Tìm hiểu tốt hơn về đối tác Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ từ năm 1975 đến nay (Trang 118 - 147)

Chƣơng 2: 15 NĂM QUAN HỆ VIỆT NA M- HOA KỲ : 1995-2010

3.4. Một số điều rút ra sau 15 năm quan hệ Việt Mỹ

3.4.2. Tìm hiểu tốt hơn về đối tác Hoa Kỳ

“Biết ngƣời, biết ta, trăm trận trăm thắng”, thắng lợi chính là những lợi ích đem lại cho đất nƣớc ta, do đó để có thể khai thác hiệu quả mối quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam cần đi sâu nghiên cứu về đối tác quan trọng này. Cũng giống nhƣ việc Việt Nam cần cải thiện hình ảnh về mọi mặt của mình, những nghiên cứu của Việt Nam về đối tác Hoa Kỳ cũng cần đƣợc thực hiện và áp dụng vào chính sách trên mọi lĩnh vực.

Về mặt chính trị, Việt Nam cần tìm hiểu rõ những đặc điểm hoạt động của hệ thống chính trị Hoa Kỳ và đặc biệt là vai trò tác động của các nhóm, các tổ chức tại Mỹ tới các quyết sách của chính phủ. Vai trò quan trọng của các nhóm, tổ chức này đã đƣợc thực tế quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chứng minh (khối doanh nghiệp, tổ chức cựu chiến binh, cộng đồng Việt kiều tại Mỹ... đã tác động tích cực tới quyết định bình thƣờng hoá quan hệ Việt - Mỹ nhƣ nội dung Phần

1.2.21.2.4 Chƣơng 1 đã đề cập). Trong thực tế, một chính sách của Mỹ có thể đƣợc hình thành từ rất nhiều nguồn: Chính phủ, Quốc hội, thậm chí là các tổ chức nghiên cứu, các viện khoa học (think tank)...

Việc nắm vững những đặc điểm này và vận dụng một cách linh hoạt vào từng chính sách phù hợp, đặc biệt chú trọng tới các hoạt động vận động ngoại giao hành lang (lobbying) sẽ giúp nƣớc ta có cơ sở để tăng chiều hƣớng ủng hộ

việc phát triển quan hệ với Việt Nam đồng thời hạn chế chiều hƣớng bất lợi cho nƣớc ta trong chính giới Mỹ.

Về mặt kinh tế, điều quan trọng nhất cần tìm hiểu là các quy luật kinh tế của thị trƣờng rộng lớn Hoa Kỳ, môi trƣờng kinh doanh Mỹ, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng Mỹ... cụ thể nhƣ: tính bảo hộ cao đối với những mặt hàng thiếu sức cạnh tranh của Mỹ, tính phức tạp của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, sự khác nhau giữa pháp luật Liên bang và pháp luật từng bang...Nhà nƣớc Việt Nam cần tìm hiểu những thông tin này, trang bị chúng tới các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ, có nhƣ vậy, doanh nghiệp Việt Nam mới bớt bỡ ngỡ và đỡ bị thiệt thòi khi buôn bán trên mảnh đất của những ngƣời khổng lồ.

Ngoài ra cũng rất cần thiết phải có những hiểu biết đầy đủ về văn hoá Mỹ, lối sống Mỹ, các giá trị Mỹ... Những hiểu biết mang tính xã hội ấy sẽ giúp ngƣời dân Việt Nam gần gũi hơn với ngƣời dân Mỹ, với nền văn hoá đa dạng của Mỹ. Đồng thời, việc nắm rõ những đặc điểm, sự khác biệt văn hoá giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam vững vàng hơn trong đối thoại với Hoa Kỳ về các vấn đề còn vƣớng mắc, có khả năng bác bỏ những luận điệu của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề về văn hoá để cản phá quan hệ Việt - Mỹ, can thiệp và chống phá Việt Nam.

Những đề xuất trên đƣợc đƣa ra trên cơ sở nhận thức về những nguyên tắc cơ bản để xây dựng mọi mối quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, đó là: bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng và hiểu biết lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Khi hình ảnh của Việt Nam đƣợc cải thiện về mọi mặt, nƣớc ta sẽ có một mối quan hệ bình đẳng, với sự tôn trọng lớn hơn từ phía Mỹ. Khi hai bên có sự

tôn trọng lẫn nhau thì sự can thiệp vào công việc nội bộ của nhau - một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ quốc tế - sẽ đƣợc hạn chế. Khi Mỹ hiểu về Việt Nam hơn, và ngƣợc lại Việt Nam biết rõ hơn về Mỹ, hai nƣớc sẽ hiểu đối tác của mình muốn gì ở mình, và mình có thể đem lại những lợi ích gì cho đối tác mà vẫn đảm bảo lợi ích của quốc gia mình, đó là nền tảng của sự hợp tác cùng có lợi. Khi lợi ích luôn đƣợc duy trì, mối quan hệ chắc chắn sẽ phát triển ngày càng bền vững và tốt đẹp hơn, đƣa hai đất nƣớc, hai dân tộc và nhân dân hai nƣớc xích lại gần nhau.

