CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.4. Thách thức đối với mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan
Lý thuyết chủ nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế chủ yếu hướng đến những lợi ích chung co các quốc gia với nhau. Sự ổn định và lợi ích về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng...Mục tiêu cuối cùng mà lý thuyết này muốn hướng tới đó là một nền hòa bình dân chủ, thúc đẩy hợp tác, bảo đảm an ninh và duy trì nền hòa bình chung giữa các quốc gia với nhau. Để có thể đạt được điều này, nó đòi hỏi nhiều sự gắn kết giữa môi trường trong nước và môi trường quốc tế, chính sách đối nội và đối ngoại, chính trị và kinh tế...
Trong sự vận động chung của thế giới, có rất nhiều vấn đề đang đặt ra và sẽ mang đến những thách thức không nhỏ cho mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan.
Đầu tiên, là thách thức trong việc đảm bảo an ninh chung. Trong giai đoạn này, tình hình an ninh trong khu vực và thế giới đang trở nên rất khó lường. Vấn đề nóng nhất có lẽ là việc bùng phát của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, mà trong đó nổi lên như một đại diện cho sự tàn bạo của chúng là nhóm Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS. Các nước Đông Nam Á phải đối mặt với nguy cơ khủng bố từ nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS), khi người dân theo đạo Hồi trong khu vực bị phiến quân tuyên truyền, chiêu mộ và huấn luyện.IS đang thu hút tín đồ từ các cộng đồng Hồi giáo
tại khu vực Đông Nam Á. Ở nhiều nơi trên khắp Indonesia, những nhóm nhỏ người Hồi giáo tham gia chính trị đã "công khai cam kết lòng trung thành" với IS.Sự thâm nhập của IS vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương không phải là điều bất ngờ, tuy nhiên, xu hướng này chưa được quan tâm đúng mức, và có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với khu vực. Số liệu thống kê của khu vực mang đến nỗi lo sợ về sự trỗi dậy của các chiến binh Hồi giáo. Gần 62% dân số Hồi giáo trên thế giới sống tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Indonesia là quốc gia có số người theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, với 209 triệu người, tương đương 87,2% dân số [108]. Philippines cũng phải đối mặt với mối đe dọa giống như Indonesia. Khi Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp của Mỹ tại Philippines rút khỏi nước này, Manila có thể gặp nguy hiểm trước nạn khủng bố. Nếu các thành viên của Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF), một nhánh của Al-Qaeda đóng tại Philippine, đến Syria hay Iraq để chiến đấu và trở về nước, MILF có thể sẽ trỗi dậy. Điểm nóng khác trong khu vực là Malaysia. Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ 19 chiến binh được IS truyền cảm hứng, lên kế hoạch tấn công các quán rượu, vũ trường và nhà máy bia trong và xung quanh Kuala Lumpur. Còn đối với Việt Nam và Thái Lan tuy chưa chịu nhiều ảnh hưởng từ những hoạt động khủng bổ thế giới, nhưng việc hợp tác trong lĩnh vực chia sẻ thông tin tình báo, hỗ trợ phát triển quốc phòng, an ninh để đảm bảo được an ninh của hai nước và cả khu vực một cách chủ động cũng là một thách thức không nhỏ.
Vẫn liên quan đến vấn đề này, tình hình Biển Đông đã và đang chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, bên cạnh đó là các vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, khủng hoảng ở Ukraina,...cùng với đó là sự xoay trục của các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nga và Trung Quốc cũng có tác động lên các chính sách quốc phòng, an ninh của cả Việt Nam và Thái Lan; đặc biệt là khi Thái Lan luôn thay đổi chính sách đồng minh mềm mại của mình theo hướng lợi ích trước mắt, và điều này rất khó đảm bảo sự ổn định trong tình trạng chính trị như hiện nay.
