CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.3. Cơ hội phát triển mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan
Những người theo chủ nghĩa tự do luôn đề cao xu thế hợp tác và hội nhập quốc tế. Trong đó quan trọng nhất vẫn đến từ sự hòa hợp lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị giữa các quốc gia với nhau. Năm 2016 Việt Nam và Thái Lan đang tích cực chuẩn bị cho hoạt động kỷ niệm 40 năm ngoại giao giữa hai nước. Đây cũng là dấu mốc cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong quan hệ ngoại giao hai nước trong tương lai. Ngoài ra các cơ hội để thúc đẩy mối quan hệ này cũng đang ngày càng đa dạng.
Trên lĩnh vực kinh tế, thương mại hai nước tăng trưởng 10-13% một năm. Thái Lan đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu trong số các nước ASEAN tại Việt Nam. Hiện nay, các dự án đầu tư của Thái Lan có mặt ở 30 tỉnh tại Việt Nam. Hai bên đang thúc đẩy các dự án lớn ở Bình Định, Quảng Ninh, Quảng Trị, Bà Rịa - Vũng Tàu. Nếu các dự án được thông qua, Thái Lan có thể vươn lên là nước có vốn đầu tư lớn thứ tám ở Việt Nam. Trong chuyến thăm Thái Lan của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2015, hai nước đã đưa ra mục tiêu 20 tỷ thương mại vào năm 2020; mở cơ chế tham vấn nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy đầu tư; xem xét sử dụng đồng baht Thái và đồng Việt trong giao dịch thương mại và đầu tư.
Việt Nam đã đàm phán với các đối tác xuyên Thái Bình Dương và gia nhập TPP, mở rộng mạng lưới thương mại tự do. Trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, tất
cả các thành viên phải tự do các hạn chế đầu tư để thúc đẩy đầu tư trực tiếp. Là nhà xuất khẩu chính của hai mặt hàng nông sản chính - gạo và cao su - cả hai bên sẽ hợp tác để trao đổi thông tin và bí quyết công nghệ. Tất cả những điều được tính đến, khi các cường quốc lớn tiếp tục gia tăng ảnh hưởng đối với mỗi nước, Thái Lan và Việt Nam sẽ gắn bó với nhau nhiều hơn. Ngoài ra Thái Lan và Việt Nam còn nằm trong khối Hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) được phân bố thành các hành lang gồm: Hành lang kinh tế Bắc – Nam (gồm Trung Quốc, Lào, Mianma, Thái Lan và Việt Nam), Hành lang kinh tế Đông – Tây (gồm Lào, Mianma, Thái Lan và Việt Nam), Hành lang kinh tế phía Nam (Thái Lan, Cămpuchia và Việt Nam). Trong khuôn khổ các hành lang kinh tế, điều kiện cơ sở vật chất về giao thông giữa các nước tham gia đều được cải thiện, hình thành những trục giao thông đạt tiêu chuẩn quốc tế trong khu vực. Việc hoàn thiện tuyến đường bộ xuyên Á nối liền các nước trong khu vực này, góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư qua biên giới giữa các nước. Đặc biệt là Liên doanh hàng không Thai-Vietjet đã chính thức được thành lập tại Thái Lan.Thai-Vietjet đi vào khai thác các chuyến bay thường lệ nội địa và quốc tế đến/đi từ Thái Lan vào tháng 9-2015, con đường trao đổi, hợp tác kinh tế chung của hai quốc gia sẽ trở nên nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó việc ra đời của cộng đồng AEC sẽ tạo dựng được một khối cộng đồng chung thịnh vượng, ổn định, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển tự do, vốn được lưu chuyển thông thoáng hơn, kinh tế phát triển đồng đều, giảm đói, nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch kinh tế - xã hội giữa các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).AEC được kỳ vọng sẽ là môi trường tương tác giúp kinh tế các nước thành viên tăng trưởng nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Ước tính, những tiêu chuẩn được thực thi đầy đủ dựa trên các điều khoản của AEC sẽ đưa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN tăng 7% vào năm 2025.
Tiếp đến là hợp tác trong lĩnh vực du lịch, lượng du khách Việt Nam sang Thái Lan sẽ còn tăng trong các năm tới, và với những thành công của mình ngành du lịch Thái Lan sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều bài học giá trị, đặc biệt là khi du lịch Việt Nam đang tiến lên thời kỳ hội nhập và phát triển. Theo nghiên cứu của Tổng cục Du lịch: ASEAN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với du lịch Việt Nam. Với dân số hơn 500 triệu dân, các thị trường nguồn du lịch thuộc khu vực ASEAN đóng góp khoảng 20% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Một số nước ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaysia vừa là thị trường nguồn, vừa là cửa ngõ quan trọng đưa khách du lịch quốc tế. Quá trình hợp tác đã góp phần nâng cao uy tín của du lịch Việt Nam trong khu vực; tiếp cận nhiều thông tin và bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch, hỗ trợ tích cực của các nước có ngành du lịch phát triển hơn như Thái Lan, Malaysia, Singapore...Hội nhập ASEAN đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện yêu cầu “gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới” như Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra.