KẾT LUẬN

Nhìn lại chặng đƣờng đã qua, có thể nói nhƣ lời đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam, Peter Peterson: “Cho đến nay mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã rất thành công. Nó đã vƣợt quá tất cả những gì chúng ta mong đợi”.

Và với việc đánh giá tất cả những thành tựu đã đạt đƣợc hay những tồn tại vẫn còn cần giải quyết trong quan hệ hai nƣớc nhƣ toàn bộ nội dung của bản khoá luận, chúng ta có thể có những hình dung cơ bản về quan hệ Việt - Mỹ trong tƣơng lai.

Mọi vấn đề đều tồn tại hai mặt, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ có những thuận lợi và những khó khăn. Tuy nhiên đó là những thuận lợi quan trọng, tạo nền móng và mang tính chất định hƣớng quan hệ Việt - Mỹ trong thời gian tới. Trong khi đó, những khó khăn không mang tính đối đầu, không ảnh hƣởng đến lợi ích chiến lƣợc, do đó không thể làm xấu đi quan hệ Việt - Mỹ.

Về mặt lý thuyết, mối quan hệ ấy vừa phù hợp xu thế của thời đại, vừa phù hợp lợi ích của thế giới và khu vực. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không chỉ có lợi cho hai dân tộc mà còn đóng góp tích cực vào hoà bình, ổn định và hợp tác trong khu vực. Hay nói cách khác, Hoa Kỳ và Việt Nam đều có chung lợi ích khi Châu Á - Thái Bình Dƣơng là khu vực ổn định, an toàn, thuận lợi cho các quốc gia phát triển kinh tế.

Và quan trọng nhất, quan hệ Việt - Mỹ phát triển là hoàn toàn phù hợp với lợi ích của cả hai quốc gia, hai dân tộc. Những điểm tƣơng đồng về lợi ích cũng nhƣ những lợi ích riêng mà mỗi nƣớc tìm thấy ở đối tác của mình là cơ sở thuận lợi, đồng thời là động lực cho những bƣớc đi tích cực tiếp theo từ hai phía. Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Michael Marine đã phát biểu: “Một điều rõ ràng là cả Việt Nam và Hoa Kỳ hiện không có sự khác biệt về chiến lƣợc. Trên thực tế, có

nhiều lĩnh vực Hoa Kỳ và Việt Nam cùng chung lợi ích hay lợi ích song trùng.” [14] Chính sự cùng chung lợi ích hay lợi ích song trùng ấy là những thuận lợi về mặt bản chất cho sự phát triển quan hệ hai nƣớc. Từ đó những nhân tố cụ thể đóng vai trò thúc đẩy hợp tác đã xuất hiện ngày càng nhiều trên cơ sở thiện chí của cả hai quốc gia.

Mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang phát triển với những bƣớc tiến ngày càng nhanh trên nhiều lĩnh vực. Chặng đƣờng 15 năm đã qua có rất nhiều thành tựu hợp tác đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để có đƣợc điều đó, cả hai quốc gia không những cần phát huy những điều kiện thuận lợi trong quan hệ hai nƣớc mà còn cần liên tục nỗ lực khắc phục, giải quyết những khó khăn, những yếu tố gây trở ngại. Bởi dù triển vọng hợp tác là rất hứa hẹn nhƣng những khó khăn vẫn đang và sẽ tiếp tục là yếu tố song hành hiện hữu.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã bỏ lại đằng sau 20 năm đau khổ vì chiến tranh để cùng bắt tay xây dựng một con đƣờng mới - con đƣờng của hoà bình, con đƣờng của sự hợp tác cùng phát triển. 15 năm qua không phải là một khoảng thời gian dài nhƣng có thể thấy hai bên đã cùng cố gắng rất nhiều khắc phục những khó khăn, trở ngại, bất đồng mới có đƣợc những kết quả lạc quan nhƣ hiện nay và đang có điều kiện thuận lợi để xây dựng nền móng cho một quan hệ hữu nghị bền vững.

