CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.3. Sự tham gia của các chủ thể phi quốc gia
Chủ nghĩa tự do cho rằng trong QHQT, bên cạnh quốc gia còn các chủ thể phi quốc gia như tổ chức quốc tế, công ty xuyên quốc gia...Một số nhà chủ nghĩa tự do còn đi xa hơn khi coi các tổ chức tôn giáo quốc tế, nhóm sắc tộc ly khai, tổ chức khủng bố quốc tế...cũng là chủ thể phi quốc gia. Các chủ thể phi quốc gia đang tham gia ngày càng nhiều vào QHQT với vai trò ngày càng tăng. Và điều này đang làm QHQT thay đổi theo ít nhất ba cách. Thứ nhất, sự tham gia vào QHQT của các chủ thể này khiến cho QHQT trở thành sự đan xen lợi ích giữa nhiều chủ thể khác nhau chứ không còn bị chi phối chỉ bởi mỗi lợi ích và toan tính của quốc gia. Sự tồn tại của các chủ thể phi quốc gia khiến quốc gia không còn một mình tự tung tự tác trong QHQT như trước kia nữa. Thứ hai, các chủ thể phi quốc gia có lợi ích và quan niệm không giống với lợi ích quốc gia. Chúng chủ yếu theo đuổi hòa bình và hợp tác nên QHQT không còn chỉ mỗi xung đột như quan niệm của chủ nghĩa hiện thực. Thứ ba, không những thế, bản thân quốc gia cũng buộc phải thay đổi bởi sự tồn tại của chủ thể phi quốc gia. Các chủ thể này không chỉ kết hợp, bổ sung mà còn tác
động tới quốc gia, thậm chí trong nhiều trường hợp còn thay thế quốc gia. Điều này làm giảm vai trò và tính tự trị của quốc gia trong QHQT cũng như làm xói mòn chủ quyền quốc gia. Và tất nhiên, khi chủ thể thay đổi, QHQT cũng sẽ thay đổi theo.
Một vài chủ thể phi quốc gia có tác động mạnh trong mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan như:
(1) Tổ chức quốc tế
Các tổ chức mà Việt Nam và Thái Lan đều đã là thành viên như Quỹ tiền tệ quốc tế (The International Monetary Fund, IMF); Ngân hàng thế giới (The World Bank, WB); Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)…
- ASEAN: ASEAN luôn tuân theo các nguyên tắc chính như [89]: Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc; Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thân thiện, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó còn tồn tại một số các nguyên tắc không thành văn, không chính thức song các nước đều hiểu và tôn trọng áp dụng, đó là nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau qua báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội.
Dưới những nguyên tắc chung như vậy thì giữa Thái Lan với các nước thành viên khác của ASEAN đã bước vào giai đoạn phát triển toàn diện (kể cả với những nước thành viên mới là Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam). Thái Lan đã cùng với những nước thành viên của ASEAN cam kết thúc đẩy tiến trình hợp tác trong khuôn khổ hợp tác vì sự đoàn kết ASEAN (Initiative for ASEAN Integration: IAI). Với tiến trình này, các thành viên cũ của ASEAN sẽ cùng nhau thực hiện các dự án giúp đỡ và hỗ trợ các thành viên mới là Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam để các nước này có khả năng phát triển ngang tầm với các nước thành viên cũ nhằm thu hẹp khoảng cách và sự chênh lệch kinh tế giữa các nước thành viên cũ và mới để hướng tới mục tiêu vì sự đoàn kết trong tương lai.
Và cũng kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 đến nay, quan hệ giữa hai nước thành viên ASEAN có chung lợi ích cả chiều rộng và chiều sâu này đã có những bước phát triển nhảy vọt. Hai bên thường xuyên tiến hành trao đổi tiếp xúc cấp cao và các cấp. Năm 2004, hai nước đã tiến hành cuộc họp Chính phủ chung lần thứ nhất. Đây là cơ chế hợp tác song phương tầm vĩ mô do Thủ tướng hai nước đồng chủ trì, đề ra các định hướng lớn trong quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Tháng 6-2013, nhân chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái-lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo hai nước đã quyết định nâng tầm quan hệ song phương thành đối tác chiến lược. Đây là bước tiến quan trọng, là dấu mốc lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Thái-lan, mở ra triển vọng mới góp phần thúc đẩy và phát triển mối quan hệ giữa hai nước ngày càng gắn bó và bền vững, đồng thời làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực. Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Pray-út Chan Ô-cha tháng 11-2014, hai bên đã ký Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2014 - 2018, một văn kiện quan trọng bao gồm tất cả các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước trong giai đoạn này.
