CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.5. Phát triển sự phụ thuộc lẫn nhau
Quan điểm đề cao sự phụ thuộc lẫn nhau như cách thức ngăn chặn chiến tranh, thúc đẩy hợp tác và hội nhập còn được gọi là chủ nghĩa xuyên quốc gia. Theo quan điểm này, kinh tế thị trường phát triển sẽ đem lại sự phụ thuộc lẫn nhau. Kinh tế thị trường chỉ là phương tiện, còn sự phụ thuộc lẫn nhau là kết quả và kết quả này mới tác động mạnh mẽ đến QHQT. Sự phụ thuộc lẫn nhau đó không chỉ diễn ra giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp mà còn giữa các giới và tầng lớp xã hội khác nhau đơn giản bởi vì tất cả đều là những bộ phận trong nền kinh tế thị trường. Không những thế, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế còn ảnh hưởng sang các lĩnh vực khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau diễn ra không chỉ trong kinh tế mà còn trong cả lĩnh vực khác. Nhìn chung, sự phụ thuộc lẫn nhau tạo sự hiểu biết lẫn nhau và tạo điều kiện cho sự hợp tác. Nó tạo sự trao đổi các giá trị và thúc đẩy toàn cầu hóa để
hình thành ngày càng nhiều điểm chung, tạo tính hướng đích chung cho QHQT. Sự phụ thuộc lẫn nhau còn làm các quốc gia giảm khả năng tự kiểm soát vận mệnh của mình nên buộc chúng phải hợp tác để hạn chế các tác động tiêu cực từ điều này. Không chỉ buộc các chủ thể QHQT phải tăng cường hợp tác, sự phụ thuộc lẫn nhau còn đem lại tác dụng lớn cho hòa bình và an ninh. Nó khiến cái giá phải trả cho xung đột còn lớn hơn cho tất cả các bên khi các bên đang phụ thuộc lẫn nhau. Nó hạn chế khả năng sử dụng vũ lực trong QHQT. Nó tạo cơ sở cho việc phổ biến và thực thi hiệu quả luật pháp trong QHQT cũng như sự hình thành các thể chế hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế.
Có thể nói thay đổi lớn nhất trong nền kinh tế quốc tế trong những năm 80 và đầu 90 là việc các nước thuộc hệ thống XHCN cũ và các nước thế giới thứ ba đã thực hiện những cải cách kinh tế theo hướng thị trường. Quá trình "thị trường hoá toàn cầu" này khiến cho nền kinh tế thế giới mang tính đồng nhất hơn, với việc đa số các nước trên thế giới tiến hành thu hẹp khu vực kinh tế cộng đồng và mở rộng khu vực kinh tế tư nhân.
Các hoạt động kinh tế, các giao dịch tài chính tuy âm thầm nhưng với cường độ cao, so với các hoạt động thuần tuý chính trị và an ninh quốc tế. Song các lực lượng thị trường xuyên quốc gia với sức mạnh thể chế hoá qua các định chế kinh tế, tài chính quốc tế đã xác định luật chơi. Do vậy, các quốc gia và không quốc gia đơn lẻ nào có thể cưỡng lại được mà không phải trả một giá rất đắt. Một hệ quả của chính sách tự do hoá mới này là các nhà nước bị mất quyền chủ động trong các chính sách kinh tế vĩ mô của mình. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan, đặc biệt trong phát triển thương mại, là một ví dụ điển hình.
Việc hợp tác tự do thương mại song phương, các quốc gia trên thế giới đã có những bước tiến rất lớn thông qua việc thực hiện tiến trình xây dựng và ký kết các thỏa thuận thương mại tự do (FTA). FTA là thỏa thuận mà các bên sẽ dành cho nhau hưởng ưu đãi về mở cửa thị trường, chủ yếu là hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Một FTA được xem là đáp ứng tiêu chuẩn cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khi phần lớn thương mại giữa các bên tham gia sẽ được lưu chuyển tự do sau 10 năm kể từ khi thỏa thuận FTA có hiệu lực. Căn cứ vào các kinh nghiệm từ
quá khứ, những nguyên tố ảnh hưởng đến việc ký kết FTA có thể quy nạp thành hai loại, nhân tốt kinh tế và nhân tố phi kinh tế. Trước hết xét đến các nhân tố kinh tế, chính là chỉ đến mục tiêu gia tăng đầu tư lẫn nhau giữa các quốc gia trong khu vực cùng kí kết, đồng thời cũng gia tăng các khoản đầu tư từ bên ngoài vào khu vực, giúp đỡ việc mang lại các hiệu quả sáng lập kinh tế nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng xấu của việc chuyển dời thương mại. Đối với yếu tố phi kinh tế, việc gia nhập vào các FTA giúp cho các thành viên tạo được liên kết về mặt chính trị và còn giúp gia tăng ảnh hưởng đến các quyết sách liên quan của các quốc gia thành viên. Đương nhiên ngoài các yêu cầu trên, việc kí kết FTA còn giúp cho các quốc gia thành viên trong khu vực mậu dịch chung tích hợp được các lợi ích chính trị với nhau.
