Một số hướng ưu tiên trong hợp tác Việt Hàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hàn quốc từ 1992 đến nay luận văn ths quốc tế học 60 31 40 (Trang 101 - 104)

- Cải cỏch tài chớn h: Một nền kinh tế thị trường hiện đại không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu các tổ chức tài chính năng động và được giám

3.1.1. Một số hướng ưu tiên trong hợp tác Việt Hàn

Có thể thấy, quan hệ đối tác toàn diện Việt - Hàn những năm qua đã đạt được nhiều kết quả khá to lớn, thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hợp tác Việt - Hàn cũng bộc lộ một số hạn chế trên một số mặt, chưa tương xứng với tầm vóc cần có của mối quan hệ đối tác toàn diện. Tiềm năng hợp tác của cả hai bên chưa được phát huy, sử dụng có hiệu quả. Bởi vậy, để tăng cường mối quan hệ đối tác toàn diện trong những năm tiếp theo, hai bên cần chú trọng tìm ra phương hướng cụ thể, đề xuất các lĩnh vực ưu tiên để tiếp tục sự hợp tác ngày một hiệu quả hơn.

Đề xuất các phương hướng và lĩnh vực ưu tiên trong quan hệ hợp tác song phương được xuất phát từ hai cơ sở sau:

Thứ nhất, phương hướng và lĩnh vực ưu tiên là những lĩnh vực có khả năng đáp ứng những đòi hỏi bức xúc trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững độc lập chủ quyền của cả hai bên đối tác. Trong trường hợp này, đối tác có nhu cầu ưu tiên là Việt Nam. Đương nhiên, việc đáp ứng những yêu cầu đó không phải chỉ từ lợi ích của Việt Nam, mà còn phải tính đến lợi ích của Hàn Quốc.

Thứ hai, lĩnh vực ưu tiên là lĩnh vực chẳng những cần thiết trước mắt, mà còn có tác dụng lâu dài, đảm bảo tính triển vọng của hợp tác và phát triển. Đó không chỉ là lĩnh vực cần, mà còn phải tìm thấy khả năng thực tế có thể

thoả mãn được. Trong trường hợp này, đối tác có thể đáp ứng là Hàn Quốc. Việc đề xuất nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu đó đều đem lại lợi ích cho cả hai bên. Nó thể hiện một nguyên lý cơ bản của hợp tác là bình đẳng và cùng có lợi.

Theo đó, từ thực tiễn của Việt Nam, từ kinh nghiệm hợp tác song phư- ơng Việt - Hàn trước đây, đặc biệt là hiện nay, có thể hình dung các hướng - ưu tiên hợp tác trong các lĩnh vực sau:

Về mặt chính trị: Hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế, bao gồm cả cuộc chiến chống khủng bố cần tiếp tục là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việc đối thoại thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo Hàn - Việt, công việc của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế và KHKT Việt - Hàn, những cuộc giao tiếp đa dạng giữa Quốc hội và các bộ ngành, sự phối hợp hành động ở cấp liên khu vực cần phải hướng tới việc mở rộng và đa dạng hóa hợp tác song phương trong các lĩnh vực khác nhau. Quan điểm chung và cơ bản cho sự phát triển quan hệ đối tác chiến lược song phương Việt Nam - Hàn Quốc luôn gắn với sự phát triển mối quan hệ đa phương trong các tổ chức khu vực và quốc tế mà hai bên cùng tham gia. Để có thể thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ hơn quan hệ đối tác toàn diện trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng to lớn trong các lĩnh vực hợp tác khác nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, Việt Nam và Hàn Quốc cần thiết phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ trên trường quốc tế, tăng cường cơ chế tiếp xúc chính trị, thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận đã đạt được, đồng thời đẩy mạnh hợp tác trên các diễn đàn khu vực CATBD, Đông Á và ASEAN trên cơ sở hợp tác ổn định, lâu dài, bình đẳng cùng có lợi. Dựa vào sự gần gũi về quan điểm trong các vấn đề quốc tế chủ yếu, hai nước cần tiếp tục phối hợp hành động có hiệu quả hơn trong khuôn khổ các diễn đàn và các tổ chức khác nhau, đoàn kết ủng hộ việc củng cố UN và việc hình thành cấu trúc thế giới đa cực.

