Trong lĩnh vực FDI, đi liền lành mạnh hoá, cải thiện môi trường đầu tư, cần mạnh dạn mở rộng khoản mục, lĩnh vực đầu tư và phải có chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hàn quốc từ 1992 đến nay luận văn ths quốc tế học 60 31 40 (Trang 122 - 127)

tư, cần mạnh dạn mở rộng khoản mục, lĩnh vực đầu tư và phải có chính sách ưu đói về thuế, giỏ thuờ đất…để thu hút luồng vốn FDI với công nghệ cao của Hàn Quốc. Nêu không có giải pháp mạnh khó có thể thu hút được nguồn FDI vỡ hiện nay cỏc quốc gia khu vực cũng đó cú nhiều cải cỏch tăng sức hấp dẫn với FDI. tranh thủ các ngành thế mạnh của Hàn Quốc, ví dụ như xây dựng cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực năng lượng. khai thác dầu khí, khoáng sản, công nghệ phục vụ xuất khẩu, nuôi trồng. chế biến nông lâm hải sản... Các quan hệ kinh tế phải gắn với quan hệ chính trị, bảo đảm lợi ích cả trước mắt và lâu dài, ở tầm thế giới, khu vực cũng như song phương. Ngoài ra các nhà đầu tư ưa thích hỡnh thức 100% vốn nước ngoài với quyền hạn và tính chủ động cao hơn vỡ vậy cần cú quy định phù hợp về chuyển đổi hỡnh thức đầu tư trong quá trỡnh sửa đổi luật FDI.

- Trong lĩnh vực ODA vẫn chỳ trọng nâng cao hiệu quả nguồn vốn, thúc đẩy nhịp độ giải ngân. Trên cơ sở đó, mạnh dạn vay vốn đầu tư vào các dự án cải thiện cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Qua ODA chúng ta có điều kiện tạo lập cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư và thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu.

- Việt Nam cần phát huy thế mạnh của mình, có các biện pháp cụ thể đề

phối hợp, với Hàn Quốc tăng cường quan hệ mọi mặt với các nước ASEAN. Đồng thời, phối hợp với các nước ASEAN thâm nhập vào thị trường hàng tiêu dùng của Hàn Quốc.

- Nâng cao kỹ năng xuất khẩu và văn hóa kinh doanh, thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp. Xuất khẩu sẽ không thể tăng trưởng bền vững nếu không thường xuyên trau dồi kỹ năng xuất khẩu và văn hóa kinh doanh. Kỹ năng xuất khẩu tiên tiến bao gồm những vấn đề như sàn giao dịch, thương mại điện tử... trong khi văn hóa xuất khẩu chứa đựng những nội dung như liên kết dọc, liên kết ngang, liên kết ngược, coi trọng người tiêu dùng và chữ tín trong kinh doanh...

Đẩy mạnh việc hình thành các mối liên kết tiêu thụ - sản xuất (liên kết ngược). Cần có quy định hợp lý trên cơ sở kết hợp vận động, nâng cao nhận thức cho các đối tác trong việc thực hiện các hợp đồng ký kết về đặt hàng và cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu. Với một cơ chế thích hợp thông qua chính sách giá, thuế, tín dụng xuất khẩu, cước phí vận tải, cơ chế thanh toán, tư cách pháp lý cho số người Việt Nam đang kinh doanh trên thị trường Hàn Quốc, sẽ từng bước phục hồi và tiếp tục phát triển khả năng tiêu thụ hàng Việt Nam trên thị trường này.

- Ký kết các thỏa thuận về thủ tục kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Cần có sự thống nhất giữa hai quốc gia về các thủ tục kiểm tra thú y, đồng thời thỏa thuận công nhận lẫn nhau về các giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường hai nước; hoặc thừa nhận giấy chứng nhận chất lượng của một số hàng hóa giám định.