Những gì hai nƣớc đã đạt đƣợc trong 15 năm qua cũng sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu để hai nƣớc tiếp tục cùng nhau xây dựng con đƣờng của hữu nghị trong tƣơng lai. Bài học quan trọng nhất đƣợc rút ra qua chặng đƣờng đầu tiên, đó là phải có một thiện chí hữu nghị, hợp tác thực sự, một tinh thần tôn trọng, vun đắp, đóng góp và xây dựng, một quan điểm thẳng thắn, sẵn sàng hƣớng tới sự hiểu biết lẫn nhau vì lợi ích của cả hai quốc gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

Sách, báo , tạp chí:

1. Báo Nhân Dân các số ngày 19/5/1993, 5/7/1995, 13/7/1995, 14/7/1995. 2. Báo Lao Động (6/7/2005), Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ - cầu nối quan trọng trong tiến trình phát triển quan hệ Việt - Mỹ.

3. Ban Tƣ tƣởng - văn hoá Trung ƣơng, vụ Tuyên truyền và hợp tác quốc tế (2004), Thế giới, khu vực và một số nước lớn bước vào năm 2004, NXB Chính trị Quốc gia, tr. 234-250

4. Lê Đình Tĩnh, Mỹ và an ninh Đông Nam Á hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 60.

5. Lê Linh Lan, Quá trình Bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ: kinh nghiệm và bài học, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 61.

6. Lê Văn Quang (2005), Quan hệ Việt - Mỹ thời kỳ sau chiến tranh Lạnh

(1990 - 2000), NXB Đại học Quốc gia tp. Hồ Chí Minh, tr. 61-97.

7. Nguyễn Duy Quý (2002), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, tr. 157-190.

8. Nguyễn Thiết Sơn (2005), Mười năm quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ,

Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 06-2005.

9. Nguyễn Thiết Sơn (2004), Việt Nam - Hoa Kỳ: Quan hệ thương mại và đầu tư, NXB Khoa học Xã hội, tr. 47 - 73.

10. Tổng cục thống kê (2004), Số liệu thống kê Việt Nam thế kỉ XX, NXB Thống kê, tập 2, tr. 25.

11.TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt (2008), Vấn đề chủ quyền tại biển Đông, ngày 7/8/2008, tr.5

12.TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt (28/9/2006), Định hướng chính sách của Mỹ trong hợp tác quân sự với Việt Nam, tr.4

13. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt (19/2/2002), Mỹ với vấn đề cảng Cam Ranh, tr.1

14. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt (16/5/2006), Việt Nam trong sơ đồ chiến lược của Mỹ, tr.1

15. Trần Nam Tiến, Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 1995 - 2005, Luận án Tiến sĩ

16. Trung tâm KHXH&NV Quốc gia, trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ (2002),

Nước Mỹ năm đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học xã hội, tr.249 - 263.

17. Trang thông tin TTXVN (2005), Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải và quan hệ Việt - Mỹ, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 06-2005, tr. 61-65.

18. Viện khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, (2004),

Nước Mỹ vấn đề, sự kiện và tác động, NXB Khoa học Xã hội, Một năm thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và những vấn đề, tr.59 - 109.

19. Vũ Thị Thu Giang, Một số vấn đề then chốt trong quá trình bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt, Chuyên đề Tiến sĩ.

20. Vũ Thị Thu Giang, Vị trí của Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh, Chuyên đề Tiến sĩ.

Các bài viết từ website:

21.Báo Nhân Dân, Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Con đường đi tới, http://viet.vietnamembassy.us/, 23/6/2005.

22.Nguyễn Thu Mỹ, Việt Nam với sự phát triển của ASEAN: 10 năm nhìn lại,

http://www.tapchicongsan.org.vn

23.Thời báo Kinh tế Việt Nam, Mỹ đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam qua nước thứ ba, http://www.vneconomy, 23/12/2002.

24.Trần Quang Cơ, Quan hệ Việt - Mỹ: 1977, thời cơ bỏ lỡ, http://www.vnexpress.net, 2/7/2004.

25.Vũ Khoan, Cục diện thế giới hiện nay và hoạt động đối ngoại của Việt Nam, http://www.mofa.gov.vn, 12/12/2004.

26. http://www.bbc.co.uk, Hợp tác quốc phòng Việt Nam và các nước,

15/12/2009.

27. http://www.chinhphu.vn, Việt kiều là máu thịt không thể tách rời của đất nước, dân tộc, 27/6/2008.

28. http://dantri.com.vn, Lượng kiều hối đổ về Việt Nam ngày càng nhiều,

18/8/2010.

29. http://dantri.com.vn, Mỹ công bố báo cáo khả năng quốc phòng, Trung Quốc phản ứng, 17/8/2010.

30. http://dantri.com.vn, Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi 15 năm cải thiện quan hệ với Việt Nam, 23/7/2010.

