Chƣơng 2: 15 NĂM QUAN HỆ VIỆT NA M- HOA KỲ : 1995-2010
3.3. Những khó khăn cần khắc phục
3.3.2. Trong lĩnh vực kinh tế
Xét trên lĩnh vực kinh tế, khó khăn lớn nhất trong quan hệ giữa nƣớc ta và Mỹ, có thể dễ dàng thấy đƣợc, đó là khoảng cách quá lớn về trình độ phát triển. Các doanh nghiệp xuất khẩu nƣớc ta có trình độ thấp trên nhiều phƣơng diện nhƣ công nghệ, khả năng quản lý, khả năng tiếp thị, lựa chọn đối tác... phần lớn vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế về nguồn lực tài chính, nên chƣa xây dựng đƣợc những thƣơng hiệu mạnh tại thị trƣờng Mỹ. Do năng lực thấp, quy mô sản xuất nhỏ nên doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu của một thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ, trong nhiều trƣờng hợp có đơn đặt hàng với số lƣợng lớn, phía Việt Nam đã không thể ký kết.
Thêm vào đó, doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ thực sự thâm nhập thị trƣờng Mỹ kể từ năm 2002, sau Hiệp định Thƣơng mại trong khi các đối thủ cạnh tranh khác đã xây dựng đƣợc những mối quan hệ kinh tế lâu năm, ổn định, có nhiều kinh nghiệm thích nghi với thị trƣờng Hoa Kỳ (thậm chí là cả kinh nghiệm chống bị kiện bán phá giá, trƣờng hợp của Trung Quốc là một ví dụ tiêu biểu).
Chính những điều này đã góp phần không nhỏ vào việc làm giảm đi sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trƣờng Mỹ.
Có thể thấy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ mang đầy đủ những đặc điểm của mối quan hệ giữa một nƣớc phát triển và một quốc gia đang phát triển, trong đó sự bất bình đẳng, đặc biệt là bất bình đẳng trong quan hệ về kinh tế thƣờng dẫn tới bất công cho nƣớc nghèo hơn, cụ thể là Việt Nam. Nhƣ các đối tác khác thuộc thế giới thứ ba của Hoa Kỳ, Việt Nam thƣờng bị áp đặt các điều kiện bất bình đẳng trong quá trình hợp tác, đầu tƣ, tự do hoá thƣơng mại, cạnh tranh kinh tế...
Điều này là không tránh khỏi, tuy nhiên Việt Nam cần hạn chế những thiệt hại tới mức tối đa bằng cách tạo điều kiện, chỗ dựa cho các doanh nghiệp nƣớc ta trong quá trình buôn bán với Mỹ. Đó là việc tạo điều kiện để nắm bắt thông tin về thị trƣờng Mỹ trong quá trình thâm nhập thị trƣờng khổng lồ này hay những chỗ dựa về mặt pháp lý (để theo đuổi các vụ kiện)...
Trong khi đó, về phía Việt Nam, môi trƣờng kinh tế của nƣớc ta cần đƣợc hoàn thiện hơn, khả năng của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đƣợc tăng cƣờng mới có thể tiếp tục hy vọng vào một triển vọng tốt đẹp trong quan hệ thƣơng mại với Hoa Kỳ theo đà tiến của những năm qua.
Việt Nam bị coi là một địa điểm đầu tƣ tƣơng đối đắt và có nhiều rủi ro so với các nƣớc khác trong khu vực, đó là bởi các công ty Mỹ (và các nhà đầu tƣ khác trên thế giới cũng vậy) trƣớc khi quyết định đầu tƣ luôn cân nhắc tới những chi phí phát sinh khác tại Việt Nam: các khoản thuế, phí không thể dự tính trƣớc, những thủ tục, luật lệ phiền hà, mất thời gian (do bộ máy hành chính còn nhiều bất cập), thậm chí cả những chi phí cho tệ quan liêu, tham nhũng...
Hệ thống pháp luật, khuôn khổ cho các hoạt động kinh tế tại nƣớc ta vẫn còn nhiều hạn chế: thiếu đồng bộ, chƣa ổn định, chồng chéo; tính minh bạch và khả năng dự báo đƣợc của các văn bản pháp luật còn thấp; nguyên tắc bình đẳng - không phân biệt đối xử trong pháp luật Việt Nam chƣa rõ và chƣa thực hiện triệt để...
Do những nguyên nhân này, sức hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam đã giảm đi đáng kể mặc dù nƣớc ta có một môi trƣờng kinh doanh đảm bảo về an ninh - chính trị thuộc loại đứng đầu thế giới, một thị trƣờng tiêu thụ đầy tiềm năng chƣa đƣợc khai phá nhiều...