- Ký kết các thỏa thuận về thanh toán. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cần thỏa thuận với các ngân hàng thương mại Hàn Quốc thực hiện chiết khấu chứng từ xuất khẩu thông qua các công ty tài chính hoặc ngân hàng nước thứ ba. Trong trường hợp cần thiết cho phép họ cấp hạn mức tín dụng cho ngân hàng thương mại Hàn Quốc, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Hàn Quốc được tài trợ, bảo lãnh khi nhập hàng của Việt Nam. Ngoài ra, cần đàm phán tiếp tục với ngân hàng của Hàn Quốc về hình thức thanh toán hàng đổi hàng... để giúp các doanh nghiệp Việt Nam

có độ an toàn trên thị trường Hàn Quốc, mở rộng quan hệ bạn hàng, tăng kim ngạch trao đổi hàng hóa lẫn nhau.

- Đàm phán để Hàn Quốc tạo điều kiện cho Việt Nam trong việc phát triển hạ tầng cho thương mại, nhất là mặt bằng để thành lập các trung tâm thương mại, trung tâm giới thiệu sản phẩm hay các cơ sở liên doanh chế biến hàng nông sản của Việt Nam trên lãnh thổ của Hàn Quốc .

- Hoàn thiện quản lý các chiến lược cấp quốc gia về phát triển các ngành hàng xuất khẩu và phát huy lợi thế so sánh. Tổ chức thực hiện và kiểm soát các chiến lược cho từng ngành hàng xuất khẩu. Xác định lợi thế của từng loại hay từng nhóm hàng hóa của Việt Nam ở thị trường Hàn Quốc. Bên cạnh đó, xác định lại một số mặt hàng trọng điểm trong cơ cấu xuất nhập khẩu với Hàn Quốc để tập trung vốn đầu tư cho có hiệu quả. Nên chọn ra một số mặt hàng tiềm năng để tập trung khuyến khích đầu tư.

- Ngoài ra công tác nghiên cứu thị trường cần được tiến hành một cách bài bản và có hệ thống, bên cạnh hoạt động cung cấp thông tin về thị trường, tổ chúc hội chợ, triển lóm hay giới thiệu sản phẩm. Nghiờn cứu thị trường thường được tiến hành dưới hai khía cạnh - nghiên cứu chung và nghiên cứu về một thị trường hàng hoá cụ thể. Nghiên cứu về phương hướng phát triển chung của nền kinh tế Hàn Quốc, giới thiệu về tập quán kinh doanh, hệ thống phân phối, những thay đổi chính sách, thói quen tiêu dùng, đặc trưng văn hoá của thị trường này. Công việc này do các tổ chức thuộc các bộ có liên quan tiến hành và cần có sự trao đổi các kế hoạch nghiên cứu, cũng như thông tin về các kết quả đạt được với nhau. Trong hoạt động này cần có sự tham gia tích cực của Thương vụ và đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc .

- Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu. Nhà nước nên có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu bao gồm: nghiên cứu, dự báo thị trường, phân tích thông tin tư vấn cho doanh nghiệp; dịch vụ giao nhận và thông quan; dịch vụ phân tích tài chính (cả phân tích rủi ro về tỷ giá...); dịch vụ pháp lý... Việt Nam cần có các chính

sách phù hợp, kể cả mở cửa thị trường cho các công ty cung ứng dịch vụ nước ngoài, để nhanh chóng phát triển các loại hình dịch vụ này.

- Có các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc theo các chiến lược sản phẩm cho từng loại hàng hóa xuất khẩu. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ giao hàng, đúng mẫu và đúng chất lượng đã thỏa thuận. Phấn đấu hạ giá thành sản xuất, giảm bớt chi phí trung gian, xử lý tham số vận tải trong giá để tạo thêm sức cạnh tranh cho hàng của Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc. Từ những nghiên cứu về thị tr- ường Hàn Quốc, cần sớm quy hoạch những vùng sản xuất và chế biến tập trung (nhất là những hàng hóa nông sản thực phẩm) theo yêu cầu chất lượng của thị trường để hạ giá thành sản phẩm. Phương tiện vận chuyển phổ biến nhất hiện nay là container nhưng chi phí vẫn còn cao, lại không chuyên chở đ- ược những lô hàng lớn, nên cần nghiên cứu để khai thác các loại phương tiện khác như: khai thông đường sắt liên vận quốc tế để phục vụ chuyên chở hàng hóa; thành lập. Tạo các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện phương thức bán hàng ký gửi, lập kho ngoại quan, mở các chuỗi cửa hàng bán lẻ hàng hóa Việt Nam tại các thành phố lớn ở Hàn Quốc, trước mắt tập trung thực hiện ở một số trung tâm kinh tế và các thành phố lớn.

