Quan hệ giáo dục, khoa học, văn hoá và xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ từ năm 1975 đến nay (Trang 99 - 105)

Chƣơng 2: 15 NĂM QUAN HỆ VIỆT NA M- HOA KỲ : 1995-2010

2.4. Quan hệ giáo dục, khoa học, văn hoá và xã hội

Trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế, lao động… hai nhà nƣớc đã ký kết nhiều hiệp định, văn bản thỏa thuận, bản ghi nhớ nhƣ:

- Hiệp định về thiết lập quyền tác giả (tháng 6/1997),

- Tuyên bố chung về hợp tác y tế giữa hai Bộ Y tế (tháng 12/1997), - Thoả thuận hợp tác về thể dục thể thao (tháng 3/1999),

- Bản ghi nhớ về hợp tác lao động Việt Nam Hoa Kỳ (17/11/2000),

- Biên bản Ghi nhớ giúp đào tạo nhân lực cho ngành thuỷ sản Việt Nam (11/3/2003),

- Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ, Thoả thuận hợp tác về phòng chống ma tuý,

- Thoả thuận về sáng kiến cạnh tranh Việt Nam...

Những thỏa thuận này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động hợp tác Việt - Mỹ trong rất nhiều các lĩnh vực liên quan.

Tuy nhiên, điểm nhấn trong những mối quan hệ hợp tác về giáo dục, khoa học, văn hóa - xã hội giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không hẳn là các chƣơng trình hợp tác chính phủ mà lại là hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) của Mỹ tại Việt Nam với vai trò đề xuất sáng kiến và thực hiện những hoạt động xã hội ở nƣớc ta, nhƣ: các dự án viện trợ khẩn cấp, khắc phục hậu quả chiến tranh, điều trị HIV/AIDS, trợ giúp trẻ em, xây dựng trƣờng học, bệnh viện, các chƣơng trình trao đổi giáo dục, viện trợ lƣợng thực và các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại…

Hoạt động của các NGO Mỹ ở Việt Nam trong thời gian từ 1995 đến nay có ý nghĩa thiết thực và góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Viện trợ của các NGO đóng vai trò không thể phủ nhận trong công cuộc phát triển của nƣớc ta nói chung và xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng nói riêng.

Chẳng hạn, năm 1999, các NGO Mỹ đã viện trợ khẩn cấp giúp 9 tỉnh bị bão lụt ở miền Trung, góp phần giúp đỡ nhân dân các tỉnh này nhanh chóng vƣợt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Năm 2005, các NGO Mỹ trợ giúp kịp thời cho các địa phƣơng của Việt Nam bị ảnh hƣởng bởi cơn bão Damrey và thiên tai sụt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Đặc biệt, trong lúc chính phủ Mỹ còn lẩn tránh những vấn đề liên quan tới hậu quả của chất độc da cam thì các tổ chức phi chính phủ của Mỹ hoạt động tại Việt Nam đã tích cực tiếp cận vấn đề này trong đó nổi bật là sự hợp tác giữa các tổ chức cựu chiến binh Mỹ và Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Một trong những chƣơng trình hợp tác lớn của Chính phủ Hoa Kỳ với Việt Nam về văn hoá - xã hội là lĩnh vực giáo dục. Viện Giáo dục quốc tế của Hoa Kỳ mở văn phòng đại diện ở Việt Nam từ năm 1992, bắt đầu bằng các chƣơng trình giới thiệu giáo dục và cấp học bổng Hoa Kỳ cho sinh viên Việt Nam. Năm 2002, các quan chức Hoa Kỳ và các cựu chiến binh đã thiết lập một tổ chức gọi là Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation - VEF).

Với ngân sách hàng năm 5 triệu USD kéo dài trong 10 năm, quỹ hỗ trợ 100 học bổng mỗi năm, tại Việt Nam hoặc Mỹ, cho những ngƣời nghiên cứu hoặc giảng dạy khoa học, toán học, công nghệ và y khoa. Năm 2003, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết nguyên tắc hợp tác trong việc thực hiện Đề án của VEF dành cho Việt Nam. VEF đang góp phần đáng kể vào việc đào tạo các chuyên gia giỏi thuộc nhiều ngành khoa học kỹ thuật cho Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đang dành khoảng 4 triệu USD mỗi năm cho chƣơng trình trao đổi giáo dục Fullbright.

