CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.4. Phát triển hợp tác thay thế cho xung đột
Luận điểm này được bắt nguồn từ mong muốn hòa bình, phát huy dân chủ tự do, thúc đẩy luật pháp quốc tế và mở rộng thể chế quốc tế... Đồng thời, chủ nghĩa tự do cũng nhấn mạnh đến sự phát triển của nhận thức lý trí khiến các chủ thể ngày càng quan tâm hơn đến lợi ích tuyệt đối với cái nhìn lợi ích lâu dài. Lợi ích tuyệt đối là những gì mình mong muốn đạt được để đáp ứng nhu cầu của mình. Nó khác với lợi ích tương đối cũng là những cái đó nhưng trong sự so sánh với các quốc gia khác. Theo chủ nghĩa tự do, lợi ích tuyệt đối quan trọng hơn lợi ích tương đối. Lợi ích thu được từ hợp tác có thể không như nhau nhưng thà thu được lợi ích gì đó còn hơn là không thu được gì nếu không hợp tác, và càng có khả năng mất nhiều hơn nếu tiếp tục xung đột. Vì thế, hợp tác vẫn sẽ tiếp tục được lựa chọn thay vì xung đột hay không hợp tác. Hợp tác nhằm đạt được lợi ích tuyệt đối vì thế sẽ ngày càng tăng và tiếp tục phát triển lâu dài. Như vậy, tính toán lý trí với nhận thức lâu dài sẽ giúp các quốc gia lựa chọn hợp tác và thay thế dần cho tình trạng xung đột trong QHQT. Hay nói cách khác, các quốc gia sẽ ngày càng lựa chọn theo đuổi lợi ích tuyệt đối hơn là lợi ích tương đối. Và hợp tác như vậy sẽ giúp đem lại hòa bình.
(1) Chính trị an ninh
Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 6/8/1976. Trước khi giải quyết hòa bình xung đột Campuchia vào năm 1991, trong bối cảnh địa chính trị những năm 1980 thì Việt Nam và Thái Lan có tư tưởng đối nghịch. Sau khi quân đội Việt Nam tiến vào Campuchia lật đổ chế độ Pol Pot trong chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1979, các tàn quân Khmer Đỏ rút về các khu vực biên giới gần Thái Lan. Với sự trợ giúp từ quân đội Trung Quốc, đội quân của Pol Pot đã tái tập hợp và tổ chức lại trong các khu rừng và miền núi vùng biên giới Thái Lan-Campuchia. Trong thời gian từ 1980 tới đầu những năm 1990, lực lượng Khmer Đỏ từ bên trong trại tị nạn ở Thái Lan đã tiến hành chiến tranh du kích nhằm chống lại sự ổn định của nước Cộng hòa Nhân Dân Campuchia.
Trong các cuộc hành quân càn quét lực lượng du kích, quân đội Việt Nam đã tiến sát và thậm chí vượt qua biên giới Thái Lan để tấn công các căn cứ Khmer Đỏ. Sau khi chế độ Khmer đỏ rút khỏi Phnôm Pênh, Thái Lan không công nhận chính phủ Cộng hòa Nhân Dân Campuchia được Việt Nam hậu thuẫn và cùng với phần lớn các nước trên thế giới vẫn công nhận Khmer đỏ là đại diện hợp pháp của Campuchia.
Sự hiện diện quân sự lớn của Việt Nam ngay kề bên một Thái Lan quân chủ làm nước này hết sức lo ngại. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong và sau Chiến tranh Việt Nam cũng đã hỗ trợ một lực lượng du kích cộng sản Thái lên đến 20 nghìn người hoạt động ở vùng Đông Nam Thái Lan. Căng thẳng trên mở màn cho một chuỗi những vụ đụng độ và đối đầu lẻ tẻ, tuy chưa bao giờ được tuyên bố là một cuộc xung đột chính thức nhưng đã kéo dài cho đến khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia năm 1989.
Trong các cuộc đối đầu đó thì sự kiện Nom Mak Mun, nơi đụng độ quân đội Thái Lan trên biên giới Thái Lan-Campuchia cho là mốc thấp nhất trong quan hệ Thái Lan-Việt Nam.
Sau đó, sự căng thẳng bắt đầu giảm dưới thời chính phủ Chatichai (1988- 1991). Quan hệ Thái Lan-Việt Nam có bước chuyển tích cực hơn khi cựu ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch nói với thủ cựu Thủ tướng vào cuối năm 1988 rằng quân
đội Việt sẽ rút khỏi Campuchia. Ngay sau khi lên nắm quyền, Chatichai tuyên bố chính sách xích lại gần nhau và “biến chiến trường Đông Dương thành một thị trường” [96].