- Ngoài ra để thoát khỏi tỡnh trạng nhập siờu như hiện nay thỡ chớnh phủ Việt Nam cần đưa ra chính sách tích cực, khuyến khích Hàn Quốc tham gia vào quá trỡnh sản xuất hàng xuất khẩu tới thị trường Hàn Quốc. Sự tham gia của họ không chỉ bảo đảm cho sự hiện diện của hàng hoá Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc mà cũn giỳp Việt Nam khai thỏc hiệu quả những tiềm năng sẵn có của mỡnh.

- Cần có một cơ chế quản lý thông thoáng hơn để doanh nghiệp chủ động trong các giao dịch tìm kiếm bạn hàng mới. Phải chăng nên có các chính sách đặc thù cho các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trên thị trường Hàn Quốc . Khi đã giao vốn và thuế vốn, nên bỏ thuế lợi tức mà áp dụng tỷ lệ tăng

trưởng vốn. Việc kiểm tra các doanh nghiệp nên xem xét trên phương diện bảo toàn và tăng trưởng vốn, cũng như khả năng hoạt động có hiệu quả, chứ không tiến hành thường xuyên các biện pháp thanh tra, kiểm tra tài chính như hiện nay. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hợp tác theo vùng lãnh thổ và địa phương để khai thác thêm tiềm năng và thế mạnh của cả hai bên trong hợp tác sản xuất, đầu tư và trao đổi hàng hóa..

* Về hợp tác xuất khẩu lao động: lệ lao động ở Việt Nam bỏ hợp đồng trốn

ra ngoài làm việc ở Hàn Quốc rất cao vỡ mức lương bên ngoài cao hơn nếu làm theo hợp đồng. Xuất khẩu lao động không chỉ để nâng cao mức sống mà cũn để họ học tập kĩ năng và kinh nghiệm ở các doanh nghiệp ở Hàn Quốc, sau này khi quay trở về nước sẽ được bảo đảm chỗ làm việc tốt, có thể phát huy kĩ thuật và kinh nghiệm tích luỹ được ở nước ngoài. Ngoài ra không chỉ chú trọng vào xuất khẩu lao động giản đơn mà cũn tăng cường lao động có trỡnh độ cao kèm theo ràng buộc họ phải quay trở về nước đóng góp sau quá trỡnh đào tạo.

*Về hợp tác du lịch: Việt Nam đang quảng bá hỡnh ảnh đất nước mỡnh

như là một „'sức hấp dẫn tiềm ẩn‟' (hidden charm) đối với bạn bè trên thế giới. Lợi thế so sánh của Việt Nam là tỡnh hỡnh chớnh trị ổn định trong khi ở một số nước khác, khủng bố và bạo lực đang liên tiếp diễn ra. Việc khám phá, bảo tồn và đề cử di tích lịch sử, những danh thắng để được công nhận là di sản văn hoá bởi UNESCO sẽ thu hút nhiều khách du lịch của Hàn Quốc. Và lợi thế này phải được truyền bá tích cực với nhiều hỡnh thức, cũng cú thể qua phim ảnh. Hợp tỏc với Hàn Quốc trong việc cựng đóng cùng sản xuất những bộ phim có con người, cảnh đẹp, văn hoá, lịch sử của cả Việt Nam và Hàn Quốc để tiếp thị dần dần hỡnh ảnh của Việt Nam trong mắt người Hàn Quốc và tăng thêm tính liên kết giữa hai nước. Ngoài ra, cả hai quốc gia sử dụng chớnh sỏch quảng bỏ hỡnh ảnh của nước bạn trên đất nước mỡnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hàn quốc từ 1992 đến nay luận văn ths quốc tế học 60 31 40 (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)