiện tượng này là vì khi có sự kiện diễn ra, do không có cộng tác viên ở khu vực hiện trường ghi lại hình ảnh như ở các đồn biên phòng của ĐA BĐBP nên thông tin bị “nguội”, tác phẩm đó không cuốn hút được người xem.

Việc khai thác nội dung chưa thực sự cân đối hợp lý, chủ yếu là các mảng đề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về Biển Đảo (Khảo sát tạp chí Biên giới biển đảo phát sóng VTC1 và chuyên mục Núi sông bờ cõi phát sóng VTV4, từ 6.2012 đến 6.2014) (Trang 80 - 87)