Chƣơng 2: 15 NĂM QUAN HỆ VIỆT NA M- HOA KỲ : 1995-2010
3.1.2. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Nhƣ đã phân tích cụ thể ở phần 2.1.2 của chƣơng 2, một điều có thể khẳng định là vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng rõ ràng trên trƣờng quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề chung của thế giới và khu vực, cả trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Ở đây xin nói thêm về luận điểm Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng để đảm đƣơng những vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế tại khu vực và trên thế giới.
Với vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, “Việt Nam đã làm tốt vai trò của mình trong nhiệm kì Ủy viên không thƣờng trực Hội đồng Bảo an. Việt Nam đã thể hiện tính chuyên nghiệp về mặt ngoại giao, tính can đảm trong việc bảo vệ những nguyên tắc mà mình ủng hộ, cũng nhƣ tính hiệu quả trong việc tìm kiếm đƣa ra những giải pháp”, nhƣ lời Giám đốc điều hành Tổ chức Báo cáo Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Coolin Keating khẳng định. [31]
Theo đó, Việt Nam đƣợc cộng đồng quốc tế đánh giá là quan tâm và am hiểu sâu về các vấn đề chung của từng khu vực và lĩnh vực. Chẳng hạn, nƣớc ta với tƣ cách Chủ tịch Hội đồng Bảo an đã từng đề xuất và chủ trì thƣơng lƣợng Nghị quyết 1889 với đề mục “Phụ nữ, hòa bình và an ninh” hƣớng tới việc đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ em giá thời kì hậu xung đột và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các tiến trình hòa bình, an ninh. Nghị quyết đã đƣợc thông qua cùng sự đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam.
Ngoài ra, trong thời gian thực hiện chức trách, Việt Nam không chỉ nêu rõ quan điểm mà còn thể hiện sự sẵn sàng tham gia giải quyết các vấn đề của cộng đồng quốc tế tƣởng nhƣ ngoài lợi ích quan tâm của nƣớc ta, nhƣ hoạt động của các cơ quan Liên hợp quốc ở châu Phi, tham gia đóng góp sáng kiến cho Cộng đồng Kinh tế Tây Phi, đề xuất giải pháp xung đột tại Bờ Biển Ngà…
Còn hiện tại, trong năm 2010 giữ vai trò Chủ tịch ASEAN. Vai trò và sự đóng góp của Việt Nam đƣợc các nƣớc thành viên ASEAN và những đối tác ngoại khối đánh giá là tích cực và nổi bật với nhiều sáng kiến. Trong khi đó, các đối tác triển vọng khác của ASEAN cũng đều bày tỏ sự coi trọng Việt Nam nhƣ là một cầu nối quan trọng để thiết lập các cơ chế hợp tác.
Về kinh tế, việc nền kinh tế nƣớc ta có mức tăng trƣởng vào loại nhanh nhất thế giới cũng nhƣ giảm thiểu những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những thành tích trong việc xóa đói giảm nghèo, nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế… đã tạo đƣợc ấn tƣợng rộng rãi.
Việt nam đang trở thành một điểm nổi bật ở Đông Nam Á khi các nƣớc lân cận chịu ảnh hƣởng nặng nề hơn từ cơ suy thoái kinh tế, cũng nhƣ một số nƣớc đang gặp bất ổn chính trị - xã hội. Vai trò của nƣớc ta đang đƣợc nhìn nhận nhƣ một trong những đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của các nƣớc đang phát triển qua việc lần đầu tiên chủ trì Hội nghị của hai tổ chức tài chính lớn nhất thế giới là Ngân hàng Thế giới WB và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF diễn ra năm 2009, ngay sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong lĩnh vực văn hóa, Việt Nam hiện là Ủy viên hội đồng chấp hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kì 2009-2013 với số phiếu ủng hộ 156 trên tổng số 178 nƣớc có mặt và có quyền bầu cử. Đây đã là lần thứ ba nƣớc ta đƣợc tín nhiệm lựa chọn.
Đây là kết quả của chính sách đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa của Việt Nam, là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp của Việt Nam trong các hoạt động của UNESCO.
Sự tham gia ngày càng tích cực, và vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong nhiều tổ chức, diễn đàn hợp tác quốc tế cùng những thành tựu kinh tế
ấn tƣợng của nƣớc ta sẽ tiếp tục nâng cao vai trò của Việt Nam trong các chính sách đối ngoại của Mỹ tại khu vực. Điều này cũng trực tiếp cải thiện hơn nữa vị thế của nƣớc ta trong quan hệ song phƣơng với Mỹ để có nhiều mối quan hệ hợp tác bình đẳng hơn.