Chƣơng 2: 15 NĂM QUAN HỆ VIỆT NA M- HOA KỲ : 1995-2010
2.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam và của Mỹ trong tình hình mới
2.1.1. Vị trí của Mỹ đối với lợi ích phát triển của Việt Nam
Mặc dù đã đạt đƣợc một số thành tựu trong những năm đầu của thời kỳ Đổi Mới nhƣng có thể nói Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, đứng trƣớc nguy cơ bị tụt hậu so với thế giới. Cho đến nay, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Trong khi nhiều nƣớc đang chuyển mình mạnh mẽ sang thời đại văn minh tri thức thì nƣớc ta mới ở trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để trở thành một quốc gia công nghiệp.
Để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, và xa hơn nữa là nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển, Việt Nam không có cách nào khác là phải phát huy những thuận lợi trong quan hệ đối ngoại nhằm tiếp tục thực hiện thành công sự nghiệp Đổi Mới.
Cụ thể hơn, Đảng ta xác định: nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại là lấy kinh tế đối ngoại làm ƣu tiên hàng đầu. Kinh tế đối ngoại có vai trò to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện khai thác tốt lợi thế so sánh của đất nƣớc, thúc đẩy phát triển và tăng trƣởng kinh tế - xã hội.
Xuất phát từ quan điểm này, có thể thấy việc xây dựng mối quan hệ với Mỹ, đặc biệt là quan hệ kinh tế có vai trò rất quan trọng trong chiến lƣợc phát triển của Việt Nam.
Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ trở thành siêu cƣờng duy nhất trên thế giới, là quốc gia có sức mạnh tổng hợp to lớn nhất, giữ vị trí hàng đầu về kinh tế, về sức mạnh quân sự và cả tầm ảnh hƣởng đối với những vấn đề chính trị toàn cầu.
Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới , với GDP năm 2010 tính theo sức mua tƣơng đƣơng (PPP) là 14,72 nghìn tỉ USD - con số này lớn gấp rƣỡi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc (9,872 nghìn tỉ USD). [68]
Mỹ cũng là nƣớc đóng vai trò chủ đạo trong các thiết chế kinh tế, tài chính, thƣơng mại chủ chốt của thế giới nhƣ IMF, WB, WTO... Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) của Mỹ đang chiếm thế thƣợng phong trong rất nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế thƣơng mại thế giới. (nếu lấy ra 10 TNCs có số vốn đứng hàng đầu thế giới thì 7 vị trí đầu tiên là các TNCs của Mỹ).
Vai trò chủ đạo của Mỹ trong các thiết chế kinh tế, tài chính chủ yếu của thế giới là một yếu tố quan trọng có thể đem lại lợi ích cho nƣớc ta nếu thúc đẩy quan hệ với Mỹ. Quan hệ bình thƣờng với Mỹ sẽ giúp Việt Nam tranh thủ huy động đƣợc các nguồn cho vay của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, tạo ra những thuận lợi cơ bản đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Sức mạnh tổng hợp của nƣớc Mỹ (trong đó có sức mạnh kinh tế) đƣợc hình thành trên cơ sở trình độ khoa học kỹ thuật - công nghệ hàng đầu thế giới: Hoa Kỳ đi đầu trong 20 trên tổng số 29 lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn của thế giới, số bằng phát minh của Mỹ chiếm 60% số bằng phát minh của thế giới.
Chúng ta ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết của khoa học công nghệ trong thời đại hiện nay, và từ đó thấy đƣợc Việt Nam có thể đạt đƣợc lợi ích to lớn nhƣ thế nào về trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất khi có đƣợc một mối quan hệ hợp tác tốt về các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo... với Hoa Kỳ.
Xét về khía cạnh chính trị, Hoa Kỳ là quốc gia có vai trò lớn nhất trên thế giới, có ảnh hƣởng tới hầu hết các mối quan hệ chính trị quốc tế tại các khu vực. Có một thực tế là nhiều nƣớc xem quan hệ với Mỹ là thƣớc đo về sự tín nhiệm của các mối quan hệ với các nƣớc trên thế giới. Chính vì vậy, có đƣợc một mối quan hệ chính trị tốt với Hoa Kỳ sẽ khiến vị thế của nƣớc ta đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế, giúp Việt Nam phát huy vai trò của mình trong quá trình hội nhập và tham gia các thể chế quốc tế cũng nhƣ trong các mối quan hệ song phƣơng với các quốc gia khác. Một khi vị thế, vai trò của Việt Nam đƣợc nâng cao, nƣớc ta sẽ càng có điều kiện thuận lợi để khai thác hiệu quả các mối quan hệ quốc tế nhằm phục vụ lợi ích dân tộc.