- Liên Hợp Quốc: Liên Hợp Quốc được thành lập nhằm 4 mục tiêu [71]: Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết; Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo; Xây dựng Liên Hợp Quốc làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.
Việt Nam và Thái Lan cũng hợp tác với nhau khá toàn diện ở Liên Hợp Quốc. Gần nhất Việt Nam, Thái Lan đã giúp đào tạo ngoại ngữ cho lực lượng "mũ nồi xanh" cũng như sự hỗ trợ của Mỹ và một số quốc gia khác đã giúp huấn luyện quân đội Campuchia thực hiện các nhiệm vụ trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
(2) Công ty xuyên quốc gia
Công ty xuyên quốc gia [17] được nhiều người coi là một loại hình tổ chức quốc tế phi chính phủ (INGO) trong kinh tế. Giữa INGO và TNC có những đặc điểm giống nhau. Nhưng cũng có nhiều người khác tách TNC như một chủ thể phi quốc gia riêng. Sở dĩ như vậy là bởi vì TNC có những đặc điểm riêng không chỉ trong tổ chức, hoạt động mà cả trong tác động của nó tới QHQT. Các TNC hoạt động tương đối độc lập với quốc gia do chúng có sự chủ động về tổ chức, tài lực và nhân lực. Chúng hoạt động vì lợi ích của bản thân nhiều hơn là vì lợi ích quốc gia. Nhìn chung, các TNC được tự do định đoạt quy mô, đối tượng và phương án thực hiện hoạt động kinh doanh mà ít có sự can thiệp của nhà nước. Sự độc lập của TNC còn được tăng lên bởi những quy định pháp lý của nhà nước cho phép nó được quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm đối với kết. Ngày nay, các TNC đã “phủ sóng” hầu như khắp mọi quốc gia trên thế giới. Thậm chí, nhiều TNC có tầm hoạt động trên quy mô toàn cầu. kênh quan hệ, các TNC tham gia vào QHQT không chỉ qua quan hệ giữa TNC với quốc gia khác, giữa TNC với công ty khác mà còn trong nội bộ công ty qua quan hệ giữa trụ sở với các chi nhánh của mình ở nước ngoài. Về hình thức quan hệ, đó là sự phân công lao động quốc tế, đầu tư nước ngoài, thương mại xuyên quốc gia, giao dịch tài chính quốc tế, chuyển giao công nghệ, thu hút lao động nước ngoài,… Về lĩnh vực tham gia, hoạt động của TNC không chỉ diễn ra trong mọi ngành kinh tế lớn mà còn đi sâu vào các lĩnh vực chuyên môn hẹp. Bên cạnh đó, sự tham gia của TNC trong chính trị - lĩnh vực quan trọng trong QHQT - là rất đáng kể. Ngoài ra, TNC còn hiện diện khá lớn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhiều lĩnh vực khác nhau của QHQT như khoa học, văn hoá, xã hội,…. Không chỉ về bề rộng, mức độ tham gia QHQT của các TNC cũng rất sâu sắc, đặc biệt trong kinh tế. Điều này tạo khả năng cho TNC tham gia sâu hơn nữa vào đời sống kinh tế, chính trị và xã hội quốc tế.