31. http://www.tgvn.com.vn, Việt Nam - Chủ tịch ASEAN 2010: Năng động, tự tin và sáng tạo, 23/12/2009.

32. http://thoibaoviet.com, Xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt hơn 4 tỉ USD,

33. http://www.tuanvietnam.net, Bang giao Việt - Mỹ thực ra là quan hệ đối tác chiến lược, 06/07/2010.

34. http://www.tuanvietnam.net, Cựu Ngoại trưởng Việt Nam bàn về bang giao với Mỹ, 8/7/2010.

35. http://www.tuanvietnam.net, Hillary Clinton đến VN: Cơ hội có bị bỏ lỡ lần nữa?, 21/7/2010.

36. http://vneconomy.vn, Chủ tịch nước thăm Mỹ: Nhiều thỏa thuận thương mại được kí kết, 20/6/2007.

37. http://vietbao.vn, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Mỹ: Chuyến thăm lịch sử, 19/6/2007.

38. http://vietbao.vn/Xa-hoi, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết trả lời phỏng vấn CNN, 26/6/2007.

39. http://vietbao.vn, Trung Quốc công bố sách trắng quốc phòng, 30/12/2006. 40. http://vietnamnet.vn, Hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ không phương hại lợi

ích nước nào, 17/12/2009.

41. http://vietnamnet.vn, Tầm vóc Việt Nam qua chuyến thăm Mỹ, 4/7/2005. 42. http://vietnamnet.vn, Tổng thống Mỹ đã kí ban hành PNTR với Việt Nam,

21/12/2006.

43. http://vietnamnet.vn, Việt - Mỹ công khai hợp tác quốc phòng, 17/12/2009. 44. http://www.vietnamplus.vn, 2 hội nghị kinh tế ASEAN được tổ chức tại Đà

Nẵng, 25/8/2010.

45. http://www.vietnamplus.vn, Hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ phát triển tích cực, 17/12/2009.

46. http://viet.vietnamembassy.us, Tổng thống Mỹ George W. Bush thăm chính thức Việt Nam, 21/11/2006.

47. http://www.vnexpress.net, Chuyến thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Phan Văn Khải: “Một bước đi lịch sử, 29/6/2005.

48. http://www.vnexpress.net, Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Tôi chỉ thấy những tiến triển tích cực, 18/6/2005.

49. http://www.vnexpress.net, Dư luận Hoa Kỳ và các nước đặc biệt quan tâm chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải, 20/6/2005

50. http://www.vnexpress.net, Dư luận về chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải, 23/6/2005.

51. http://www.vnexpress.net, Ngoại trưởng Mỹ, Rice: “Việt Nam năng động”, 18/11/2006.

52. http://www.vnexpress.net, Quan hệ Việt - Mỹ: Tiềm năng phát triển, 22/6/2005.

53. http://vnexpress.net, Tàu khu trục Mỹ cập cảng Đà Nẵng, 10/8/2010.

54. http://www.vnexpress.net, Thủ tướng Phan Văn Khải: VN sẽ là điểm đến của doanh nghiệp Mỹ, 22/6/2005.

55. http://vtv.vn, 15 năm quan hệ thương mại Việt - Mỹ, 12/7/2010. 56. http://vtv.vn, Kỉ niệm 15 năm quan hệ Việt - Mỹ, 15/7/2010.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

Sách, báo tiếng Anh:

58. ASEAN Economic Community Chartbook 2009

59. CRS Issue Brief IB98033 (Nov 28, 2003), The Vietnam - U.S. normalization process.

60. CRS Report for congress (Feb 11, 2005), U.S. Assistance to Vietnam.

61.Joshua Kurlantzick (June 27, 2005), How China is Changing Global Diplomacy: Cultural Revolution, pg.16.

62. National Defense University, National War College (1994), Normalization of U.S. - Vietnam relations regional security policy paper.

63. National Defense University, National War College (1994), U.S. - Vietnam normalization, Too much too soon or Too little too late.

64. Oliver Babson (Jan 16,2002), Diplomacy of Isolation US Unilateral Saction Policy and 1975-1995.

65. Report to Congressional Committees (April 1995), GAO, U.S.Vietnam relations Issues and Implications.

Website tiếng Anh:

66. http://www.aiipowmia.com/vnchron.html 67. http://www.cia.com/vietnam/

68. http://www.cia.com/us/

69. http://www.foreignpolicy-infocus.org/ Vol.5, No. 26. Aug 2000 70. http://www.state.gov/g/drl/rls/hrrpt

71. http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn

72. http://www.usembassy.it/pdf/ej/ijpe0397.pdf

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ từ năm 1975 đến nay (Trang 118 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)