Về nông nghiệp, với thành công của cuộc họp lần thứ 5 Nhóm Công tác chung về hợp tác nông nghiệp trong khuôn khổ Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã của Vương quốc Thái Lan và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đã và sẽ mở ra những điều kiện phát triển mới cho nền nông nghiệp của hai nước trong đó có việc Thái Lan hoan nghênh Việt Nam tham gia Hội đồng cao su quốc tế ba bên, cùng phối hợp về công nghệ sau thu hoạch, cải thiện chất lượng và nâng cao giá trị của các sản phẩm nông nghiệp; trong đó có gạo và cao su.Hợp tác về an toàn chất lượng và kiểm soát an toàn đối với sản phẩm cá và thủy sản. Trong tương lai ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ và uy tín hơn nữa với những hợp tác có giá trị bền vững này.
Trên lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2014-2018 sẽ góp phần nâng cao chất lượng của các cơ chế hợp tác của hai nước. Những năm gần đây thường xuyên tổ chức các chuyến thăm giữa lãnh đạo cấp cao, thể hiện sự tin cậy chính trị giữa hai
bên vào thời điểm hiện tại và tương lai. Những ủy ban chung được thành lập trong tương lai như Ủy ban chung Việt Nam - Thái Lan về An ninh giữa Bộ Quốc phòng Thái Lan và Bộ Quốc phòng Việt Nam, hợp tác pháp lý và tư pháp giữa hai Bộ Tư pháp hay tổ chức đối thoại an ninh thường niên giữa Bộ Công an của Việt Nam và Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan. Điều này sẽ mang đến sự đảm bảo về an ninh tập thể của hai quốc gia trong tương lai.
Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới khẳng định mối quan hệ hai nước không thay đổi mặc dù chính quyền quân sự cầm quyền ở Thái Lan. Đây là tín hiệu đáng mừng, góp phần thắt chặt tình cảm hai nước láng giềng.
Cả Thái Lan và Việt Nam đã, đang và sẽ di chuyển gần nhau hơn. Mục đích để xây dựng quan hệ song phương cũng như quan hệ trong tiểu vùng sông Mekong mạnh mẽ hơn, cho dù động thái như vậy có liên quan đến bảo vệ môi trường, chia sẻ tài nguyên, kết nối và an ninh. Cả hai nước đều đồng ý với nhau rằng khu vực hạ lưu ven sông Cửu Long gắn kết hơn có thể ngăn chặn sự can thiệp của các cường quốc lớn.
Tình hình Biển Đông cũng như các vấn đề khủng hoảng về chính trị, khủng bố trên thế giới vẫn sẽ là những đề tài nóng trong thời gian tới. Trách nhiệm của Thái Lan cùng Việt Nam trong tương lai đòi hỏi cả hai nước phải tiếp tục kề vai sát cánh để giữ gìn nền hòa bình trong khu vực và thế giới.
Trong chuyến thăm Thái Lan vào tháng 7/2015 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua lời mời của Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp; tích cực thực hiện hiệu quả Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2014-2018; nâng cao chất lượng của các cơ chế hợp tác. Về hợp tác an ninh và quốc phòng, hai nước sẽ thành lập ủy ban an ninh chung, tăng cường hợp tác, phối hợp ở các cấp; thành lập cơ chế hợp tác mới như Nhóm công tác chung hợp tác trong việc chống đánh bắt cá trái phép. Hai Thủ tướng đồng ý giao cho các cơ quan chức năng liên quan lập đường dây nóng để trao đổi về vấn đề này. Sẽ có đối thoại hàng năm giữa Bộ Công an và đốit ác của bạn. Hai bên khẳng định cam kết không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng lãnh thổ của nước này để chống lại nước kia. Về các vấn đề
khu vực và quốc tế, hai nước nhất trí tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác và phối hợp tốt đẹp trên các diễn đàn đa phương như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Liên hợp quốc; ủng hộ và hỗ trợ lẫn nhau trong đàm phán và thực hiện Hiệp định Đối tác khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Về ASEAN, lãnh đạo hai nước đã trao đổi làm sao phát huy hiệu quả khi ASEAN trở thành Cộng đồng, đồng thời phát huy vai trò trung tâm của ASEAN. Hai bên cam kết ủng hộ nhau ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Thái Lan nhiệm kỳ 2017-2018, Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2021) và Thái Lan ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong hoạch định và quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước, đặc biệt của sông Mê Công và tăng cường phối hợp trong các cơ chế liên quan, trong đó có Ủy hội sông Mê Công (MRC).