Không ít tập đoàn lớn của Thái Lan đang có lượng tiền mặt dồi dào và muốn tìm kiếm địa chỉ đầu tư trong khu vực, khi thị trường nội địa dần chật hẹp. Sự chuyển hướng này dẫn tới các vụ M&A hay dự án FDI lớn tại Việt Nam vừa qua. Những năm gần đây, bản đồ thu hút vốn nước ngoài của Việt Nam xuất hiện nhiều
hơn những cái tên đến từ quốc gia láng giềng Thái Lan, trong cả khu vực đầu tư trực tiếp (FDI) cũng như trên thị trường mua bán – sáp nhập (M&A). Từ giữa năm 2012, Nawaplastic Industries (Saraburi), công ty chuyên sản xuất và phân phối ống nhựa của Thái Lan và có liên hệ với một đại gia khác của nước này là Tập đoàn Siam Cement (SCG - kinh doanh lĩnh vực vật liệu xây dựng) gây bất ngờ cho giới đầu tư khi hoàn tất việc nắm 22,7% cổ phần của Công ty Nhựa thiếu niên Tiền Phong (NTP) và 16,7% cổ phần của Nhựa Bình Minh (BMP). Đây là 2 công ty chiếm lĩnh thị trường ống nhựa ngoài Bắc và trong Nam. Cũng trong lĩnh vực này, Prime Group - nắm 20% thị phần gạch Việt Nam cũng bị SCG mua lại 85% cổ phần. [111]
CP Group là tập đoàn nông nghiệp lớn nhất của Thái, bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 1992. Hiện tập đoàn đã có 4 nhà máy tại Việt Nam với số vốn xây dựng hàng tỷ baht. Năm 2014, tập đoàn này có kế hoạch xây dựng thêm 6 nhà máy nữa tại Việt Nam Kinh phí xây dựng 6 nhà máy mới sẽ ít hơn 4 nhà máy trước đó do công suất nhỏ hơn. Số vốn đầu tư xây dựng sẽ được phân bổ: 37 triệu USD cho năm 2012, 60 triệu USD và 70 triệu USD cho 2 năm tiếp theo. Mục đích của công ty là xây dựng 1 nhà máy tại mỗi khu vực tại Việt Nam . Ông Sakulchai, Tổng giám đốc công ty chăn nuôi CP Việt Nam thuộc Tập đoàn CP Thái Lan nhận định điều này sẽ giúp công ty tiếp cận nguồn nguyên liệu thô cũng như các khách hàng một cách rộng rãi và hiệu quả hơn, giảm chi phí vận chuyển. Việc mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về thức ăn chăn nuôi đang tăng mạnh mẽ tại Việt Nam. Năm 2015 ước tính năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty tăng thêm 17,2%, lên 17,7 triệu tấn/năm. CP Group nhận định thị trường Việt Nam có nhiều thuận lợi về dân số trẻ và nguồn lao động rẻ hơn so với các nước thuộc Asean khác như Thái Lan, Malaysia và Singapore. Tuy nhiên, lao động có kĩ năng còn thiếu. Nhà máy Bình Dương thuộc công ty CP Việt Nam đã được mở trong năm nay và hiện đang được vận hành với công suất 60-70%, tương đương với 720.000 tấn thức ăn chăn nuôi/năm. Nhà máy tiếp theo sẽ được mở gần Hà Nội. [116]
Mặc dù là công ty sản xuất đồ hộp, xúc xích lớn nhất Thái Lan với 25 năm hoạt động nhưng S Khon Kaen chưa có nhà máy nào ở các nước khác thuộc
ASEAN. Ông Charoen Rujirasopon, Tổng giám đốc S Khon Kaen, cho biết mở rộng đầu tư ra nước ngoài là mục tiêu trọng tâm của công ty để đón cơ hội AEC và Việt Nam là nơi S Khon Kaen thực hiện kế hoạch này. Bởi Việt Nam không chỉ là nơi có nguồn nguyên liệu công ty cần mà còn là thị trường tiêu thụ tiềm năng vì các sản phẩm của công ty có khẩu vị đáp ứng nhu cầu của người Thái, người Việt và Hoa.