Sau 1991, khi Việt Nam gia nhập ASEAN, vào năm 1995 mối quan hệ Thái Lan-Việt Nam đã vượt qua giai đoạn "thâm hụt niềm tin" và đạt đến mức độ thoải mái để gắn bó chiến lược. Trong suốt thời gian này, Bangkok khẳng định với Hà Nội rằng sẽ không cho phép bất kỳ nhóm hoặc các nhân nào sử dụng lãnh thổ Thái Lan để làm hại Việt Nam.
Cùng với sự biến chuyển không ngừng của chính trị thế giới thì hai nước đã xích lại gần nhau và trở thành đối tác chiến lược vào tháng 6/2013. Tới thời điểm hiện nay thì hai bên đã đi lên cấp độ tiếp theo - đối tác chiến lược toàn diện (2015), bởi những lý do mang tới lợi ích chính trị, an ninh cho cả hai phía trên, cụ thể:
Đầu tiên, Thái Lan và Việt Nam cùng chia sẻ một mục tiêu chung - đó là quan hệ đối tác chiến lược của họ là vì sự thịnh vượng và hội nhập khu vực, đặc biệt là liên quan đến hai nước láng giềng chung gồm Lào và Campuchia. Bản thân giữa Thái Lan và Campuchia, Campuchia và Lào luôn có các tranh chấp liên quan tới đường biên giới của những quốc gia này; việc thông qua Việt Nam để hòa giải các mối quan hệ phức tạp này cũng đã mang đến những hiệu quả tích cực.
Thứ hai, cả hai cũng chia sẻ các đối tác lớn - Mỹ và Trung Quốc. Thái Lan là một đồng minh hiệp ước của Mỹ và cũng có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Còn Việt Nam thì lại có quan hệ Đảng rất gần gũi với Trung Quốc và mối quan hệ với Mỹ cũng đang trong giai đoạn phát triển không ngừng. Trong khu vực, sự phát triển của mối quan hệ Mỹ - Việt Nam đáng chú ý hơn là bởi nó mang bối cảnh chính trị đối kháng giữa hai nước trong quá khứ. Chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là một dấu mốc cho thấy Washington sẽ thúc đẩy mối quan hệ với Việt Nam mạnh mẽ hơn trong thời điểm hiện tại và tương lai. Trong khi đó, mối quan hệ Thái Lan -Trung Quốc có động lực riêng, đặc biệt là trong năm qua sau đảo chính tháng 5/2014. Trung Quốc đã tiếp cận Thái Lan như chưa từng có tiền lệ, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ chiến lược hai nước.
Thái Lan nhấn mạnh với Việt Nam rằng chính sách của Thái Lan đối với Trung Quốc là một chính sách độc lập, được xây dựng để đảm bảo hòa bình và ổn định khu vực. Thái Lan sẽ không kéo các nước khác vào làm những việc họ không muốn làm. Trên cơ sở đó thì Việt Nam và Thái Lan đã cùng chia sẻ đồng minh một cách hiệu quả để đảm bảo an ninh của hai nước và cả khu vực.
Thứ ba là mục đích để xây dựng quan hệ song phương cũng như quan hệ trong tiểu vùng sông Mekong mạnh mẽ hơn, cho dù động thái như vậy có liên quan đến bảo vệ môi trường, chia sẻ tài nguyên, kết nối và an ninh. Cả hai nước đều đồng ý với nhau rằng khu vực hạ lưu ven sông Cửu Long gắn kết hơn có thể ngăn chặn sự can thiệp của các cường quốc lớn.
Hai nước đã ký Hiệp định phân định ranh giới trên biển (8/1997), từ đó giải quyết dứt điểm khu vực chồng lấn, tạo môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy an ninh, hợp tác trên biển. Bà con Việt kiều tại Thái Lan cũng đã được Nhà Vua và Chính phủ Thái Lan quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để làm ăn sinh sống, hòa nhập cộng đồng. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, liên kết tại Hành lang Đông-Tây.
(2) Kinh tế
Một mâu thuẫn kinh tế rõ nhất giữa hai “cường quốc” xuất khẩu gạo Việt Nam và Thái Lan, là luôn luôn có sự cạnh tranh rất khốc liệt trên thương trường trong khu vực và thế giới.