Bên cạnh đó, việc tăng cƣờng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Hoa Kỳ nằm trong đƣờng lối đối ngoại chung của Đảng và Nhà nƣớc ta: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nƣớc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và hợp tác cùng có lợi. Đây là quan điểm đối ngoại hoàn toàn phù hợp với xu thế hợp tác chung của thế giới ngày nay.
2.1.2. Vị trí của Việt Nam trong chiến lược của Mỹ
Hoa Kỳ là một siêu cƣờng với những lợi ích mang tính toàn cầu, nên có thể thấy một phần quan trọng làm nên vị trí của Việt Nam đối với Mỹ đƣợc xét qua lăng kính chiến lƣợc của Mỹ đối với các khu vực trọng yếu (ở đây là khu vực Đông Nam Á) và với các nƣớc lớn (cụ thể là Trung Quốc) có liên quan đến Việt Nam.
Việt Nam - một thành viên đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế tại Đông Nam Á
Qua những bƣớc điều chỉnh chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ thời gian gần đây, có thể khẳng định khu vực Đông Nam Á ngày càng có vai trò quan trọng đối với Washington.
Về mặt tự nhiên, Đông Nam Á có vị trí địa lý chiến lƣợc và nhạy cảm đối với an ninh và thƣơng mại quốc tế. Khu vực này nằm trên những tuyến đƣờng biển nối liền Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng, chắn ngang toàn bộ các tuyến đƣờng giao thông biển quan trọng chạy từ đông bán cầu sang tây bán cầu, kiểm soát việc vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông đến Đông Á...
Chẳng hạn, tại Đông Nam Á có eo biển Malacca, nút giao thông xung yếu với khối lƣợng hàng vận chuyển lớn thứ hai trong số những nút giao thông đƣờng biển trên thế giới, trên 1/3 lƣợng dầu của Mỹ, phần lớn hàng hóa và dầu lửa của các nƣớc đồng minh với Mỹ (Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia…) đƣợc chuyển qua đây.
Trong khu vực quan trọng xét về vị trí địa lý ấy, Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm, là cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo, là quốc gia có diện tích lớn thứ hai tại khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia).
Về mặt chiến lƣợc chính trị - an ninh, sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, Đông Nam Á trở thành một trong những nơi hội tụ của quan hệ hợp tác giữa các nƣớc trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng - một khu vực có tầm quan trọng đặc biệt trong các chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ: “Đối với Hoa Kỳ, ngày nay không có khu vực nào quan trọng hơn Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Ngày mai, trong thế kỷ XXI, không có khu vực nào quan trọng nhƣ khu vực này”. [7, tr.174]
Với sự phát triển năng động và có hiệu quả của các nƣớc ASEAN, nhiều cơ chế hợp tác khu vực mới đã ra đời, thu hút sự quan tâm, sự tham gia của các
nƣớc lớn trong khu vực và trên thế giới nhƣ: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF)...
Tuy kinh tế các nƣớc ASEAN phát triển không đều nhƣng vai trò và vị thế của tổ chức này đang lên nhanh nhờ vị trí địa chính trị trung tâm, cầu nối, cân bằng với các nƣớc lớn của mình. Do đó ASEAN ngày càng đƣợc các nƣớc lớn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng xem nhƣ tổ chức trung gian, là cơ chế dẫn dắt (driving force) và là động lực thúc đẩy hợp tác an ninh, kinh tế (điều này đƣợc thể hiện đặc biệt rõ nét trong các cuộc họp của Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN ARF). Nếu tổ chức này đứng về một cực nào đó thì cán cân quyền lực có thể sẽ thay đổi.
Sau sự kiện ngày 11/9/2001, khu vực Đông Nam Á càng có tầm quan trọng hơn trong chính sách chính trị - an ninh của Washington thông qua cuộc chiến chống khủng bố. Chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush đã đặt mục tiêu chống khủng bố vào trọng tâm chiến lƣợc an ninh quốc gia và chính thức tuyên bố phát triển Đông Nam Á thành “mặt trận thứ hai của cuộc chiến chống khủng bố” [20, tr. 13]
Trên thực tế, Đông Nam Á là quê hƣơng của hơn 250 triệu ngƣời Hồi giáo và tại đây ngƣời ta đã phát hiện ra những mối liên hệ giữa khủng bố bản địa tại Indonesia, Phillipines với khủng bố quốc tế.