FTA hình thành và phát triển mạnh ở hầu khắp các khu vực trên thế giới. Từ những năm đầu của thập niên 1990, song song với quá trình toàn cầu hoá, chủ nghĩa khu vực (regionalism) đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và về chất. Trước đó, chủ nghĩa khu vực thường mang hình thái khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area) nhưng kể từ thập niên 1990, hình thái FTA (Free Trade Agreement) song phương hoặc nhiều bên trở nên phổ biến hơn, với phạm vi hợp tác rộng hơn, không chỉ giới hạn trong việc thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn cả xúc tiến và tự do hoá đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựng năng lực và nhiều nội dung mới khác như lao động, môi trường. Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, FTA đang là trào lưu phát triển mà các quốc gia không thể đứng ngoài cuộc, đặc biệt là sau thất bại của vòng đàm phán Đô-ha năm 2000, số lượng FTA trên toàn cầu đã tăng từ 16 (cuối năm 1989) lên 171 (năm 2009). Tại khu vực châu Á, FTA chiếm tỷ lệ lớn trong các hoạt động thương mại của khu vực này. Trong đó, FTA ở khu vực Đông Nam Á chiếm số lượng nhiều nhất với 86 FTA thực hiện tính đến năm 2008.
Các FTA ngày càng phát triển theo chiều sâu. Cùng với các mục tiêu truyền thống là dỡ bỏ các rào cản, nhiều thỏa thuận thương mại đang hướng đến tự do hóa dịch vụ thương mại, đầu tư nước ngoài cũng như đơn giản hoát các thủ tục giải quyết các tranh chấp thương mại.
Bên cạnh đó, các FTA có xu hướng chuyển sang hình thức các hiệp định song phương. Khi vòng đàm phán Đô-ha bị đình trệ, số lượng các FTA song phương và khu vực được ký kết tăng lên đáng kể. Theo WTO, tính đến tháng 3/2010, đã có 271 hiệp định thương mại (trong đó bao gồm các hiệp định song phương) có hiệu lực. Các khu vực kinh doanh đang dần coi FTA song phương như là phương tiện hiệu quả trong mở cửa thị trường hơn là các cuộc đàm phán đa phương. Ở châu Á, FTA song phương được ký kết chiếm tới 77% [110]. Cụ thể, FTA giữa khu vực ASEAN với các quốc gia châu Á như FTA ASEAN – Trung Quốc (có hiệu lực từ năm 2004), FTA ASEAN – Hàn Quốc (có hiệu lực từ năm 2007), FTA ASEAN- Nhật Bản (có hiệu lực từ năm 2008), FTA ASEAN – Australia/New Zealand (được ký năm 2009).
Tính đến năm 2015, Việt Nam đã cùng Thái Lan tham gia chung 6 FTA khu vực gồm có: ASEAN-AEC, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN – Australia/New Zealand và ASEAN - Ấn Độ. Bên cạnh đó còn có 2 FTA đang trong quá trình đàm phán là ASEAN+6 – RCEP và ASEAN – Hồng Kông [85]. Mà theo đánh giá của ANZ thì Việt Nam và Thái Lan sẽ là hai quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP. [114]
Tuy nhiên, vì đều là thành viên của ASEAN nên Việt Nam và Thái Lan chủ yếu phát triển quan hệ kinh tế thương mại song phương trong quy định của ASEAN và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC Hiệp Định Về Hợp Tác Thương Mại, Kinh Tế Và Kỹ Thuật Giữa Chính Phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Chính Phủ Vương Quốc Thái Lan được ký năm 1978, và Nghị Định Thư Sửa Đổi Hiệp Định Hợp Tác Thương Mại, Kinh Tế Và Kỹ Thuật Giữa Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Vương Quốc Thái Lan được ký năm 1992. Sau đó, hiệp định giữa chính phủ hai nước về việc thành lập ủy ban hỗn hợp tác kinh tế được ký kết nhằm phát huy tối đa tiềm năng hợp tác giữa hai nước. Các hiệp định này chủ yếu giúp các doanh nghiệp hai nước tăng cường đầu tư.
Bên cạnh đó, những lợi thế giống nhau trong lĩnh vực thủy sản, nông sản, dệt may, da giày...sẽ giúp cho Việt Nam và Thái Lan cùng phát triển một cách mạnh mẽ về kinh tế không chỉ của riêng hai quốc gia mà còn của cả khu vực. Trên cơ sở đó,
sự phát triển chung về mặt lợi ích kinh tế này đã phát triển sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai quốc gia ngày càng trở nên khăng khít hơn.