2 Đổi mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hàn quốc từ 1992 đến nay luận văn ths quốc tế học 60 31 40 (Trang 41 - 43)

- Cải cỏch tài chớn h: Một nền kinh tế thị trường hiện đại không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu các tổ chức tài chính năng động và được giám

1.2.2. 2 Đổi mới ở Việt Nam

Việt Nam có vị trí địa - chính trị rất quan trọng ở CATBD và ĐNA, do đó thường xuyên thu hút sự quan tâm của các nước lớn. Sau hơn hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.

Trong công cuộc đổi mới, Việt Nam đã từng bước chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh, hình thành ngày càng đồng bộ các yếu tố thị trường. Việt Nam xác định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN ) và coi đây là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhờ có sự nỗ lực vượt bậc với những đổi mới mang tính đột phá, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng gay gắt nhất, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, phá được thế bị bao vây cấm vận của các thế lực đế

quốc thù địch, mở rộng quan hệ quốc tế và nâng cao vị thế ở khu vực cũng như trên thế giới.

Bước sang thế kỷ mới, công cuộc đổi mới của Việt Nam ngày càng đi vào chiều sâu, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Kinh tế Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, năm sau cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm (2001 - 2005) là 7,5% và phát triển tương đối toàn diện. Văn hóa và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt; việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, nhất là trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy… Đặc biệt, trên lĩnh vực chính trị - đối ngoại, thực hiện đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam đã ngày càng hội nhập một cách hiệu quả vào đời sống khu vực và quốc tế, góp phần vào việc củng cố xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ở ĐNA và CATBD. Đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tất cả các tổ chức quốc tế, các tổ chức và định chế kinh tế, tài chính, thương mại chủ chôt trên thế giới (WB, IMF, WTO), “có quan hệ ngoại giao với 170 nước, quan hệ thương mại với 220 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được hơn 8 nghìn dự án đầu tư trực tiếp (FDI) từ 76 nước và lãnh thổ với tổng số vốn hơn 70 tỷ USD…”[23, tr 73]

Với đặc điểm địa lý - chiến lược và truyền thống lịch sử, chính trị, văn hóa, cùng với những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam tự tin khẳng định vị thế cũng như vai trò quan trọng của mình ở khu vực ĐNA nói riêng và thế giới nói chung. Những thành công của Việt Nam trong đổi mới ngày càng thu hút mối quan tâm của Hàn Quốc; đồng thời, sự phát triển của Hàn Quốc trong cải cách được Việt Nam quan tâm, đánh giá cao. Vì thế, cả Việt Nam và Hàn

Quốc đều coi trọng tăng cường quan hệ mọi mặt với nhau, tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để đưa quan hệ đối tác toàn diện Việt - Hàn phát triển lên một tầm cao mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hàn quốc từ 1992 đến nay luận văn ths quốc tế học 60 31 40 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)