Thứ hai, thách thức đối với lợi ích kinh tế chính trị của hai nước khi chúng có điểm khác biệt. Được thể hiện qua việc lựa chọn quan hệ đối tác với các nước khác; Quan hệ đối tác Việt – Mỹ cho thấy sự cam kết tiếp tục đối với hợp tác hiện hữu về thương mại, giáo dục và phát triển. Đối với Việt Nam, nâng cấp quan hệ
Việt – Mỹ còn chứa đựng lợi ích được tham gia vào Hiệp định Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong khi giúp tăng cường hơn nữa quan hệ với Mỹ, mối quan hệ đối tác toàn diện cũng sẽ góp phần tích cực vào chiến lược “phòng bị nước đôi” (hedging) của Việt Nam đối với Trung Quốc. Về phía Washington, Việt Nam là một đối tác có các tài sản chiến lược giá trị trong khu vực Đông Nam Á, và sẽ là một thành phần quan trọng trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ. Bốn nguyên tắc “láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt”, vốn từng được tuyên bố là nền tảng của quan hệ Việt -Trung, đang bị làm cho suy yếu do tranh chấp Biển Đông chưa có giải pháp. Nhiều nỗ lực để giải quyết căng thẳng với Trung Quốc – bao gồm cả đối thoại giữa hai đảng cộng sản, đối thoại giữa các bộ trưởng quốc phòng, một đường dây nóng về các vấn đề trên biển – đã không hiệu quả. Trung Quốc là một trong hai đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, cùng với Nga. Điều này đã mang lại cho Việt Nam một cảm giác sai về an ninh từ mối quan hệ tích cực với Trung Quốc, cũng như những ảo tưởng về sự hỗ trợ của Nga. Moscow đã không đứng cạnh Việt Nam trong cuộc khủng hoảng Hải Dương 981. Thay vào đó họ đã ký kết một thỏa thuận khí đốt 30 năm với Bắc Kinh trị giá 400 tỷ USD. Nhiều người sẽ thấy sự kiện này như một sự thất bại của hệ thống quan hệ đối tác của Việt Nam. Các lợi ích quốc gia về kinh tế và chính trị là những lý do chính trả lời cho câu hỏi tại sao các nước khác không muốn gây rủi ro cho mối quan hệ của họ với Trung Quốc chỉ để ủng hộ Việt Nam. Chỉ những quốc gia đang cố gắng để đối trọng lại Trung Quốc hoặc có quan hệ tương đối nghèo nàn với Trung Quốc mới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam – cụ thể là Mỹ, Nhật Bản và Philippines.
Theo Thitinan Pongsudhirak, giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc tế thuộc Đại học Chulalongkorn tại Bangkok, quan hệ Thái - Trung hiện nay được đánh giá là sự hàn gắn của mối bang giao lâu đời giữa hai nước từ trước thế kỷ 20, lúc Thái Lan còn chưa ngả sang phương Tây.Vào mùa hè 2015, trước khi tới Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan tuyên bố đang thương thảo với Trung Quốc để mua ba tàu ngầm tấn công trị giá một tỷ euro. Dù thỏa thuận này không được cụ thể hóa do những quan ngại từ phía Mỹ, nó cho thấy sự cạnh tranh ảnh hưởng với Thái Lan ngày càng gay gắt giữa hai cường quốc. Trong
lĩnh vực kinh tế, sự năng động của cộng đồng người Hoa ở Thái Lan với nhiều doanh nhân thành đạt và có vị trí trong xã hội sở tại cũng giúp tạo nên mối liên kết thương mại giữa Bangkok và Bắc Kinh sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa vào cuối những năm 1970. Hai bên đã đa dạng hóa lĩnh vực thương mại song phương. Trung Quốc và Thái Lan đang thảo luận để thực hiện một dự án đường sắt cao tốc tham vọng nối biên giới Lào với vịnh Thái Lan trị giá 11,8 tỷ USD. Trung Quốc cũng hứa hẹn sẽ mua hai triệu tấn gạo và 200.000 tấn cao su của Thái Lan trong năm nay. [81]
Thứ ba, thách thức của sự phát triển của cộng đồng chung ASEAN, nơi mà Thái Lan và Việt Nam cùng đóng các vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hợp tác ổn định và phát triển cho khu vực. Trong đó nổi bật lên là khoảng cách phát triển, sự khác biệt về hệ thống chính trị của mỗi quốc gia thành viên. Mức độ phát triển khác nhau giữa các quốc gia ASEAN gây khó khăn cho các nước khi làm việc cùng nhau và gắn bó khăng khít trên quy mô lớn. Việc thực hiện các mục tiêu mà Cộng đồng ASEAN đề ra cũng trở nên khó khăn. Ví dụ, so với Singapore, lãnh thổ của Campuchia rộng gấp 250 lần và dân số lớn hơn khoảng 30 lần. Tuy nhiên, đời sống của người dân Campuchia kém quốc đảo sư tử nhiều lần. Theo số liệu của Numbeo - một trang web về dữ liệu uy tín hàng đầu thế giới, mức lương trung bình trong một tháng của người dân Singapore đạt khoảng 2.989 USD, trong khi con số tương tự tại Campuchia khoảng 176 USD. Khoảng cách về cơ sở hạ tầng giữa hai quốc gia cũng rất lớn. [90]
Campuchia với Thái Lan đều trải qua nhiều giai đoạn khó khăn về kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, tình hình kinh tế ở Thái Lan khả quan hơn nhiều so với nước láng giềng. Theo US-ASEAN, vùng nông thôn Campuchia gần như không có những cơ sở hạ tầng cơ bản. Phần lớn dân số là thanh niên dưới 21 tuổi, thiếu kỹ năng làm việc và học thức cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự chênh lệch về thu nhập giữa các quốc gia sẽ tạo ra dòng di chuyển lao động. Tình trạng "mất điểm trên sân nhà" có thể dễ xảy ra nếu chính phủ trong nước không kịp điều chỉnh để tạo thế cân bằng với các nước khác.
