Xu thế toàn cầu hoá và tăng cường hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ từ năm 1975 đến nay (Trang 105 - 106)

Chƣơng 2: 15 NĂM QUAN HỆ VIỆT NA M- HOA KỲ : 1995-2010

3.1.1. Xu thế toàn cầu hoá và tăng cường hợp tác

Sau chiến tranh Lạnh, các chủ thể quan hệ quốc tế cũng nhƣ hệ thống các quan hệ quốc tế có những thay đổi lớn. Toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ đồng nghĩa với sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia. Các nƣớc coi lợi ích quốc gia (không còn đặt nặng vấn đề thể chế, hệ tƣ tƣởng) là mục tiêu hàng đầu khi tham gia quan hệ quốc tế.

Trong các lợi ích quốc gia, lợi ích kinh tế đƣợc các nƣớc đặc biệt ƣu tiên. Để phát triển kinh tế trong hoàn cảnh toàn cầu hoá, các quốc gia tất yếu phải mở rộng hợp tác quốc tế, khai thác nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự phát triển của đất nƣớc. Thêm vào đó, muốn có đƣợc một thế giới hoà bình và phát triển, bên cạnh sự nỗ lực của từng quốc gia phải có sự hợp tác để cùng giải quyết những vấn đề mà từng quốc gia không thể giải quyết đƣợc nhƣ: ô nhiễm môi trƣờng, chiến tranh hạt nhân, chống khủng bố... Do đó, hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển trở thành một xu thế tất yếu của quan hệ quốc tế hiện nay.

Quan hệ Việt - Mỹ phát triển là điều hoàn toàn phù hợp với những xu thế tất yếu khách quan này. Nhu cầu hợp tác song phƣơng cũng nhƣ hợp tác trong các thể chế quốc tế trên nhiều lĩnh vực: chính trị, an ninh, kinh tế... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự gặp gỡ và những thoả thuận giữa hai chính phủ trên cơ sở phù hợp lợi ích của cả hai quốc gia cũng nhƣ góp phần có lợi cho an ninh, phát triển của khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ từ năm 1975 đến nay (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)