Bên cạnh đó, có thể thấy Mỹ đã mƣợn cớ chống khủng bố nhằm công khai và hợp pháp hoá việc triển khai lực lƣợng quân sự ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có việc đƣa quân trở lại khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là động thái cho thấy Hoa Kỳ đang ngày càng chú ý tới khu vực này. Việc đề nghị hợp tác với các nƣớc ASEAN vừa là hành động đối phó với nguy cơ khủng bố của Mỹ, đồng thời cũng là thời cơ để Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự, kiểm soát an ninh
đối với Đông Nam Á. Tháng 8/2002, Mỹ và ASEAN đã kí Tuyên bố chung hợp tác chống lực lƣợng khủng bố, đặt nền tảng cho Mỹ triển khai hoạt động quân sự ở khu vực Đông Nam Á. Mỹ đã đặt vấn đề với ba nƣớc Indonesia, Malaysia và Singapore về khả năng hải quân Mỹ thực hiện tuần tiễu ở eo biển Malacca. Hiện ở Phillipines có tới hàng nghìn binh lính và sĩ quan Mỹ vừa huấn luyện vừa trực tiếp tham gia chống lại các nhóm Hồi giáo quá khích.
Ngƣợc lại, các nƣớc Đông Nam Á tích cực tham gia vào mặt trận chống khủng bố do Mỹ phát động vì chính họ cũng chịu tác động không nhỏ của các hành động khủng bố. Sự kiện Đông Timor trở thành quốc gia độc lập (năm 2002) đã kích thích xu hƣớng li khai của ngƣời Hồi giáo ở Phillipines (Midanao), Indonesia (Aceh) hay 4 tỉnh miền Nam Thái Lan. Các tổ chức li khai tiến hành các hoạt động khủng bố bạo lực để buộc các Chính phủ phải xem xét nguyện vọng li khai.
Tuy vậy, có thể nói các thay đổi chính sách và sự coi trọng của Mỹ tới Đông Nam Á còn rõ ràng và đƣợc mở rộng hơn trên nhiều lĩnh vực khi Tổng thống Obama lên cầm quyền tại Nhà Trắng. Chính quyền Obama rất quan tâm đến việc khôi phục lại vị thế bị sút giảm của Mỹ trong suốt thời gian dài sau Chiến tranh Lạnh tại Đông Nam Á.
Không chỉ bằng các kế hoạch hợp tác an ninh chống khủng bố, nhiều tín hiệu mạnh mẽ đã đƣợc tung ra, thể hiện rõ hơn sự trở lại Đông Nam Á của Mỹ, bằng việc Mỹ kí kết Hiệp ƣớc Thân thiện và Hợp tác (TAC) với ASEAN (tháng 7/2009), Hội nghị thƣợng đỉnh Mỹ - ASEAN lần thứ nhất tại Singapore (tháng 11/2009), Hội nghị Hoa Kỳ và các nƣớc đồng bằng sông Mekong… Trong khi đó, với “Sáng kiến về hợp tác vùng hạ nguồn sông Mekong” tại hội nghị ở Thái
Lan, Mỹ đã hƣớng tới một mối liên kết trực tiếp 4 nƣớc Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan với Hoa Kỳ.
Trong thỏa thuận hợp tác đầu tiên của Hoa Kỳ dƣới thời Obama với Đông Nam Á là Hiệp ƣớc TAC tháng 7/2009, Ngoại trƣởng Hillary Clinton đã khẳng định: “Mỹ sẽ sát cánh tuyệt đối bên cạnh các đối tác ASEAN để đƣơng đầu với hàng loạt thách thức nhằm vào cả hai bên. Hoa Kỳ đã trở lại Châu Á”. [35]
Về mặt kinh tế, khu vực ASEAN có số dân 592 triệu ngƣời (2009), diện tích 4,46 triệu km2. Tổng giá trị GDP năm 2009 là 1,5 nghìn tỉ USD, lớn thứ 3 châu Á và thứ 9 thế giới nếu xét với tƣ cách một nền kinh tế thống nhất. [58]
Trong Hội nghị Bộ trƣởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 đƣợc tổ chức tại Hà Nội tháng 8/2010, các Bộ trƣởng ASEAN đã công bố những đánh giá lạc quan, rằng: ASEAN đang cho thấy đóng góp quan trọng trong vai trò góp phần dẫn dắt quá trình tăng trƣởng kinh tế tại châu Á sau khủng hoảng kinh tế 2008. [44]
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, ASEAN đã cho thấy khả năng phục hồi nhanh chóng với tăng trƣởng GDP thực tế là 1,5% vào năm 2009 (đạt GDP 868,276 tỷ USD) [44] và đƣợc dự đoán sẽ đạt trên 5% trong năm 2010. Tiềm năng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc (FDI) của ASEAN ngày càng tăng, thể hiện qua tỉ trọng của ASEAN trong tổng giá trị vốn FDI toàn cầu: tăng từ 2,8% năm 2008 lên 3,6% năm 2009, đạt 326,4 tỷ USD [44].
