QUY MÔ HỢP TÁC TẠI CÁC ĐIỂM DI SẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 63 - 66)

DI SẢN ĐƯỢC BẢO VỆ NGHIÊM NGẶT DI SẢN ĐƯỢC SỬ DỤNG HỖN HỢP Cấp địa phương/vùng Loại A  Thường là các hợp tác chính thức, ngang bằng bằng  Coi trọng cách tiếp cận nền tàng  Hợp tác ở cấp độ cao, liên quan đến cả khu vực nhà nước và cá nhân

Loại B

Hợp tác chính thức và không chính thức, thường không ngang bằng

Hướng tiếp cận theo các hãng (trung gian) Giới hạn về cấp độ hợp tác, chủ yếu là hợp tác giữa các tổ chức chính phủ Cấp liên quốc gia/quốc tế Loại C  Thường là các hợp tác không chính thức, không ngang bằng  Phương thức tiếp cận nền tảng và tiếp cận của các tổ chức địa phương  Giới hạn về cấp độ hợp tác: Loại D  Chủ yếu hợp tác không chính thức  Phương thức tiếp cận theo các tổ chức địa phương  Giới hạn về cấp độ hợp

chủ yếu giữa chính phủ các nước với các hãng, tổ chức có trách nhiệm bảo tồn

cùng có lợi, hoặc hợp tác dựa trên sự uỷ thác

Nguồn: Theo Boyd và Timonthy (2001)[22,139]

Như vậy, hợp tác và liên kết là hết sức cần thiết, nhất là tại các điểm di sản thế giới-nơi các nhà quản lý luôn phải đối mặt với hai thách thức lớn là: bảo vệ, phát triển điểm di sản và đảm bảo sự cân bằng cho không gian làm việc xung quanh điểm di sản. Hơn nữa, tại những nơi di sản nằm gần ranh giới giữa các vùng, các quốc gia thì liên kết, hợp tác là điều mong đợi của các bên nhằm mục đích bảo tồn, tiếp thị và phát triển cơ sở hạ tầng du lịch chung cho điểm di sản. Hợp tác sẽ làm giảm được tình trạng lạm dụng tài nguyên của các bên, hạn chế các tác động xấu đến môi trường sinh thái và chất lượng di sản.

2.3.2. Giá trị kinh tế liên quan đến di sản

Bất cứ một phân tích về khía cạnh kinh tế của di sản cũng gặp phải nghịch lý: sự mâu thuẫn giữa vai trò kinh tế của di sản và chức năng của di sản. Mục tiêu kinh tế chỉ là mục tiêu thứ yếu khi một di sản được tạo thành,

nhưng hiện nay nó lại được mang vai trò quan trọng hàng đầu. Thứ nhất, giá

trị của di sản phức tạp và khó tính hơn so với hàng hoá và dịch vụ kinh tế

khác (về mặt định nghĩa và tính toán). Thứ hai, giá trị và giá cả là hai yếu tố

cơ bản cho sự tồn tại, vận hành của một thị trường. Đối với di sản, chúng ta

gặp nhiều khó khăn trong xác định và can thiệp vào thị trường. Thứ ba, quá

trình sản xuất không thể hiện rõ ràng. Nguồn tài nguyên được sử dụng tạo ra sản phẩm lại tồn tại và được sở hữu bởi nhiều cá nhân và dưới nhiều dạng khác nhau. Chúng ta không có cảm giác tồn tại một hệ vận hành có chủ ý từ việc sử dụng tài nguyên cho quá trình sản xuất, cho đến việc bán và tiêu thụ

sản phẩm. Cuối cùng, quá trình tiêu thụ sản phẩm theo nhiều hướng khác nhau, phần lớn gắn liền với kinh nghiệm của cá nhân khách hàng. Do đó, giá trị di sản được cảm nhận không giống nhau dưới con mắt từng người.

Mặt khác, giá trị của di sản được cung cấp bởi dịch vụ thuyết minh. Dịch vụ này đóng góp rất lớn về mặt giải trí, giáo dục đối với du khách. Chi phí để trả cho dịch vụ này không hề rẻ. Theo điều tra của Fowler [22,140]

năm 1992 thì chi phí để có được quyền sử dụng một toà nhà lịch sử khoảng trên 5 triệu bảng Anh, trong khi đó chi phí dành cho bảo quản, lắp đặt các thiết bị cần thiết (nhà vệ sinh..) và cho thiết lập, vận hành một chương trình thuyết minh, giới thiệu ít nhất cũng phải gấp hai lần. Và hầu hết các di sản đều nhận được nguồn tài chính từ chính phủ để chi trả cho việc vận hành và tồn tại. Năm 1995, các điểm di sản của Anh thu được 17 triệu bảng, nhưng chi phí 61 triệu bảng cho công tác bảo tồn. Nhưng khoảng 20 năm gần đây, không chỉ riêng Anh mà trên khắp thế giới, chính phủ dần đã cắt giảm các khoản tài chính liên quan đến di sản. Trong khi đó, các nhà quản lý di sản vẫn cần hàng triệu đô la để “cứu trợ” các di sản. Và trách nhiệm tài chính đặt chính trên đôi vai của họ. Họ đã cố gắng tìm ra nhiều phương cách để tăng nguồn thu. Đây không còn là điều mới mẻ đối với các di sản sở hữu bởi tư nhân, nhưng là một viễn cảnh không lấy gì làm dễ chịu đối với khu vực quản lý nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận. Từ đó, việc tìm kiếm nguồn tài chính để duy trì các điểm di sản thu hút mối quan tâm trên cả phạm vi nhà nước cũng như tư nhân. Ngoài nguồn đầu tư từ chính phủ, các nhà tài trợ, thì còn nguồn thu đáng kể từ việc bán vé vào cửa tại các điểm di sản. Sự thay đổi này không hề ngăn cản du khách đến thăm các điểm di sản. Thậm chí, du khách còn mong muốn được trả tiền nhiều hơn để đến thăm các điểm di sản lớn nổi tiếng hơn là đến thăm nhiều các di sản bình thường.

Xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm nguồn tài chính để tổ chức, vận hành di sản, các nhà quản lý đã không ngừng đưa ra hàng loạt các dịch vụ nhằm giữ chân họ lâu hơn và khiến họ chi tiêu nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)