Việt Nam hiện là nước có năng suất lúa gạo bình quân cao nhất ASEAN, đạt 862,4 kg/rai (1 rai = 1.600 m2), so với mức bình quân 680 kg/rai trên thế giới và 448 kg/rai của Thái Lan. Việt Nam thực hiện chính sách “ba giảm và ba tăng”: Giảm lượng thóc giống, phân bón và thuốc trừ sâu, và tăng sản lượng, chất lượng và lợi nhuận. Trong khi đó, Thái Lan chỉ chú ý đến việc tăng giá bảo lãnh cho nông dân. Chi phí sản xuất của Thái Lan là 4.575 bạt/rai (1 USD = trên 30 bạt Thái), so với con số 2.464 bạt/rai tại Việt Nam. Khoảng 82% diện tích trồng lúa của Việt Nam đã được thủy lợi hóa, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 24% ở nước này [102].
Ngoài ra, chính sách quản lý hoạt động buôn bán thóc gạo của Thái Lan còn thiếu sự nhất quán và hay bị các nhà chính trị can thiệp vì gạo là một mặt hàng nhạy cảm. Những thách thức khác bao gồm công tác nghiên cứu và phát triển chưa được
quan tâm đúng mức, tuổi trung bình của nông dân ngày càng già đi, hiện tượng biến đổi khí hậu, sâu bệnh và tác động của hóa chất đối với môi trường, và hệ thống thủy nông chưa hoàn thiện.
Tuy nhiên, các nhà chuyên môn cho rằng, bước đi của hạt gạo sẽ không ổn định nếu không xây dựng một kế hoạch phát triển và tạo dựng thương hiệu sản phẩm có hiệu quả trên thị trường quốc tế. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hàng năm cung cấp trên 51% sản lượng lúa và khoảng 80-90% sản lượng gạo xuất khẩu cả nước [112]. Với sản lượng lúa sản xuất lớn nhất của cả nước nên mức sống của nông dân được nâng lên trong những năm gần đây Tuy nhiên, chúng ta nhìn chung vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giá thành còn cao và giá trị gia tăng thấp. Mặc dù mỗi năm ĐBSCL sản xuất ra gần 20 triệu tấn lúa, xuất khẩu hàng triệu tấn gạo, góp phần đưa Việt Nam lên vị thế của một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Một vấn đề quan trọng được đặt ra là việc quản lý chuỗi cung ứng gạo cũng như tính toán chuỗi giá trị gạo khu vực ĐBSCL còn nhiều hạn chế, nên giá thành và chất lượng hạt gạo làm ra còn kém sức cạnh tranh, chưa có nhãn hiệu cạnh tranh cao như gạo Thái Lan.
Trong 8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu gạo cả nước đạt hơn 3,8 triệu tấn (ít hơn cùng kỳ năm ngoái 0,4 triệu tấn), đạt 1,64 tỷ USD. Không chỉ giảm về lượng mà giá xuất khẩu gạo cũng ở mức thấp. Theo Bộ NN&PTNT, giá gạo xuất khẩu bình quân trong 7 tháng đầu năm đạt 429,07 USD/tấn, giảm 5,33% so với cùng kỳ năm 2014. Về thị trường, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 35,21% thị phần trong 7 thángvới 1,33 triệu tấn, đạt 524,7 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang thị trường này có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2014 (giảm 7,2% về khối lượng và giảm 12,46% về giá trị). Các thị trường có sự giảm đột biến trong 7 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là Philippines (giảm 34,34% về khối lượng và giảm38,58% về giá trị), Singapore (giảm 40,48% về khối lượng và giảm 36,84% về giá trị), và Hồng Kông (giảm28,45% về khối lượng và giảm 34,49% về giá trị) [113].
Theo chuyên gia lúa gạo Võ Tòng Xuân thì: "Xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm vẫn còn bi đát bởi chắc chắn Thái Lan chưa thể bán hết gạo tồn kho và họ sẵn
sàng bán giá rẻ. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là Philippines, Indonesia, châu Phi. Thị trường châu Phi có nhu cầu lớn về gạo tuy nhiên họ không có tiền để mua. Thái Lan có thể sẽ “nhảy vào” thị trường này bởi nước này sẵn sàng cho châu Phi vay tiền mua gạo. Thị trường Trung Quốc chủ yếu vẫn là xuất khẩu theo đường tiểu ngạch thì vẫn có thể duy trì thị phần. Tuy nhiên, việc xuất khẩu gạo cấp cao sang thị trường này sẽ gặp trở ngại vì doanh nghiệp Việt Nam có hành vi gian dối trong buôn bán bằng cách bán gạo Nhật giả”.
Tuy cạnh tranh phức tạp như vậy nhưng để có thể thúc đẩy sự phát triển cho lĩnh vực xuất khẩu gạo, đòi hỏi hai nước cần phải có sự hợp tác tốt hơn thay vì sự cạnh tranh như hiện nay vì nhiều lợi ích:
Thứ nhất, lợi ích đầu tiên đó là tránh gặp phải tình trạng bị ép giá khi xuất khẩu. Bài học bán gạo cho Philippines năm 2015 đã nói lên vấn đề này.