Rõ ràng, đây là một thị trƣờng đầy tiềm năng đối với giới kinh doanh nƣớc Mỹ. Tuy nhiên, hiện Hoa Kỳ vẫn chỉ đứng thứ ba trong số những nhà đầu tƣ hàng đầu vào ASEAN (chiếm 8,5% FDI vào ASEAN) xếp sau Liên minh châu Âu EU (18,3%) và Nhật Bản (13,4%) - số liệu năm 2009 - [44]. Cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ chắc chắn không thể xem nhẹ thị trƣờng đầy tiềm năng này. Với
vai trò của mình, họ sẽ tác động để Chính phủ Mỹ đẩy mạnh hơn nữa quan hệ thƣơng mại với ASEAN.
Với tất cả tầm quan trọng của ASEAN về địa lí, an ninh, chính trị và kinh tế trong các lợi ích của nƣớc Mỹ, sẽ không khiên cƣỡng khi cho rằng Hoa Kỳ hoàn toàn có thể dành sự quan tâm đặc biệt tới Việt Nam - với tƣ cách một thành viên quan trọng của ASEAN.
Trong thời gian 15 năm kể từ khi gia nhập, dù là thành viên mới, nhƣng tiếng nói và những đóng góp của Việt Nam ngày càng trở nên tích cực và quan trọng đối với sự phát triển của ASEAN cũng nhƣ trong những cơ chế mà ASEAN đóng vai trò đầu mối.
Tháng 12/1998, Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội. Các tài liệu và quyết định của hội nghị, đặc biệt là Tuyên bố Hà Nội và Chƣơng trình hành động Hà Nội chính là những văn kiện xác định phƣơng hƣớng và các biện pháp cụ thể cho hợp tác và phát triển của ASEAN trong những năm đầu của thiên niên kỉ, tạo đà cho ASEAN vƣợt qua khủng hoảng kinh tế trong thời điểm đó, góp phần khôi phục lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và tƣơng lai phát triển của ASEAN.
Việt Nam cũng đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch Ủy ban Thƣờng trực của ASEAN (ASC) và Chủ tịch Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), đăng cai tổ chức Hội nghị thƣợng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC) 2006, Hội nghị cấp cao Diễn đàn Á - Âu (ASEM) 2007...
Trong suốt quá trình ấy, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN với các nƣớc đối thoại bên ngoài khu vực nhƣ: ASEAN +3 với 3 nƣớc Đông Bắc Á, ASEAN + 1 giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand. Việt Nam
cũng là 1 trong 26 thành viên sáng lập ASEM, từng đảm nhiệm cƣơng vị điều phối viên châu Á trong 4 điều phối viên của ASEM, điều hành tốt các hoạt động của ASEM, chứng tỏ đƣợc vai trò qua những đóng góp cụ thể vào những vấn đề quan trọng của tiến trình hợp tác ASEM và đƣợc cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Đặc biệt, trong năm 2010, đúng thời điểm đƣợc coi là mang tính chất bản lề cho ASEAN chuyển sang giai đoạn mới, hƣớng tới mục tiêu hình thành cộng đồng ASEAN, Việt Nam đón nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội.
Nhận xét về Việt Nam trong vai trò quan trọng này, Tổng thƣ kí ASEAN, Surin Pitsuwan cho rằng: “Việt Nam có mạng lƣới bạn bè và những liên minh ủng hộ trên khắp thế giới. Việt Nam hiện cũng là quốc gia có uy tín và là một trọng điểm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, một điển hình của quốc gia phát triển nhanh và có những chính sách đổi mới hiệu quả. Vì vậy, ASEAN sẽ đƣợc hƣởng nhiều lợi ích khi Việt Nam đảm nhận trọng trách này”. [31]