Sự khác biệt trong hệ thống chính trị giữa các nước ASEAN khiến khả năng hợp tác của họ trở nên khó khăn hơn, thậm chí có thể gây ra những xung đột giữa các quốc gia. Hệ thống chính trị ảnh hưởng lớn tới sự ổn định trong mỗi một đất nước với nhiều khía cạnh như kinh tế, an ninh, phúc lợi xã hội. Người ta có thể thấy rõ sự khác biệt trong hệ thống chính quyền ASEAN qua trường hợp của Thái Lan. Thái Lan là một chính phủ quân chủ lập hiến gồm vua, thủ tướng và hệ thống dân chủ nghị viện với nhiều đảng phái chính trị. Vua của họ là một biểu tượng của đất nước. Ông không có quyền lực trực tiếp theo Hiến pháp của Thái Lan. Trong những năm gần đây, tình hình chính trị Thái Lan là vấn đề trở ngại trong việc phát triển đất nước. Tình trạng bất ổn chính trị bắt đầu từ một cuộc đảo chính vào năm 2006, khi quân đội cáo buộc cựu Thủ tướng Thaksin tham nhũng và lạm dụng quyền lực. 8 năm sau, khi em gái ông Thaksin đang giữ chức thủ tướng Thái Lan, lịch sử lại tái diễn.
Thứ tư, thách thức sự phát triển kinh tế hai nước vào thời kỳ kinh tế thế giới ảm đạm. Từ năm ngoái đến nay, trước việc giá dầu hạ, nền kinh tế Trung Quốc liên tục giảm tốc độ tăng trưởng, kinh tế Nhật Bản giậm chân tại chỗ, EU chưa vượt qua khỏi khủng hoảng nợ công, Mỹ tăng trưởng “không rõ ràng”, cùng các nền kinh tế mới nổi, như Nga, Brazil tụt hạng về kinh tế, đã xuất hiện nhiều ý kiến lo ngại về một kết cục của nền kinh tế thế giới năm 2016 tương tự như năm 2008 với sự bùng phát của cuộc đại khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng giá dầu và giá nguyên liệu đầu vào thấp đã dẫn đến sự suy thoái kinh tế của nhiều nước xuất khẩu dầu mỏ hay xuất khẩu nguyên liệu đầu vào như Nga, Venezuela, Brazil, gián tiếp tác động đến các nền kinh tế mới nổi và thậm chí làm ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. Nhiều nhận định bi quan cho rằng sự sụt giảm của giá dầu và nguyên liệu đầu vào có thể giống như vụ phá sản của ngân hàng Lehman Brother hồi năm 2008, mở đầu cho cuộc đại khủng hoảng kinh tế mà đến nay thế giới vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Cổ phiếu ngân hàng ở châu Âu và Mỹ đã sụt giảm mạnh từ đầu năm 2016 trên thị trường tài chính bởi các rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đã làm ngơ, đặc biệt là với sự mất giá dầu. Triển vọng ảm đạm tại nhiều nước tiên tiến cũng được áp lên các nền kinh tế mới nổi, sau nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ. Ví dụ, GDP Trung Quốc đã tăng chậm lại trong quý II xuống 7,5%. Tốc độ này vẫn được coi là bùng
nổ theo chuẩn mực của các nước phát triển, nhưng là thấp nhất đối với Trung Quốc trong hai thập kỷ qua.