Theo số liệu của Quỹ Châu Á (Asia Foundation), năm 2010 có khoảng hơn 13.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại các trƣờng đại học của Hoa Kỳ, đứng thứ 9 trong số các nƣớc có sinh viên du học tại Mỹ và đứng đầu về tốc độ gia tăng số sinh viên theo học tại quốc gia này. Trong đó, Fulbright đã đƣa sinh viên Việt Nam sang Mỹ học nhiều hơn số sinh viên của bất kỳ nƣớc nào khác trên thế giới du học tại Mỹ theo chƣơng trình này.

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, Hoa Kỳ đã giúp đỡ Việt Nam trong các dự án rà soát bom mìn và những vũ khí chƣa nổ, huỷ bỏ xăng pha chì ở Việt Nam, duy trì nguồn cung cấp nƣớc sạch, cứu những dải san hô và rừng nhiệt đới, ngăn ngừa và cứu trợ thiên tai, bao gồm những nỗ lực trợ giúp những ngƣời bị thiệt hại bởi lũ lụt...

Đặc biệt, hai nƣớc đã tăng cƣờng sự hợp tác trong lĩnh vực khoa học, nghiên cứu những tác động về sức khoẻ và môi sinh của chất Dioxin đối với ngƣời Việt Nam và ngƣời Mỹ đã có mặt tại Việt Nam sự hợp tác này đƣợc mở rộng hơn trên cơ sở Hiệp định Khoa học và Công nghệ đã đƣợc ký kết.

Mới đây, ngày 30/3/2010, Thứ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Lê Đình Tiến và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Michael Michalak, đại diện cho Chính phủ hai nƣớc đã kí bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân. Theo đó, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam để phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho lĩnh vực năng lƣợng hạt nhân dân sự an toàn.

Thỏa thuận này hƣớng tới một hiệp định hợp tác năng lƣợng hạt nhân Việt - Mỹ trong đó Hoa Kỳ chuyển giao thông tin, vật liệu, thiết bị và công nghệ hạt nhân của Mỹ cho Việt Nam, đáp ứng nhu cầu năng lƣợng của Việt Nam ngày càng tăng (trung bình khoảng 10% mỗi năm) trong hoàn cảnh nƣớc ta đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa.

Hợp tác y tế là một trong những lĩnh vực quan trọng đầu tiên của mối quan hệ đối tác đƣợc tái lập giữa Mỹ và Việt Nam. Kể từ khi nối lại quan hệ, khoảng 75% tổng hỗ trợ tài chính của Chính phủ Mỹ dành cho nƣớc ta đƣợc dành cho lĩnh vực y tế và ngƣời khuyết tật.

Trong lĩnh vực y tế, hai nƣớc đã ký Tuyên bố chung về hợp tác y tế (tháng 12/1997). Cụ thể hơn, Mỹ đã ủng hộ Việt Nam trong việc phòng chống những

căn bệnh gây tử vong nhƣ AIDS, lao và sốt rét. Chính phủ Hoa Kỳ cam kết sẽ tăng gấp đôi sự hỗ trợ cho Việt Nam để ngăn chặn nguy cơ của nạn dịch này. Ngày 23/6/2004, Tổng thống Bush tuyên bố đƣa Việt Nam vào danh sách 15 quốc gia trên thế giới và nƣớc duy nhất ở Châu Á đƣợc ƣu tiên nằm trong kế hoạch khẩn cấp trong việc khám, phòng chống và điều trị bệnh HIV/ AIDS vì các chƣơng trình hành động của Việt Nam đã chứng tỏ khả năng kiểm soát đại dịch này. Trong năm 2004, Việt Nam đã nhận đƣợc sự hỗ trợ trị giá 17 triệu USD từ phía Mỹ. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 5/2005, Thứ trƣởng Ngoại giao Mỹ Robert Zoellick đã thông báo Mỹ dành 25 triệu USD cho chƣơng trình phòng chống HIV/ AIDS của Việt Nam trong năm 2005. Trƣớc đó, năm 2002, lần đầu tiên Chính phủ hai nƣớc đã ký văn bản thoả thuận về chƣơng trình dự phòng và chăm sóc bệnh nhân có HIV/ AIDS tại Việt Nam từ năm 2003-2008 với trị giá 20 triệu USD.