Muốn bán gạo cho Philippines, các nước xuất khẩu gạo (chủ yếu là Việt Nam và Thái Lan) phải qua Philippines dự thầu. Philippines tổ chức đấu thầu nhưng đưa ra “giá trần” còn gọi là giá tham chiếu. Việt Nam và Thái Lan muốn thắng thầu, không những phải bỏ thầu giá thấp nhất mà còn phải thấp hơn giá trần mà Philippines đưa ra.
“Cả Việt Nam lẫn đối thủ chính là Thái Lan trong cuộc đấu thầu bán 250.000 tấn gạo cho Philippines đều bỏ giá cao trong buổi mở thầu trong khi Philippines đưa ra giá mua khá thấp, chỉ 340 đô la Mỹ mỗi tấn gạo trắng hạt dài loại 25% tấm.” [74]
Trong đợt đấu thầu 100.000 tấn gạo ngày 16/6/2015, Việt Nam bỏ thầu thấp nhất là 416 đô la Mỹ/ tấn nhưng vẫn trượt thầu vì giá trần Philippines đưa ra chỉ có 408,14 đô la Mỹ/ tấn. Nếu các nước đấu thầu bỏ thầu cao hơn giá trần, Philippines sẽ loại tất cả, sau đó tổ chức đấu thầu lại, hoặc bàn riêng với từng nước, nước nào đồng ý giảm giá bằng hoặc dưới giá trần thì trúng thầu.
“Việt Nam đã có được hợp đồng bán 150.000 tấn gạo cho Philippines trong phiên mở thầu hôm 5-6 sau khi đồng ý giảm giá bán theo thỏa hiệp với Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA)”. [75]
Đấu thầu, nhưng giá phải thấp hơn giá trần hay giá tham chiếu mà Cơ quan lương thực quốc gia Philippines NFA đưa ra có nghĩa là Philippines luôn nắm quyền ấn định giá gạo.
Khi Philippines ấn định giá gạo, Việt Nam và Thái Lan phải cạnh tranh hạ giá gạo theo ý của Philippines, thực tế nhiều năm nay là giá gạo 25% tấm luôn bị khống chế xoay quanh mức 340 đô la Mỹ/ tấn. Nên biết, đây là mức giá sát với giá thành sản xuất lúa gạo. Mỗi năm, Philippines mua khoảng 1,8 triệu tấn gạo, chiếm khoảng 10% lượng gạo xuất khẩu của hai nước Việt Nam và Thái Lan. Nếu không bán cho Philippines, chia điều ra mỗi năm Việt Nam và Thái Lan tồn kho thêm khoảng gần 1 triệu tấn gạo mỗi nước, điều này không có gì lớn. Việt Nam và Thái Lan bán cho Philippines 1,8 triệu tấn gạo mỗi năm nhưng để cho Philippines ép giá gạo, rồi các nước nhập khẩu dùng giá này để đàm phán mua gạo, tức là Việt Nam và Thái Lan sẽ phải bán gạo giá thấp cho cả 18 triệu tấn gạo, ở mức giá 340 đô la Mỹ/ tấn cho loại gạo 25% tấm. [84]
Thứ hai, Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia chiếm đến khoảng trên 50% thị trường gạo thế giới, cho nên nếu hợp tác, Việt Nam và Thái Lan không những có thể lấy lại quyền ấn định giá gạo từ Phillippines, mà còn có thể nắm quyền ấn định giá gạo thế giới. Ngoài ra sẽ giảm bớt được sự cạnh tranh giá cả từ phía các đối thủ mới nổi như Myanmar.
Thứ ba, cả Việt Nam và Thái Lan đều là những đất nước thiên về nông nghiệp, quyền lợi của người nông dân gắn liền với lợi ích kinh tế đất nước; việc hợp tác xuất khẩu gạo, tránh được trạng thái tồn đọng và thua lỗ là giải pháp duy nhất của nền sản xuất lúa gạo của Việt Nam và Thái Lan, và đó cũng là cách duy nhất để bảo vệ quyền lợi của nông dân hai nước Việt Nam và Thái Lan.
(3) Văn hóa xã hội
Cả Việt Nam và Thái Lan đều có một nền văn hóa lâu đời và giá trị, giá trị văn hóa này cũng mang tới cho hai quốc gia nhiều điều kiện để phát triển trên các lĩnh vực, như du lịch, quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới...
Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một