Thứ năm, thách thức không chỉ của riêng Việt Nam và Thái Lan mà còn của toàn cầu đó chính là việc khủng hoảng tài nguyên ngày càng trầm trọng. Những xung đột thường nổ ra giữa các quốc gia thường xuất phát nhiều nhất cũng chính từ vấn đề thiếu hụt hay cạn kiệt nguồn tài nguyên trong nước. Theo Viện Nghiên cứu Hoàng gia về các vấn đề quốc tế (Anh) [103], cuộc khủng hoảng nguồn tài nguyên thiên nhiên đang trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn. Trong mười năm gần đây, tốc độ tiêu thụ nguyên liệu thô tăng nhanh và có thể nằm ngoài tầm kiểm soát trong vài thập kỷ tới. Năm 2030, nhu cầu đối với các mặt hàng cơ bản như chất đốt, thép và đồng của thế giới dự báo sẽ tăng lần lượt 44%, 90% và 60%. Nhu cầu năng lượng của châu Á, nơi tập trung nhiều nền kinh tế mới nổi với tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng chú ý trong những năm qua, có thể tăng khoảng 40% trong thập kỷ này. Trong khi đó, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên cảnh báo, với tốc độ khai thác tài nguyên hiện nay, “phải cần thêm một Trái đất nữa mới đáp ứng nhu cầu đất cho nông nghiệp, trồng rừng và chăn nuôi”. Nhân loại đang sử dụng vượt quá 50% giới hạn nguồn tài nguyên thiên nhiên cho phép. Dự báo, đến năm 2040, các nguyên liệu cơ bản như nhiên liệu hóa thạch, thép, thực phẩm và nước sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, lượng dầu thu được từ các mỏ thông thường đang giảm với tốc độ trung bình hơn 4% mỗi năm, trong đó, mức giảm lớn nhất xảy ra tại các khu mỏ của Anh, Na Uy, Nga… Từ năm 2035, thế giới buộc phải khai thác phần lớn lượng dầu thô tại các địa điểm mới, trong khi việc tìm kiếm thêm mỏ dầu ngày càng khó khăn. Mặt khác, những nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng tài nguyên thiên nhiên vẫn chưa được giải quyết. Hiện tượng trái đất ấm lên kéo theo những tác động xấu tới vấn đề an ninh lương thực toàn cầu, là hậu quả nghiêm trọng mà thế giới phải đối mặt. Hơn nữa, bùng nổ dân số thế giới cũng là vấn đề nan giải. Hiện nay, các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Ðộ, Bra-xin… và các nước phát triển có nhu cầu nguyên liệu thô lớn nhất. Nhưng trong vòng hai đến ba thập kỷ nữa, “cơn khát tài nguyên” của các nước đang phát triển có
dân số đông và thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn ngày càng bị thu hẹp.
KẾT LUẬN
Chủ nghĩa Tự do được xây dựng trên một số cơ sở lý luận và thực tiễn. Các cơ sở này bao gồm quan niệm về mối quan hệ giữa môi trường vô chính phủ và xung đột trong QHQT, tính đa nguyên về chủ thể QHQT, bản chất của con người, chủ nghĩa duy vật kết hợp duy tâm chủ quan, quan điểm về sự vận động của thực tiễn lịch sử, quan niệm về tự do.
Chủ nghĩa tự do có hệ thống lý luận phức tạp và đa dạng hơn Chủ nghĩa hiện thực. Lý thuyết này có nhiều đóng góp vào kho tàng lý luận QHQT. Qua nghiên cứu “Quan hệ Việt Nam – Thái Lan theo góc nhìn của chủ nghĩa tự do (2006-2015)” ta có thể thấy được rõ nét vai trò của các chủ thể phi quốc gia, mối quan hệ qua lại giữa các chủ thể này làm thay đổi diện mạo của QHQT. Bên cạnh đó, sự tương tác qua lại về kinh tế, chính trị mang đến sự hòa hợp về lợi ích dẫn tới xu hướng hợp