Chính phủ Mỹ cũng là nhà tài trợ song phƣơng lớn nhất cho Việt Nam trong lĩnh vực phòng chống cúm. Hoa Kỳ đã đóng góp cho Việt Nam 50 triệu USD kể từ năm 2005 và chỉ riêng trong năm 2009 là 15 triệu USD. Còn trong năm tài chính 2010, Mỹ cũng đã cam kết tài trợ 88 triệu USD cho việc hỗ trợ các hoạt động phòng chống, chăm sóc và điều trị HIV tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực du lịch, có thể thấy số ngƣời Mỹ du lịch sang Việt Nam cũng nhƣ Việt Kiều Mỹ về thăm quê đang ngày càng tăng. Năm 2009 có 50.000 du khách Mỹ đến Việt Nam, khoảng 80% trong số đó là Việt kiều tại Mỹ về thăm quê. Trong số đó, Việt kiều tại Mỹ về thăm quê cũng chiếm số lƣợng lớn nhất, trên 50% tổng số kiều bào từ nƣớc ngoài về thăm cđất nƣớc. Hoa Kỳ hiện đang là đất nƣớc có nguồn khách du lịch lớn thứ ba của Việt Nam sau Trung Quốc và Nhật Bản (theo số liệu năm 2009).

Ngoài ý nghĩa kinh tế, những hoạt động này còn giúp tăng cƣờng sự hiểu biết giữa nhân dân hai nƣớc, đặc biệt là sự hiểu biết, tình cảm của ngƣời dân Mỹ đối với văn hoá, con ngƣời Việt Nam.

Tuy nhiên, vẫn có những vƣớng mắc trong quan hệ văn hoá - xã hội giữa hai nƣớc. Đó là trách nhiệm của Mỹ trong việc bồi thƣờng cho các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam của Việt Nam.

Nếu nhƣ chính phủ Mỹ đã bồi thƣờng cho những cựu quân nhân Mỹ từng giải chất độc da cam Dioxin xuống Việt Nam thì họ cũng cần có trách nhiệm với những nạn nhân ở Việt Nam, bởi đơn giản những ngƣời dân Việt Nam bị nhiễm thứ chất độc hoá học nguy hiểm nhất mà con ngƣời từng biết đến này mới là những ngƣời đáng đƣợc bồi thƣờng nhất, những nạn nhân thực sự mà phía Mỹ đã có chủ ý gây tổn thƣơng cho họ. 4,8 triệu ngƣời Việt Nam đang phải chịu sự đau đớn bởi chất độc do phía Mỹ sản xuất và sử dụng cho mục đích phá huỷ môi trƣờng của Việt Nam một cách có ý thức, trong đó có 3 triệu ngƣời là nạn nhân của chất độc da cam (với 50.000 ngƣời đã chết vì tác hại của độc tố Dioxin).

Đây hoàn toàn là một vấn đề mang tính nhân đạo. Vì vậy nếu nhƣ Mỹ phải bồi thƣờng thì điều đó cũng không phải là một thất bại của phía Mỹ. Thậm chí còn làm hình ảnh của nƣớc Mỹ trở nên tốt đẹp hơn đối với ngƣời dân Việt Nam nói riêng và với nhân loại đầy lòng nhân đạo và yêu chuộng công bằng nói chung.

Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ

3.1. Những nhân tố thuận lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ từ năm 1975 đến nay (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)