CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.2. Điểm yếu trong việc phát triển mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan
Theo chủ nghĩa tự do thì không phải lúc nào hai quốc gia cũng có thể hợp tác hòa bình với nhau. Bởi những vấn đề sau:
(1) Yếu tố đối nội: trong luận điểm của chủ nghĩa tự do có nhấn mạnh những yếu tố tác động tới chính sách đối ngoại và QHQT chính là tự do, dân chủ, nhân quyền...thông qua kênh phổ biến là công luận.
Đối với Thái Lan, mặc dù ở thời điểm này bạo loạn đã không còn diễn ra nhiều như thời kỳ trước đảo chính và dần đi vào quỹ đạo ổn định. Tuy nhiên, việc luật pháp của quốc gia này công nhận “quyền đảo chính” của quân đội, coi lực lượng này có quyền lực hơn các thể chế dân sự sẽ chưa thể đảm bảo sự ổn định và bền vững của nền dân chủ tại quốc gia này. Thậm chí, như bà Yingluck Shinawatra đã nói: “Dân chủ của Thái Lan đã chết cùng với những quy định pháp luật.” thì việc nó có tồn tại hay không đang là một câu hỏi rất khó trả lời.
Thêm nữa, là hàng loạt các xung đột phe phái, tôn giáo chưa bao giờ chấm dứt ở quốc gia này giữa phe Áo Đỏ (ủng hộ chính phủ bị lật đổ của Thủ tướng Yingluck) và phe Áo Vàng thuộc lực lượng Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD) hay Phong trào ly khai của người Hồi giáo gốc Malay ở miền Nam Thái Lan chống đối chính quyền tại Bangkok từ hơn 10 năm qua. Nếu theo đúng lộ trình của chính phủ quân sự hiện tại của Thái Lan, thì hiến pháp mới sẽ được đưa ra thảo luận vào tháng 11/2016, và sau đó sẽ bầu cử vào 2017; tiến trình này đã bị kéo lùi lại rất nhiều lần và nếu vẫn tiếp tục như vậy thì sẽ không có “dân chủ tự do” ở Thái Lan nữa.
Bên cạnh đó, dù kinh tế Thái Lan luôn tăng trưởng ổn định sau đảo chính nhưng chênh lệch rất lớn về giàu nghèo vẫn là nguồn gốc của mọi vấn đề phát sinh trong tương lai. Trong lúc các thành phố đang phát triển khá nhanh, hầu như toàn bộ các khu vực nông thôn bị bỏ rơi. Những người làm chính trị không quan tâm nhiều đến phát triển dài hạn và bền vững nhằm cải thiện cuộc sống của người dân mà chỉ nghĩ tới những lợi ích trước mắt. Không ít người đang tìm cách thu lại số tiền đã chi trong thời gian vận động tranh cử và trở nên giàu có hơn, trong khi các cử tri bỏ phiếu cho họ thì ngày càng nghèo đi. Điều này cộng với nạn tham nhũng hiện đang là gánh nặng kinh tế cho đất nước và con người Thái Lan.
Còn đối với Việt Nam, với một nền dân chủ XHCN ổn định thì những bất ổn chính trị sẽ ít có khả năng xảy ra. Tuy vậy, trong suốt chặng đường lịch sử phát triển của mình, Đảng và Nhà nước ta luôn gặp phải những sự chống phá của các thế lực thù địch, ở cả trong và ngoài nước, đây cũng là vấn đề thường xuyên được nhắc tới trong các cuộc họp đại hội Đảng.
Cũng như Thái Lan, hiện tượng chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam cũng đang rơi vào tình trạng ngày càng tăng, theo Bộ lao động – Thương binh – Xã hội thì tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vũng đồng bào dân tộc nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên 60-70%; tỷ trọng hồ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 47% tổng số hộ nghèo trong cả nước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước; khoảng cách chênh lệch giàu nghèo tăng từ 9,2 lần (năm 2010) lên khoảng 9,4-9,5 lần (năm 2012) [80]. Đáng chú ý là với một đất nước liên tục phải gánh chịu thiên tai như Việt Nam thì ranh giới giữa mức cận nghèo và nghèo là rất mong manh nên nguy cơ số hộ nghèo tăng lên rất dễ xảy ra. Đây cũng là vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đối với Nhà nước và xã hội.
(2) Lợi ích hai quốc gia: lợi ích quốc gia là đa lĩnh vực và được cấu thành từ nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Những lợi ích cũng có tính tương tác qua lại với nhau. Đòi hỏi cả hai quốc gia phải xem xét lợi ích cẩn thận trước khi quyết định hợp tác. Dù cho mối quan hệ ngoại giao đã 40 năm những trên một vài lĩnh vực, vẫn có nhiều điểm yếu đảm bảo sự hợp tác sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho cả hai.
Đầu tiên, ở lĩnh vực thương mại, đầu tư thì tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan chỉ chưa bằng một nửa so với của Thái Lan vào Việt Nam; số lượng doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào Việt Nam cũng chênh lệch hơn rất nhiều lần ở chiều ngược lại. Mặc dù nếu xét về năng xuất lao động thì Thái Lan tốt hơn Việt Nam rất nhiều, đây cũng là thách thức và khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong việc bắt kịp mức năng suất của các nước khác.Lý do chính của bất cập này, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là xuất phát điểm và quy mô nền kinh tế của Việt Nam quá nhỏ bé. Mặc dù quy mô nền kinh tế liên tục được mở rộng, GDP năm 2014 gấp 29 lần GDP năm 1990, nhưng so với một số nước trong khu vực ASEAN thì quy mô
kinh tế nước ta vẫn còn nhỏ. Tại thời điểm năm 2014, GDP của Indonesia gấp 4,8 lần GDP của Việt Nam; Thái Lan gấp 2 lần; Malaysia gấp 1,8 lần; Singapore gấp 1,7 lần và Philippines gấp 1,5 lần [79].
Tiếp đến, mặc dù mối quan hệ đã nâng tầm lên đối tác chiến lược tuy nhiên cả hai nước vẫn đang có những hướng đi riêng trên chính trường quốc tế; như việc Thái Lan cùng chính sách ngoại giao mềm mỏng của mình đang dần xoay trục sang phía Trung Quốc để thay thế cho Mỹ. Còn quan điểm của Việt Nam thì xác định thiết lập mối quan hệ hòa bình, bền vững với tất cả các nước trên thế giới, không có sự chú trọng hay phân biệt nhất định nào. Cũng do vậy cho nên khi xảy ra tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc thì mối quan hệ đối tác chiến lược này cũng không mang lại được nhiều ý nghĩa, bởi nó còn liên quan tới lợi ích riêng của hai bên.