Công ty Royal Foods, sản xuất thực phẩm và trái cây đóng hộp hàng đầu của Thái Lan, cũng đã quyết định mở rộng đầu tư tại Việt Nam với kế hoạch xây dựng nhà máy thứ 2 trị giá 600 triệu baht (420 tỉ đồng) vào tháng 8.2012 ở Vinh, Nghệ An. Nhà máy đầu tiên của Royal Foods ở Tiền Giang (từ 2007) có công suất 200 tấn sản phẩm/ngày phục vụ thị trường miền Nam, còn nhà máy thứ 2 hoạt động vào năm 2013 có công suất 100 tấn sản phẩm/ngày sẽ nhắm vào miền Trung và miền Bắc. Royal Foods tin rằng khi AEC ra đời, các nhà máy này đã sẵn sàng và giúp công ty tiến sâu hơn vào thị trường Việt Nam.[95]
Có lẽ Berli Jucker Public Company (BJC) là một trong những công ty Thái Lan nhanh chân nhất trong việc hướng đến cơ hội từ AEC. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2012, BJC cho khai trương 2 nhà máy tại Việt Nam. Một nhà máy sản xuất chai thủy tinh dùng cho sản phẩm bia, nước giải khát, liên doanh với SABECO đã bắt đầu hoạt động hồi đầu tháng 2/2012 ở Bà Rịa - Vũng Tàu và một nhà máy lon nhôm liên doanh với một đối tác của Mỹ cũng đã bắt đầu hoạt động từ tháng 5.2012 tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore. Ông Aswin Techajareonvikul, chủ tịch BJC, nhận xét Việt Nam là thị trường rất tiềm năng trong ASEAN và những nhà máy này không chỉ là nền tảng để tăng trưởng tại thị trường Việt Nam mà còn mở rộng sang các thị trường xung quanh. Cũng theo ông Aswin, nhiều tập đoàn lớn ở Thái Lan và BJC chuẩn bị cho AEC từ chục năm nay. AEC cho phép tự do đầu tư, thương mại và lưu chuyển hàng hóa vì vậy đặt nhà máy ở Việt Nam có lợi về mặt chi phí, nhất là nhân công. Sản phẩm sản xuất từ Việt Nam sẽ được chuyển qua thị trường khác hoặc trở về Thái Lan. Không chỉ dừng lại ở đầu tư, BJC còn đẩy mạnh lĩnh vực thương mại thông qua Thai Corp (công ty con của BJC ở Việt Nam) để đưa những mặt hàng khác từ Thái Lan vào Việt Nam.
Không chỉ nổi lên với các thương vụ góp vốn, mua cổ phần theo dạng M&A, nhà đầu tư Thái Lan còn đổ hàng tỷ USD theo hình thức đầu tư trực tiếp (FDI) vào ngành năng lượng Việt Nam, vốn trước giờ là lãnh địa của các tập đoàn Nhà nước. Ví dụ: Tập đoàn dầu khí Thái Lan (PTT) đã được chấp thuận chủ trương thực hiện dự án lọc hóa dầu tại Bình Định, vốn đầu tư có thể lên tới 30 tỷ USD. Nếu được hoàn thành, đây sẽ là dự án FDI lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay. Hay mới đây, Công ty Điện lực quốc tế Thái Lan (EGATI) cũng tuyên bố xây nhà máy nhiệt điện hơn 2 tỷ USD tại Quảng Trị. [77]
Có thể thấy doanh nghiệp Thái Lan chủ yếu đầu tư vào Việt Nam các lĩnh vực sản xuất, nguyên vật liệu, năng lượng. Đây vốn là những thế mạnh của doanh nghiệp Thái Lan do đó khi mở rộng đầu tư ra nước ngoài, họ có thể dễ dàng chiếm lĩnh thị phần. Mặc dù tình hình chính trị tại Thái Lan vẫn chưa ổn định nhưng các doanh nghiệp Thái Lan vẫn đang tập trung vươn mình ra nước ngoài, đặc biệt tập trung vào thị trường Việt Nam, và theo xu hướng, các doanh nghiệp tập đoàn Thái Lan đang trở thành những tập đoàn xuyên quốc gia lớn mạnh.
Thái Lan và Việt Nam, dù hai nền chính trị khác nhau, là nước láng giềng có một số điểm chung kể cả điểm xuất phát khi phát triển kinh tế, nhưng cuộc chạy đua trong phát triển kinh tế căn cứ vào tiềm lực và khả năng lãnh đạo quốc gia của mỗi nước. Tuy nhiên, với tư tưởng của chủ nghĩa tự do, các tập đoàn doanh nghiệp Thái Lan tận dụng cơ hội hiệp định phát triển kinh tế giữa hai bên, đặc biệt những lợi ích mà cộng đồng kinh tế ASEAN mang lại đẩy mạnh đầy tư vào thị trường Việt Nam. Hiện nay, việc đầu tư ồ ạt vào thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp xuyên quốc gia Thái Lan đã mang lại hiệu quả rất lớn cho quan hệ song phương giữa hai