Về mặt kinh tế: Trước mắt Việt Nam và Hàn Quốc đều phải nỗ lực trong việc tích cực đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương. Những tiến triển trong quan hệ kinh tế Việt - Hàn chỉ diễn ra khi các thể chế nhà nước và giới

kinh doanh hai nước cùng phối hợp hành động, trong đó, vẫn cần đến những sáng kiến được đưa ra ở cấp cao như trước đây, và dựa vào đó, các quan hệ cùng có lợi sẽ phát triển. Trong thời gian tới các lĩnh vực công nghiệp điện tử dân dụng, bưu chính viễn thông, sản xuất thép, ô tô, xi măng và thăm dò dầu khí, đóng tầu, công nghiệp xây dựng và cơ chế tạo khí ..., trao đổi KHCN, sử dụng NLNT vào mục đích hoà bình, đào tạo cán bộ vẫn là những hướng hợp tác chính giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Trong thời gian sắp tới, để thu hút các dự án đầu tư mới, chính phủ hai nước cần phối hợp triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tăng cường hiểu biết về môi trường kinh doanh của mỗi nước, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án của Hàn Quốc đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam để quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam tới các nhà đầu tư Hàn Quốc tiềm năng.

Về hợp tác khoa học - kỹ thuật: Đây là thế mạnh của Hàn Quốc mà Việt Nam có thể và cần phải nỗ lực thúc đẩy, tìm kiếm biện pháp hợp tác một cách hiệu quả phục vụ cho mục tiêu đẩy mạnh CNH, HĐH .

Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, chúng ta phải thực hiện phương châm "đi trước đón đầu". Đương nhiên, Mỹ và phương Tây là các nước có công nghệ nguồn, chúng ta cần quan tâm, chú ý, nhưng Hàn Quốc cũng là một nước có tiềm lực KHCN vì vậy cần phải đẩy mạnh sự hợp tác KHCN giữa hai nước

Hiện nay sự quản lý của nhà nước ta trong lĩnh vực chuyển giao, mua bán công nghệ chưa chặt chẽ nên giá cả mua bán chuyển giao tuỳ thuộc sự thoả thuận giữa hai bên, nếu ta biết khai thác các quan hệ tình cảm, sẽ mua đ- ược công nghệ tốt, giá rẻ.

Về hợp tác trao đổi văn hóa: Những năm qua, lĩnh vực này đã có tiến triển nhưng cũng gặp khó khăn về tài chính, cần thường xuyên trao đổi các đoàn nghệ thuật theo con đường nhà nước. Đây là một trong những nội dung

trọng tâm cần thúc đẩy để tăng thêm độ công khai hoá và giới thiệu về Hàn Quốc cũng như Việt Nam ở mỗi bên.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Hiện nay, Hàn Quốc có: „„419 cơ sở giảng dạy đại học với 66. 862 giảng viên‟‟ [12, tr116] và „„Ủy ban khoa học & công nghệ Quốc gia có 3 bộ phận nghiên cứu và 19 tổ chức nghiên cứu thuộc chính phủ hoạt động trong lĩnh vực KHCN mà Ủy ban quản lý‟‟ [12,tr 81]. Với một đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học kiến thức uyên bác, giầu kinh nghiệm. Đây sẽ là cơ sở rất tốt cho việc hợp tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Với nhiều lý do, việc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo với Hàn Quốc cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn theo hướng ngoài sự hợp tác ở cấp nhà nước, nên tích cực, đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai hình thức hợp tác song phương giữa các trường đại học, các cơ quan khoa học của hai nước để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, trao đổi chuyên gia, giáo trình, đồ dùng và thiết bị dạy học v.v...

Tất cả những phân tích ở trên chưa phải là danh sách đầy đủ các lĩnh vực và phương hướng ưu tiên hợp tác Hàn - Việt, nhưng chừng đó cũng đủ để có thể khẳng định rằng, hợp tác song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc là rất có triển vọng. Vấn đề là ở chỗ hai bên cần phải đưa ra được các biện pháp cụ thể để biến những tiềm năng hợp tác giữa hai nước thành hiện thực, tương xứng với quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam - Hàn Quốc, góp phần vào công cuộc phát triển ở mỗi nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hàn quốc từ 1992 đến nay luận văn ths quốc tế học 60 31 40 (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)